Monday, May 29, 2017

CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 23) Làm sao Diệt Tham Ái ?

CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 23)

Làm sao Diệt Tham Ái ?

          Bạn đã hiểu rõ Nguyên Lý Nhân Quả; hễ không Nhân thì không có Quả. Vì sự tương tác giữa tứ đại nên có cảm thọ xuất hiện. Bạn hãy quán chiếu kỹ cẩn thận. Chớ dính mắc vào cái cảm thọ đó. Chớ nghĩ và nói rằng: Tôi đang đau, tôi đang khổ, tôi đang lạnh, tôi đang nóng....

          Vì sao thế ? Vì nếu ta dính mắc vào cảm thọ thì Tham Ái (thương/ghét) sinh ra ngay lập tức và bị ảnh hưởng của những cái Tưởng tượng (superficial perception) gây ra do cảm thọ.  Tham Ái sẽ làm chủ Bạn mà Bạn không nhận ra. Bạn sẽ cảm thấy giận dữ (dosa = angry) vì cái cảm thọ làm Bạn khó chịu (unbearable feelings). Bạn sẽ muốn (desire) chạy trốn ra khỏi cái khổ đó (lobha = greediness). Thí dụ: Bạn cảm thấy Nhớ người yêu (mặt trái của Sân/ dosa) thì đó chính là cảm thọ (vedana/ emotional perception) vì sự xa cách (remote/distance) hay không hài lòng với cá tính (thọ khổ) (disatisfied with objects).

          Nếu Bạn không quán chiếu kỹ về tính chất và hoạt động của cảm thọ do tứ đại (đất nước gió lửa) tương tác (interaction) sinh ra thì Bạn sẽ phát huy mạnh thêm cái Tham Ái và rồi biến dạng sang Thủ . Tham Ái (Samudaya Tanha/ Craving) sẽ là Nhân cho Nghiệp được sinh ra và Sinh Tử Khổ não theo sau.

          Đức Phật dạy "hãy diệt Nhân thì Quả không sanh ra nữa".  Nhưng bằng cách nào đây các Bạn ? Nhân chính là Thọ. Bạn không cho Thọ (vedana) chuyển hoá thành Tham Ái (tanha) thì vòng Nhân Quả chấm dứt ngay tại chỗ Thọ.

          Cho nên, khi hành thiền nếu các cảm thọ phát sinh Bạn không nên quán nơi các cảm thọ ảo giác (superficial perceptions of those feelings) do tứ đại tương tác (four Dhatus interactions) mà  chỉ nên quán xét kỹ các tính chất và tiến trình của cái cảm thọ. Có nghĩa là Bạn quán xét tính chất của Danh / Nama (process of feeling consciousness). Thí dụ: Tê cứng chỉ là tiến trình của cảm thọ. Tê cứng tăng hay giảm, bắt đầu tăng từ đâu ? Cứ thế Bạn áp dụng cho những cái khác. Khi Bạn chú tâm quán xét về tính chất của Danh / Nama thì Bạn không còn dính mắc với cái khái niệm Tôi (self, I, Me). Tôi đang đau, tôi đang lạnh..vv...

          Nếu Bạn quán xét lâu ngày thuần thục thì còn lại cái gì ? Chỉ còn cái Hiểu Biết (Tuệ wisdom) về bản tính (characteristics) của Danh (nama/ feeling consciousness) mà thôi. Cái Hiểu Biết (consciousness) của Thọ ngừng ở nơi đây, không phát sinh ra Tham Ái. Như thế, Tà Kiến (Tôi/ thân kiến) cũng bị diệt, ngay nơi đó Tuệ Giác phát sinh và tăng trưởng. Khi Bạn đã tiêu diệt được cảm Thọ thì Ái không sinh ra được vì Thọ là Nhân và Ái là Quả. Nhân bị huỷ diệt thì Quả không có nữa.

          Như vậy bạn đã phân biệt Nhân và Quả, diệt Nhân (Tham Ái) huỷ diệt luôn Quả (Tà Kiến). Bạn sẽ không còn bị Bốn Cái Lẩm Cẩm Tứ Đại (four apayas) làm chủ các hoạt động của Thân và Tâm của Bạn. Quán chiếu về cảm thọ do sự tương tác của tứ đại gọi là vedana satipatthana. Quán chiếu về tiến trình của Tâm khi sinh ra cảm thọ sẽ tiêu diệt ngay cái Thọ ngay giai đoạn Cảm Thọ. Không nhân Thọ thì Tham Ái ngưng và Thủ cũng bị diệt (ceasing the process of mental formation).

