CÓ MẤY LOẠI VÒNG NHÂN DUYÊN PATTICA SAMUPPADA ?
Hỏi 1 : Có mấy loại vòng Nhân Duyên ?
Đáp 1: Có 5 loại vòng nhân duyên được Phật thuyết tuỳ
giai đoạn, đối tượng, và hoàn cảnh.
Theo kinh điển của hệ Pali, thì Đức Phật chỉ nói là Ngài
khám phá ra cái vòng Nhân Duyên khiến chúng sanh luân chuyển trong sanh tử ưu
bi khổ não. Bằng Tuệ Giác, Ngài khám phá "vì có sanh ra nên có già chết" và đó là định luật thiên nhiên của vũ trụ. Rồi
Ngài suy nghĩ theo một chiều khác :"vì vô minh là điều kiện, nên hành uẩn
sinh ra".
"Này chư
tỳ khưu, Tuệ Giác bằng thiền định, sâu thẳm, sáng rõ cho thấy những cái khổ đau
của chúng sanh mà từ xưa đến nay không được biết đến".
Chúng ta có thể tạm gọi là sự khám phá duy nhất về
chuỗi Nhân Duyên của khổ đau Paticca samuppada. Tóm tắt, khi có Xúc sinh ra do
Vô Minh (do Tỉnh Giác vắng mặt), thì Thức hiện hữu ngay. Đừng tưởng lầm rằng cái
Thức này hằng hiện hữu. Nó chỉ xuất hiện khi có sự Xúc Chạm của 5 căn với trần
cảnh tương ưng. Khi Thức sinh ra, nó có khả năng phân biệt Danh và Sắc; cái thể
chứa đựng khổ não. Thọ cũng sinh ra từ đó. Khái niệm (concept) Thân trở thành
hiện thực và phát sinh cái TÔI, TA (Self, I, Me). Tôi cảm thấy lạnh, tôi cảm thấy
khổ, tôi cảm thấy mất tự do, tôi cảm thấy hạnh phúc.... Cái Thân này chiếm hữu khoảng
không gian và thời gian. Cứ như thế vạn pháp tiếp nối sinh ra; khổ đau già chết
chỉ là hậu quả tất nhiên.
Theo sưu tầm kinh điển thì có 5 loại vòng Nhân Duyên
như thế (5 paticca samuppada). Phật tuỳ duyên mà nói ra để có lợi lạc cho từng
loại người đối diện. Năm loại này được liệt kê tạm thời như sau:
Loại 1. Vòng Thuận chiều 12 Nhân Duyên (anumola)
(Paticca Samuppada): Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ,
Hữu, Sinh, Già Bệnh Chết.
Loại 2. Vòng Ngược Chiều (patimola): Khổ đau vì có
Sinh, ... và cứ thế cho đến Vô Minh.
Loại 3. Vòng bắt đầu từ giữa và ngược chiều: Nó khởi
đầu từ chính giữa của vòng xoay này. Thí dụ: Thân Dục Lạc (bodily nutriment).
Thân dục lạc sinh vì Tham Ái. Tham Ái vì Cảm Thọ. Cảm Thọ vì Xúc. Xúc vì có các
căn. Các Căn có mặt vì Danh Sắc. Danh sắc có mặt vì Thức. Thức có mặt vì Hành uẩn,
cho đến Vô Minh. Loại hình này tìm thấy
trong Mahatanha Sutta của Kinh Sangyutta
Nikaya.
Loại 4. Vòng bắt đầu từ chính giữa: Bắt đầu từ Cảm
Thọ (Venada) đến khổ đau, nhưng không đi ngược lại. Ngài Phật Âm có một thí dụ
độc đáo cho nửa vòng Nhân Duyên này. Tuỳ theo cái mà người cần dùng việc gì để
có một cái dụng cụ thích ứng.
Loại 5. Vòng Xoay chấm dứt ở chính giữa: Xuất hiện
trong vài kinh sách. Vòng bắt đầu từ Vô Minh đến nửa chừng và chuyển sang sự chấm
dứt của Tham Ái, Thủ , Hữu, Tái Sanh, và Sanh già bệnh chết. Cũng không hiểu tại
sao Ngài Phật Âm Buddhagosa trong Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga không hề nhắc đến
cái này. Vòng này mô tả như sau Vô Minh sinh Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc,
Tham Ái. Ngay chỗ Tham Ái thì được chuyển ngược lại. Vì Tham Ái diệt nên Thủ diệt,
Hữu diệt, Tái Sinh diệt, và Sinh Già Tử cũng diệt.
Hỏi 2: Thế nào là Vô Minh ?
Trả lời 2: kinh sách hệ Pali giải thích Vô Minh là vì
không biết rõ cái Khổ trong Tứ Diệu Đế. (Chúng tôi sẽ cung cấp những giải thích
khác của những học thuyết khác trong những chương sau)
Hỏi 3: Thế nào là Hành Uẩn ?
Trả lời 3: Đức Phật dạy: "Này chư tỳ khưu, có
ba loại Hành Uẩn; Thân, Khẩu, và Ý". (sankharas). Nhưng các học giả của
Thanh Tịnh Đạo (visuddhimagga) đều cho rằng có 3 Hành uẩn (sankharas): Thiện
Nghiệp (punn abhisankhara), Nghiệp Bất Thiện (apunn abhisankhara) và Nghiệp
Trung Tính (aneni abhisankhara). Vậy thì trong kinh hệ Pali, dĩ nhiên lời Phật
dạy là khả tín hơn. Hành Uẩn gồm có Thân, Khẩu, Ý. Ba cái này duyên cho Thức.
