11. Sự
Liên Hệ giữa Khoa Học và Thiền.
Khoa
học đã chứng minh là tất cả vũ trụ chỉ là những nguyên tử (atoms), trong đó gồm
có electron, proton, neutron (Điên âm, điện dương, điện trung hoà). Vật chất và
năng lượng đươc chuyển hoá trong công thức E=mc2. Có nghĩa là chúng ta
không ai ra ngoại lệ, chỉ là năng lượng dưới dạng atom. Thấy bề ngoài thì đẹp
gái, đẹp trai, nhưng chỉ là vibration (sự rung động của vật chất). Năng lượng
này luôn rung động, dynamically changing. và gây ra rung động vibration. Cơ thể
chúng ta cũng thế. Chỉ vì mắt chúng ta bị giới hạn bởi khả năng nhận biết vì
tần sóng gamma.
Đức
Phật có dạy: Mỗi sát na chúng ta có 80,000 tâm sinh diệt, như một vị thiên sứ
búng ngón tay. Mỗi giây có 1 triệu sát na (Kapsna). Như vậy mỗi ngày chúng ta
thu nhận cả tỷ tỷ thông tin được lưu trữ trong ký ức (tâm). Thế mà chúng ta
không hề biết. Tại sao thế ?
Người
sống trong hoàn cảnh nào bị 6 trần ảnh hưởng trên 6 căn, sinh ra thói quen.
Những cái thích, cái ghét với đối tượng đều ghi vào tiềm thức. Nhất là tham ái
dục. Mỗi sát na đều khởi tâm thì giống như thêm củi vào lò lửa. Đương nhiên là
lửa cháy mãi. Khi chúng ta gần chết thì cái tâm tử mạnh nhất này trồi lên làm
tâm sinh cho kiếp kế tục...
Người
ưa nói chỉ trích người khác trở thành thói quen làm hoen ố tư cách cao thượng
của chính mình. Lâu ngày như miếng giẻ bị nhuốm dơ nhiều rất khó giặt sach.
Nhất là tham ái dục. Thói quen này khó bỏ. Không xúc chạm thì sanh ra Tưởng.
Càng tạo ra nhiều vibrations........ và ký ức càng chứa nhiều loại này thì sẽ
đưa đến hành loạn (loạn dâm, ức dâm, hiếp dâm). Khi chết thì người ưa nói sai
có thể bị cái tâm tử mạnh nhất ấy mà biến thành con chó kiếp sau (sủa nhiều).
Người tham ái dục nhiều thì kiếp sau có thể thành con dê. Tất cả đều do sự huân
tập kiếp này mà ra. Nhân quả rõ ràng. Bạn có tin Phật, Chúa, Allah hay không
thì luật nhân quả là luật của vũ trụ. Có Nhân thì có Quả. Sớm muộn chỉ là thời
gian. Cây chuối 6 tháng , cây sầu riêng 3 năm..
Nào bây
giờ các bạn đã hiểu phần nào về sự hiện diện của bạn trên trái đất này chưa ?
Tại sao bạn là cái bạn đang là và không giống một ai trên hành tinh này. Hai
đứa con song sinh cũng không giống nhau.
Chúng
ta sẽ cùng nhau chuyển hoá những cái đã không tốt đó cho tốt hơn bằng Thiền
Quán nhé.
12. Quán Cảm Thọ là quán như thế nào ?
Khởi đầu, chúng ta hãy thử tìm hiểu về
ngũ uẩn (five aggregates). Chúng thực ra chỉ có hai cái. Nhóm một là Sắc Uẩn
(rupakkhandha) và nhóm hai gồm 4 cái kia là Danh Uẩn (hay còn gọi là Tâm). Vì mục
đích dễ hiểu cho pháp hành nên chúng tôi chỉ nói vắn tắt theo ngôn từ bình thường.
Thông thường theo truyền thống Phật học thì Sannakkhandha (aggregate of
perception) như là âm thanh, hình thái, mùi, vị, xúc chạm và ý tưởng - Tưởng Uẩn. Sankharakkhandha (aggregate of mental
formation) như là hành ý, tác ý, Hành Uẩn. Vinnaakkhandara (aggregates of
consciousness) như là THỨC uẩn, ghi nhận. Vedanakkhandara (aggregate of
sensations) như là Thọ Uẩn.
THỌ uẩn có 3 loại. Chỉ có một trong ba
loại này hiện diện vào một lúc thời gian mà thôi. Khi một loại có mặt thì hai
loại kia không có mặt. Loại thứ nhất là Sukha Vedana (Pleasant Feelings) thọ lạc.
Loại thứ hai là Dukkha Vedana (Unpleasant Feelings) thọ khổ. Loại thứ ba là
Upekkha vedana (indifferent feelings, neither pleasant, nor unpleasant) trung
tính, không khổ không lạc.
Khi Bạn chú tâm vào đề mục như là phồng
xẹp hay hơi thở ra vào ngay đầu chót mũi bằng 3 yếu tố: saddha (tự tin không thối
chuyển confidence), viriya (nỗ lực efort) và sati (luôn chú tâm attentiveness)
thì sau một khoảng thời gian như vậy Bạn sẽ thấy sự xuất hiện của Thọ. Cái Thọ
này sinh ra do sự tương tác của Tứ Đại (four Dhatus) khi một trong bốn cái này
trở thành yếu tố tác độ mạnh nhất hơn cả 3 cái kia. Pathavi Dhatu, Apo Dhatu,
Tejo Dhatu, và Vayo Dhatu. Cái Đại nào xuất hiện lúc đầu khi Thiền Tuệ sẽ là
cái dẫn Bạn đến gặp cái chết.
Khi Thọ xuất hiện, dù Bạn đang giữ chú
tâm vào hơi thở ra vào, cái Tâm của Bạn sẽ nhảy nhót từ cái nhận biết của hơi
thở nơi chót mũi sang cái đề mục khác là sự xuất hiện của Cảm Thọ. Đó cũng là
kinh nghiệm thực hành của chúng tôi. Ban đầu, Bạn nhận biết cái Cảm Thọ rằng Bạn
đang có cái đau vì ngồi lâu. Nhưng ngay sau đó, Bạn lại nhớ đến lời Phật dạy rằng
cái Thọ đó chẳng qua chỉ là cái Thức (mental phenomena). Và cứ như thế thì Bạn
sẽ nhận thức được cái cảm thọ chỉ là tiến trình của Tâm (Thức). Thay vì quán
xét cái đau, nay ta quán xét cái tiến trình của Thọ. Tiến Trình này sanh ra rồi
diệt (cittanupassanà). Citta có nghĩa là Tâm, thức, và anupassanà có nghĩa là
liên tục quán chiếu. Sáu cái ngoại Tâm này có thể sanh diệt không theo một trật
tự nào cả. Bạn phải quán xét chúng cẩn thận trong từng sát na. Kết cục thì tiến
trình này chẳng qua chỉ là tiến trình Sanh Diệt của Thọ. Tiến trình 'đau cứng"
vì (Pathavi Dhatu) cái tứ đại chấm dứt, và tiến trình về cảm thọ của Danh (Tâm)
cũng dứt theo.
Khi tiến trình cảm thọ chấm dứt, thì
nó tự động chuyển sang quán xét của Tâm[1]
(citta satipatthana) bất đồng ý với hiện cảnh hay cảm thọ về hiện cảnh. Nhưng Tâm
sẽ theo đó mà rõ ràng trong suốt (tranquility). Bạn sẽ tác ý mong cầu tìm một
nơi nào đó không có đau đớn. Vô ích. Bạn phải đối diện với tiến độ của cái cảm
thọ đau đó. Nhưng bạn sẽ đối diện cái tiến trình của Sắc song song với sự đau
khổ này. Do nhận biết cái Tâm và sự Sanh Diệt của nó rõ ràng, Bạn đến gần cảnh
giới Niết Bàn. Lúc đó, Tâm của Bạn sẽ trong suốt, thanh tịnh và bình an. Đức Phật
dạy khi hành giả biết được cái Tâm thì họ có thể vào Niết Bàn.
Bạn thể nghiệm được cảm thọ trong khi hành
trì Thiền Tuệ. Tuệ phát sinh. Tâm tịch tĩnh. Lý do chính là Bạn đã thể nhập và
hiểu rõ bản chất sinh diệt của Danh (nama) và Sắc (rupa) . Có thể nói lúc đó Bạn
đã bước vào vòng bán kết của Tư Đà Hoàn Sotapanna. Bạn sẽ nếm cái hương vị an
vui (thọ lạc sukkha) bằng cách trừ bỏ cái Khổ Dukkha. Không thể lẫn lộn. Một
hành giả không thể thực sự thoát ra khỏi cái tứ đại nếu người đó không biết rõ
bản chất và tiến trình của Khổ và Lạc.
Có 6 loại đối tượng tác động sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp (6 sensations) thông qua XÚC để gây ra cảm thọ.
Chúng phải thông qua 5 cơ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) của thân và điều kiện
thích hợp của đối tượng (appropriate sense organs and the object influences).
Thí dụ: Mắt, cảm xúc của mắt chỉ có khi có đối tượng thấy được trong tầm mắt và
điều kiện môi trường nhìn (eyes and eye-matters). Nói nôm na là đối tượng trong
tầm ngắm và ngắm thấy được. Vedanakkhandara Thọ Uẩn phải dựa vào 4 cái để nó có
thể có hiệu ứng ghi nhận và quan sát. Sự ghi nhận này rất cực nhanh và cực ngắn.
Ngắn giống như là (i) nhận biết sự sanh - xuất hiện và (ii) nhận biết sự diệt -
biến mất. Nhưng cả 2 chúng nó đều là Hiệu Ứng ghi nhận SAU HIỆN TƯỢNG GHI NHẬN
(after-the-facts awareness) của Tâm. Do
đó rất khó mà có thể ghi nhận (observe) hiện tượng sanh ra ban đầu (initial
arising) bởi chúng không bao giờ xuất hiện cùng một lúc. Chúng ta chỉ có khả
năng ghi nhận hiện tượng bằng suy luận diễn giải, bằng sự biến mất của chúng
sau khi chúng đã biến mất.
Thí dụ: Vào ngày nóng nực, bạn đặt cái
quạt xoay vòng từ trái sang phải và ngược lại. Bạn có thể cảm nhận được làn gió
nhẹ mơn man trên da mặt của bạn, phải thế không ? Và cảm giác đó làm bạn dễ chịu
(Sukha vedana- pleasant feelings). Trước đó, bạn đã khó chịu vì cảm ứng nóng và
bạn đã không hài lòng với nó (dukkha vedana unpleasant feelings). Giữa khoảng
cách của 2 loại cảm thọ này bạn có thể có loại cảm thọ thứ 3, đó là cảm thọ trung
hoà, không khổ không lạc (uppekha vedana). Luôn luôn có MỘT loại cảm thọ hiện
diện tại một lúc thời gian, nhưng không bao giờ có cả 3. Đó chính là nguyên
nhân mà chúng ta tạm gọi là Sinh và Diệt của các pháp hiện hữu trong tâm trong
tiến trình ghi nhận và chú tâm về đối tượng của chúng ta. Tiến trình ghi nhận
này chỉ có thể xảy ra như là một sự ghi nhận một sự kiện đã xảy ra sau khi môt
cái XÚC đã xảy ra (an after the effect
awareness of initial contact). Chỉ có những bậc Thánh mới có khả năng ghi nhận
sự kiện ngay khi nó xảy ra mà thôi.
Không thể có hai sự ghi nhận của một sự
kiện cùng một điểm thời gian, cho nên không có cái gì ghi nhận về cái SINH đơn
thuần (single arising) hay DIỆT đơn thuần (single passing).
Còn 2 cái Thọ nữa bảo vệ sự sinh tồn của
Bạn, đó là Tâm Thở Ra và Tâm Thở Vào (exhalation passàso) và (inhalation assàso).
Hai cái này hoạt động ngay cả khi Bạn ngủ. Tổng cộng chúng ta có 13 cái đối tượng
ngay trongn thân mà chúng ta cần quán xét. Bạn không cần phải thắc mắc đối tượng
nào để quán sát vì có tới 13 cái đối tượng
đang luôn luôn chờ bạn. Bạn chỉ cần quán sát một trong 13 cái này mà thôi.
Trong kinh Mahà satipatthàna, đức Phật dạy về quán sát tâm (citta) và sự sanh
diệt (anupassana); cittapassanà là sự quán
sát về sự Sinh Diệt của tâm. Nó luôn luôn sinh diệt Ekodhammo; Eko có nghĩa là
sinh ra và Dhammo có nghĩa là quán sát.
Thiền quán về Cảm Thọ thực ra là sự
ghi nhận kỹ và đúng những cái cảm thọ đã biến mất (noting each of such
after-the-effect perishing /disappearing). Đây là cách dễ nhất mà các hành giả
đã thành công trong thực nghiệm. Khi Bạn hành trì liên tục không để một khoảng
trống nào thì tà kiến (sakkaàyaditthi) sẽ biến mất và chánh kiến (sammàditthi)
sẽ phát sinh.
Cuối cùng thì là gì đây các bạn ? Khi
xuất hiện tedum của chuỗi thực hành
thì hành giả sẽ không còn ghi nhận, cảm nhận cái sinh diệt ấy nữa. Đó là cái chứng
nghiệm cuối cùng (real and absolute tedum and final awareness). Không còn một cái gì để theo dõi quán chiếu nữa.
Ngài Phật Âm Buddhagosha đã gọi cái này là : ”Vẫn còn cái hình ảnh dấu vết hay
cái bóng (image) của sự đau khổ xuất hiện, nhưng những người (chủ thể) đau khổ
đã chấm dứt. Ý tuy có hành, nhưng người hành giả thì không còn tồn tại là chủ
thể nữa”. Đức Phật cũng dạy cho Ngài Bahiya như thế trong kinh pháp cú. “Trong
cái sự thấy chỉ có cái thấy, không có ông trong đó, không có ông đời này, không
có ông đời sau”. Cái sự thấy ấy chính là cái nhận biết đến cùng tận của sự nhận
biết về sanh diệt và không còn gì để nhận biết nữa. Người hành giả chứng nhận
được các khổ đau đã diệt tận vì ngay cả Sinh Diệt cũng chấm dứt. Các Pháp trở lại
tự nhiên Như Thị….
Ông Bahiya tốn 15 phút chứng A La Hán.
Ngài Anguilimalla giết 999 người mà quán như thế rồi cũng thành A La Hán. Và
còn không biết bao nhiêu câu chuyện như thế xảy ra trong kinh điển cũng như
trong hiện thực trong 50 năm qua trên trái đất nhỏ bé này.
Kinh Tứ Niệm Xứ cũng ghi rõ lời Phật dạy:
Chỉ cần 15 ngày miên mật quán chiếu như thế thì sẽ chứng vào dòng Thánh. Khổ
đau có cơ hội chấm dứt.
Những hành giả đang quán chiếu trên Cảm
Thọ sẽ được Vedana mời gọi đến nhận diện và quán xét (come and see) chúng đang
Diệt. Đó chính là nghĩa ngữ của ehipassika. Mở ra cho tất cả mọi hành giả. Hãy
đến và xem xét kỹ. Hãy tỉnh giác nhận biết và hành xử phản ứng bằng trí tuệ.
Không nên đặt Tham Ái (Tanha) hay Sân hận (Dosa) vào trong tiến trình phản ứng.
Chu trình Nhân duyên (paticcasamuppada) sẽ hoàn thiện chu trình của nó ad infinitum . Chu trình này là cuộc
sinh tử luân hồi không dứt của chính bạn – nó là tiến trính sinh diệt của chính
bạn. Nên nhớ kỹ rằng, cảm thọ vedana chỉ
có thể xuất hiện (sinh) trên cái thân của bạn. Nó là Khách. Nó đến rồi đi, sanh
rồi diệt. Thiền Tuệ để phát triển cái Tuệ của chính bạn để giúp bạn nhận ra cái
sự diệt của các cảm thọ đó mà thôi. Khi Sân Hận được dùng hay sinh ra để chế ngự,
hay đối đãi với cái cảm thọ khổ sở ban đầu thì chính cái sự Sanh Ra của sân hận
đó sẽ tạo ra một chu trình mới của Sân Hận để mời bạn tiếp tục cuộc vui không
nghỉ với chúng nó.
Trong cái chu trình không đầu mối (vô
thuỷ vô chung) này, không có cái Ngã
nào xuất hiện trong ngũ uẩn cả. Chỉ có Danh và Sắc. Thực chất chỉ là Năng Lượng
và sự rung động (energy and vibration) dưới hai dạng khác nhau và do tập quán quy
ước nên chúng ta gọi chúng với các tên gọi khác nhau.
Thọ (Vedana) không phải là một chuỗi
vô tận liên tiếp của sinh diệt của cảm thọ. Chúng chỉ là một chuỗi gián đoạn
(static) của nhiều hình ảnh sinh diệt của các cảm thọ. Khi bạn nhiệt tâm, tỉnh
giác tham gia trong sự nhận biết, quán xét các sự sinh diệt của cảm thọ thì Tuệ
phát sinh. Và hành giả thể nhập được suối dòng thác của sinh hoá (stream of
disappearance phenomena)[2] hay gọi là Bộc Lưu.
13. Tuệ Giác Diệt Cảm Thọ
Khi đối diện sự chết nếu có Tuệ thì Bạn
còn cảm thấy đau đớn, mất mát, khổ não không? Chắc chắn là Không. Chính cái Tuệ
phát sinh do sự quán chiếu sanh diệt của cảm thọ giúp bạn thẩm thấu và chứng
nghiệm sự sinh diệt. Cái Tuệ này dẫn đến sự nhàm chán thế giới hữu vi, diệt trừ
tham ái, và sụp đổ cái Ngã, tiến đến Tuệ Giác hoàn hảo, và cuối cùng là Niết
Bàn.
Ngay khi Bạn nhận biết rằng sự an lạc
chỉ xuất hiện khi không còn cảm thọ nữa, và chính sự cảm thọ đó là nguồn gốc sự thực của khổ đau (dukkha), khi
ấy, cảm thọ (vedana) chấm dứt hoàn toàn. Sự chấm dứt cảm thọ này là bước đầu nhận
biết về Niết Bàn.
Khi Cảm Thọ chấm dứt thì ngũ uẩn cũng biến
mất. Ngay đó Niết Bàn xuất hiện. Thế thì
vị hành giả có biết là chính họ đã hoàn tất việc cần phải làm chưa ? Với sự thể
nhập của Tuệ giác (magga phala) hay là con đường dẫn thẳng đến Niết Bàn và đối
diện sự chết trong sự thanh tịnh không bị ô nhiễm của thân và ý, liệu họ có mỉm
cười vui với những thành tựu đó không ? Khi bạn đã chiến thắng cảm thọ (vedana),
bạn sẽ có nụ cười trên môi khi bạn phải đối đầu với cái chết.
Bạn cần lưu ý những yếu tố quan trọng
trong sự thật về Tuệ Tri (magga sacca). Bốn yếu tố đó là:
1.
Niyyanatho: có sức mạnh dẫn đến sự thành tựu hay chấm dứt
2.
Hettutho : có thành tố của những cái nhân trong sự thành tựu A La Hán
3.
Dassanatho: có những yếu tố của sự thành tựu Tứ Thánh Đế
4.
Adhipateyyattho: có sức mạnh chiến thắng 3 loại tham ái và tự mình thành tựu đạo
nghiệp
Chỉ có Bát Thánh Đạo có bốn thành tố
trên.
Nên nhớ, có 16 thành tố của Tứ Thánh Đế
dẫn đến quả vị A La Hán. Giai đoạn 1 là
sự thành tựu Tư Đà Hoàn Sotapanna. Đây là giai đoạn đầu cần thiết để thoát ra
vòng sinh tử luân hồi. Chỉ có thể thành tựu khi Bạn đã huỷ diệt hoàn toàn 3 tà
kiến:
1. Khái niệm về
Ngã (sasata dithi)
2. Khái niệm về
Thường (linh hồn) (sassata dithi).
3. Khái niệm về
tái sinh theo sau một cái linh hồn (Uccheda dithi). (Annihilationist theory).
Phá huỷ toàn bộ tà kiến này chỉ có thể
xảy ra bằng hành trì pháp quán Nhân Duyên Sinh Diệt (Paticcasamuppada). Hãy chú
tâm vào một điểm theo dõi hơi thở vào, ra, chậm rãi, thong dong. Không để một
cái tư tưởng về Ngã xen vào tiến trình thở ra , thở vào, nhé các bạn.
Trong lúc chúng ta đang quán chiếu hơi
thở và sự sinh diệt của nó, hãy cùng nhau niệm Phật như sau nhé:
"Sự đau khổ
hiện diện nơi đây, nhưng chẳng có ai đau khổ cả.
Sự tác ý có đây,
nhưng chẳng có người nào tác ý nơi đây".
"Mere
suffering exists, but no suffer is found.
The deeds are,
but no doer is found"
Trạng thái này sẽ đạt đến nếu bạn chú
tâm vào một đề mục (one pointedness) và không còn một cái tâm nào có thể chen
vào tiến trình này được nữa. Ngay lúc hành giả tự nhiên và thong dong quán chiếu
sau khi đã huỷ diệt cái khái niệm Ngã (I-ness) đã hoành hành thống trị nơi thân
và tâm của chúng ta, thì hành giả bắt đầu nhận ra trạng thái sinh diệt tự nhiên
của pháp hay của bất cứ hành uẩn nào.
[1] . Tâm (citta) là manàyatana gồm chung
trong Ajjhattikàyanatana trong thân của
Bạn. Nó là Nội Tâm nếu nó duyên theo phần nội của thân (hadayavatthu) và nó là
Ngoại Tâm nếu nó duyên theo phần ngoại của thân (pancavatthu). Các Tâm không
sanh ra cùng một lúc mà hết cái này đến cái kia. Chỉ có một cái sinh ra vào một
lúc mà thôi.
[2] Lưu ý : (Paticca = on account of
Samuppada = conditioning). Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này diệt thì cái
kia diệt.
No comments:
Post a Comment