Thực chất của sự Diệt Tham Ái là gì ?
          Khi cảm thọ phát sinh do tứ đại tương tác (four Dhatus) thì Bạn sẽ cho rằng Tôi đau, tôi tê cứng, tôi khó chịu... và rồi Tham Ái phát sinh ngay chỗ Thân Kiến (tà kiến) này. Khi Thọ (emotional feelings) chuyển sang Tham Ái (tanha/ emotional craving) thì sẽ tạo thành quả:
- thọ khổ sinh ra Sân Hận (dosa/ anger)
- thọ lạc sinh ra Tham Ái (lobha /greediness)
- không phân biệt được danh sắc sinh ra Si Mê (moha /delusion).

          Và vòng Nhân Duyên tiếp tục vận hành tự nhiên.

          Nhưng nếu Bạn nhận biết rõ cái Nhân chính của nó chỉ là sự tương tác của tứ đại và tiến trình thành lập của Tâm thì bạn sẽ không còn dại dột ôm giữ khư khư cái ảo tưởng về Tôi (I, Me), và diệt luôn cái Tưởng (tượng) (nonexistence mental perceptions). Đức Phật dạy rõ trong Vòng Nhân Duyên (paticca Samuppada) rằng: nếu hành giả không ngưng được tại Thọ thì họ sẽ phát sinh ngay cái Tham Ái và Thủ, Hữu, Nghiệp, Tái Sinh... Cái này xảy ra ngay nơi Thân của chính Bạn. Chính Bạn tạo ra nó (Nghiệp) và Nó tiếp tục làm chủ Bạn và dẫn Bạn vào sanh tử luân hồi.

Duyên gì khiến vòng Nhân Duyên vận hành không dứt ?
          Phật dạy vì do Vô Minh (Avijja) không hiểu biết cái Khổ nên Bạn không phân biệt được Danh Sắc, trong đó chẳng có cái Tôi (I, Me, Self) nào cả.

Nhưng khi cái Tôi (thân kiến) bị loại trừ thì còn lại cái gì ?
          Bạn chỉ còn quán chiếu cái tiến trình của Thọ. Nó sinh ra làm sao và diệt lúc nào. Trong kinh Tương Ưng (Có Một Pháp Môn) đức Phật cũng có dạy về phép quán này. Thế thì chỉ còn lại cái Hiểu Biết về Tiến Trình Sinh Diệt của Thọ hay là Tuệ Giác về Vô Thường. Tuy có nhiều cái yếu tố tương tác của Tâm (variety of mental perceptions) xuất hiện, nhưng Bạn chỉ chú ý một cái; đó là tiến trình kích tác cảm thọ (actual activating feeling process) mà thôi. Mặc dù khi Thọ Khổ lại tiếp tục sinh ra vì sự tương tác thuận nghịch của tứ đại, bạn chỉ chú ý đến yếu tố kích tác tiến trình cảm thọ. Nếu Bạn còn dính mắc cái Tôi (I, Me) với cái Thọ Lạc hay Thọ Khổ (emotional feelings) thì vòng Nhân Duyên sẽ tiếp tục hoạt động. Khi Bạn nhận biết và hiểu rõ bằng thực nghiệm liên tục cái Nhân gây ra sự tác ý và cảm thọ thì nó chấm dứt. Các cảm thọ (emotional feelings) và sự phản ứng (emotional reaction of your body) của Bạn nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng theo đó chấm dứt. Cuối cùng thì cái thấy, cái nghe, cái ngửi... sẽ chỉ còn là những tiến trình cảm thọ (feeling process). Phật dạy ông Bahiya trong kinh Pháp Cú, phẩm Ngàn "Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy" và ông chứng A La Hán sau khi quán chiếu như thế 15 phút. Tất cả những cảm ứng (emotional mental reactions) cũng chỉ là tiến trình cảm thọ.

          Dĩ nhiên Bạn sẽ không ao ước 15 phút chứng A La Hán như Ngài Bahiya, vì Bạn đã mang cái ảo tưởng (tượng) đó nhiều đời nhiều kiếp. Nhưng chẳng có cái gì cản được Bạn suy tư và thiền tuệ để bớt đi đau khổ trong kiếp sống hiện tại chỉ vì cái cảm Thọ vô hình vô duyên vớ vẩn như thế cả.

(còn tiếp)



No comments:

Post a Comment