Hỏi 4: Thức (consciousness) là gì ?
Trả lời 4: Đức Phật dạy: có 6 loại Thức; tuỳ theo
tai, mắt, mũi, thân, lưỡi, và ý. Nhưng nhóm học giả theo Thanh Tịnh Đạo có thêm
vào Thức Tái Sanh (patisandhi vinnana= rebirth consciousness). Vậy thì căn cứ lời
Phật dạy rõ 6 căn duyên 6 thức là có khả tín hơn. Thức duyên cho Danh Sắc.
Hỏi 5: Vậy Danh Sắc (mentality / materiality) là gì
?
Đáp 5: Theo kinh điển, Phật dạy Cảm Thọ Vedana, Tưởng
Nhận Biết Phassa, Ý hành, Xúc và Chú Tâm (attention) là Danh (mentality). Bốn yếu
tố Đất Nước Gió Lửa và các hiện tượng phát sinh từ đó gọi là Sắc (materiality).
Thực ra Phật nói về bốn đặc tính của 4 yếu tố này (cứng mềm, lỏng đặc, chuyển dịch,
nóng lạnh). 24 yếu tố sinh ra từ 4 yếu tố chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hình
dáng, vv. (sẽ nói ở chương sau). Danh Sắc duyên cho Căn hay Giác Quan.
Hỏi 6: Vậy Căn hay Giác Quan là gì ?
Đáp 6: Căn hay Giác Quan là những cơ quan của cơ thể
có khả năng ghi nhận các hiện tượng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn hay
sau giác quan này duyên cho Xúc.
Hỏi 7: Xúc là gì ?
Đáp 7: Phật dạy có 6 loại xúc tuỳ theo cơ quan của cơ
thể. Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi,, Thân, Ý. Xúc duyên Thọ.
Hỏi 8: Thọ là gì ?
Đáp 8: Có 6 loại cảm thọ sinh ra từ 6 căn hay 6 giác
quan như nói ở trên. Thọ duyên Tham Ái.
Hỏi 9: Tham Ái là gì ?
Đáp 9: Có 6 loại tham ái: tuỳ theo loại như mùi, hình
dáng, vị, cảm giác, nhạy cảm, pháp (mental objects). Thí dụ: Ái mùi như người
nghiện mùi nước hoa. Thân phản ứng cảm xúc (emotional reaction of body) gọi là Ái.
Tham Ái duyên Thủ.
Hỏi 10: Thủ là gì ?
Đáp 10: Đức Phật dạy có bốn loại Thủ (atachments).
Tuỳ theo: hình sắc (ditthupadana), cảm giác (sensous) (kamupadana), cái Ngã (I,
Me, attavadupadana), và ràng buộc nghi
thức (rules and rituals silabbatupadana). Thủ (dính mắc) duyên cho Hữu.
Hỏi 11: Hữu (becoming or becoming existence) là gì ?
Đáp 11: Phật dạy có ba loại hữu (becoming): Dục
(sensuous), Sắc (fine material) và Vô Sắc (immaterial becoming). Hữu duyên cho
Sinh.
Hỏi 12: Sinh là gì ?
Đáp 12: Sinh được hiểu là sinh lại nữa. Hiện diện trở
lại dưới nhiều hình thức, nhóm, quốc độ, có những nhóm uẩn khác nhau, có những
cơ quan cảm nhận khác nhau. Sinh duyên Già Chết.
Hỏi 13: Già và Chết là gì ?
Đáp 13: Già là tóc bạc,, sức yếu, lưng còng, răng rụng,
và chết là chấm dứt sự kết hợp và hoạt động của Thân. Các yếu tố tan rã. Thân bị
tiêu huỷ.
Cần phải chú ý đến khái niệm và ý nghĩa của chữ Sanh
(birth) hay Tái sinh (rebirth). Mọi người nghĩ ngay về cái bào thai trong bụng
mẹ. Không hẳn thế. Khi chúng ta sanh ra trong cái bào thai, thì đó là chấm dứt
sự Sanh của một kiếp. Chúng ta đau khổ vì chúng ta sợ hãi, lo lắng, khổ não vô
cớ về cái Sắp Chết không sao tránh khỏi trong nay mai. Nhưng không mấy ai lo lắng
về cái Sanh hay Tái Sanh ra sao ? về đâu ? hình dáng nào ? quốc độ nào ? cảnh
giới nào ? Chúng ta lo lắng cái Già Chết vì chúng ta Tham Ái cái Thân (Self, I, Me). Chính cái Tôi,
Ta, Ngã này làm khổ chúng ta.
Cái vòng duyên sinh trong chúng ta (paticca
samuppada) chính là cái ngu ngốc nhất của chúng ta. Chúng ta cho phép cái đau
khổ cười cợt trên cái Ngu của chúng ta; rằng có hoàn thành tốt vòng nhân duyên
hay không ? Biết nó hoàn thành không ? Có khuyết chỗ nào không ?
Duy nhất có một điều chắc chắn là hễ còn Thủ
(attachment) là còn đau khổ.
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment