Monday, July 23, 2012

Thai Tu NHAN NHUC

Trong kinh Thiền Bí Yếu Pháp, A-Nan thuật lại rằng: Một thuở nọ, đức Phật cùng với chúng đệ tử tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người đang ở nước Xá-Vệ trong vườn Cấp-Cô-Độc, rừng cây thái tử Kỳ-Đà, thì tôn giả Ma-Ha Ca-Diếp dẫn người đệ tử của mình tên là A-Kỳ Đạt-Đa đến ra mắt đảnh lễ đức Phật, rồi thưa: “Bạch đức Thế-Tôn! A-Kỳ Đạt-Đa theo con tu học trọn hạnh đầu đà, ngày đêm tinh tấn trải đã 5 năm, tâm an trụ thâm sâu thiền định, đạt được đạo quả A-na-hàm. Ông tiếp tục cố gắng hết sức để đạt đạo quả A-la-hán mà không thể đạt tới được. Ông khẩn cầu tha thiết xin phương pháp tu để đạt được quả Thanh-văn tối hậu. Con nhập định quán sát thì thấy ông còn vướng mắc nghiệp chướng khó mà đạt đến đạo quả A-la-hán như ông mong muốn. Nhưng A-Kỳ Đạt-Đa nhất quyết phải đạt cho kỳ được quả vị cùng tột Thanh-văn, dù phải bỏ thân mạng, chứ nhất định không cam chịu lưu trệ ở quả A-na-hàm. Con thấy đạo lực của con không thể giúp ông đạt thành tâm nguyện, nên con dẫn ông ấy đến đây cầu xin Thế-Tôn từ bi gia hộ khai thị cho ông tỏ ngộ, để ông đạt thành sở nguyện”. Tôn giả Ma-Ha Ca-Diếp vừa dứt lời thì A-Kỳ Đạt-Đa liền đảnh lễ quỳ gối chấp tay khẩn thiết bạch Phật: “Kính lạy đức thiên nhân Đạo-Sư, mong Ngài từ bi thương xót khai đạo cho con. Không biết bởi nghiệp chướng gì ngăn ngại con phải bị ngưng trệ nơi quả A-na-hàm mà không tiến lên được đạo quả A-la-hán, dù con hết tâm lực tu hành!” Đức Phật từ hòa bảo A-Kỳ Đạt-Đa rằng: “Lành thay A-Kỳ Đạt-Đa! Ông hỏi việc ấy! Vậy ông hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, ta sẽ vì ông mà giải nói: Thuở đời quá khứ vô lượng kiếp về trước, lúc đó có đức Phật Đại-Quang-Minh ra đời thuyết pháp độ vô số chúng sanh. Thời bấy giờ có Quốc-vương nước Ba-La-Nại tên là Phạm-Ma-Da, thái tử của quốc vương này là Nhẫn-Nhục-Khải. Thái tử Nhẫn-Nhục-Khải tin sâu Phật Pháp, không sát sanh, chuyên tâm tu Thập Thiện, thực hành sáu pháp Ba-la-mật, chí thành hành đạo, không thiết ngôi vua cao quý, chỉ một lòng nguyện đạt đạo quả Vô-thượng Bồ-đề. Trong nước có ông trưởng giả tên là Nhật-Nguyệt-Âm giàu sang phú quý, tôi tớ có đến hàng trăm, nhưng ông chỉ có người con trai độc nhất bỗng nhiên phát bệnh đại nhiệt phong nhập tâm, lòng sân hận bộc phát cuồng loạn mất trí, cầm dao chạy vào xóm làng tìm người chém giết. Ông trưởng giả thấy con điên loạn như thế rất đỗi buồn lo. Vì quá thương con, nên ông bưng lư trầm khói hương nghi ngút đi khắp bốn cửa thành rải hoa phát nguyện: “Nếu thế gian này có vị thần tiên lương y, thánh nhân nào cứu được con tôi lành bệnh, thì tôi nguyện đem hết tất cả của cải sở hữu dâng hiến không một chút luyện tiếc”. Đang lúc đó, thái tử Nhẫn-Nhục-Khải ra thành dạo chơi, thấy đại trưởng giả vì quá thương con, mà phát nguyện xả bỏ hết tài sản không chút tiếc nuối, thái tử thấy vậy động lòng từ tâm về mối tình thâm phụ tử, nên chấp tay ngước mặt lên trời thầm nguyện rằng: “Hỡi những đấng thần linh tiên nhân lương y thần dược, nên vì tình phụ tử của trưởng giả kia mà ra tay đến cứu hộ công tử”. Thái tử Nhẫn-Nhục-Khải thành tâm khấn vái vừa dứt lời, Đại tiên nhân Nhựt-Quang đang tu trên núi tuyết cảm đức thái tử, liền rời chỗ mình bay đến nói với trưởng giả: “Bịnh của công tử do đại nhiệt phong khởi đã nhập tâm, nên phát cuồng. Theo kinh tiên dạy thì phải lấy huyết của người hiền đức tu hạnh nhẫn nhục thoa vào mình công tử và lấy tủy của người thiện tâm độ lượng cho công tử uống thì mới lành bệnh được”. Vừa nghe Đại tiên nhân nói xong, trưởng giả lo buồn suy nghĩ. Thái tử Nhẫn-Nhục-Khải thấy dáng điệu lo rầu đau khổ của trưởng giả, nên cảm thông liền hỏi: “Trưởng giả có việc chi nan giải mà ưu tư lắm vậy?” Trưởng giả đáp: “Thưa thái tử! Đại tiên nhân Nhựt-Quang sau khi xem bệnh con tôi rồi bảo cho tôi biết rằng, muốn hết bệnh thì phải lấy huyết người tu nhẫn nhục thoa vào thân nó, và lấy tủy người nhân từ tán nhỏ cho nó uống thì bệnh mới khỏi”. Tôi đang nghĩ cách nào để lấy tủy huyết của chính tôi để cho con tôi mau lành bệnh thì tối mới an lòng. Thái tử Nhẫn-Nhục-Khải an ủi trưởng giả: “Tôi nghe kinh Phật dạy rằng, chúng sanh nào làm khổ cha mẹ thì sẽ bị đọa vào ác đạo”. Nay trưởng giả vì thương con mà cắt thịt lấy huyết chẻ xương lấy tủy, hủy hoại thân thể như vậy, công tử sẽ phải bị đọa trong ba đường khổ biết bao giờ mới ra khỏi. Thôi, tôi xin làm việc đó thay cho trưởng giả để cho công tử sớm được lành bệnh. Nói xong, thái tử tay cầm dao nhọn đâm vào mình lấy huyết và tủy cho con ông trưởng giả. Được huyết tủy của thái tử Nhẫn-Nhục-Khải thì công tử liền hết bệnh. Riêng về thái tử, sau khi tự tay cắt mình lấy huyết, chẻ xương lấy tủy cứu bệnh, thì trời đất rung động sáu lần, vua trời Đế-thích, Phạm-Thiên và vô số Thiên-tử kéo nhau đến chỗ thái tử đồng thanh ca ngợi tinh thần đại-hùng-lực đại-từ-bi của thái tử, và hỏi thái tử rằng: “Vì lòng từ bi cứu người mà hy sinh không tiếc thân mạng, hay vì muốn cầu được làm Phạm-Vương, Chuyển-Luân Thánh-Vương, cầu sanh về cõi Trời hưởng phước lạc?” Thái tử nói với trời Đế Thích: “Tôi chỉ nhứt tâm cầu đạo quả Vô-thượng Bồ-đề. Nếu nguyện tôi thành thì xin cho thân thể tôi được hoàn nguyên như cũ”. Thái tử vừa dứt lời, thân thể hoàn nguyên như trước, lại còn có phần khỏe đẹp hơn xưa. Liền đó thái tử nói kệ: Nguyện khi tôi thành Phật Phổ độ khắp trời người Thân tâm không quản ngại Lòng thương giúp tất cả Đều được trụ Niết-bàn Được an lành vĩnh viễn. Thái tử nói kệ xong, chư Thiên mưa hoa cúng dường, lại đem nhiều châu báu đến hiến cúng thái tử. Ông trưởng giả thấy con mình lành bệnh, liền cho người chở hết vàng bạc châu báu đến dâng tặng cho thái tử để tỏ lòng đền ơn. Thái tử đem hết của báu đó bố thí khắp tất cả mọi người. Đức Phật nói đến đây, xoay về tôn giả Ma-Ha Ca-Diếp mà bảo rằng: “Nầy Ca-Diếp! Vua nước Ba-La-Nại khi xưa đó không ai khác, chính là tiền thân của Phụ-vương ta ngày nay. Còn trưởng giả Nguyệt-Âm xưa kia chính là tiền thân Ma-Ha Ca-Diếp ông ngày nay đó. Người con ông trưởng giả thời đó chính là tỳ-kheo A-Kỳ Đạt-Đa đây. Vua trời Đế-Thích chính là ông Xá-Lợi-Phất ngày nay. Còn thái tử Nhẫn-Nhục-Khải chính là Thích-Ca ta đây vậy”.

NHÀ LẦU BA TẦNG

KINH BÁCH DỤ NHÀ LẦU BA TẦNG Thuở xưa có một người giàu có nhưng ngu độn. Một hôm, ông ta đến thăm một gia đình cự phú trong vùng. Thấy một tòa nhà ba tầng vô cùng mỹ lệ, cao rộng và sáng sủa, lòng ông ta rất thích, tự nghĩ: “Tiền bạc của ta cũng đâu có thua hắn, lẽ nào ta không xây được một cái nhà lầu như thế”. Về đến nhà, ông ta lập tức cho mời vị kỹ sư trưởng xây dựng đến hỏi: - Có phải ông đã làm tòa nhà lầu mỹ lệ kia không? Vị kỹ sư trả lời: - Vâng, chính là tôi làm. Nghe vậy, ông phú hộ liền bảo: - Nay ông hãy xây ngay cho tôi tòa nhà như của ông ta. Vị kỹ sư trưởng liền cho thợ khởi công đào móng, đắp nền, xây tường làm nhà. Ông nhà giàu ngu ngốc nọ thấy thợ tiến hành làm móng, xây tường, phòng ốc ngổn ngang, ngạc nhiên liền hỏi vị kỹ sư trưởng: - Các ông muốn xây cái gì vậy? Vị kỹ sư trả lời: - Thì làm nhà lầu ba tầng. Ông phú hộ liền nói ngay: - Tôi chưa cần hai tầng dưới. Ông hãy cho thợ xây ngay tầng trên cùng cho tôi. Vị kỹ sư trưởng liền bảo: - Việc ấy không thể nào được. Làm gì có việc không cất tầng trệt mà có thể xây tầng hai, không có tầng hai thì làm sao có thể xây tầng ba được. Gã nhà giàu ngốc nghếch vẫn nằng nặc: - Tôi nay không dùng hai tầng dưới. Ông chỉ xây tầng trên cùng cho tôi thôi. Mọi người lúc bấy giờ biết chuyện đều chê cười ông ta: - Không cất tầng một thì làm sao có thể xây tầng thượng cơ chứ! ***Câu chuyện này dụ cho một số người trong bốn chúng đệ tử của Đức Phật không chịu nỗ lực, tinh cần tu tập, quy kính Tam bảo, lười biếng giải đãi mà lại mong cầu thánh quả, còn tuyên bố: “Tôi nay không cần trải qua ba thánh vị bậc dưới chỉ mong chứng đắc tứ quả A-la-hán mà thôi”. Những người như thế cũng sẽ bị mọi người cười chê giống như ông nhà giàu ngu ngốc trên không khác.

Friday, July 20, 2012

Kinh DUYÊN-MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT

Phật thuyết Kinh DUYÊN-MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT Chính thiệt tôi nghe : Một thời Phật ở núi Gia-La-Đà, một vạn hai ngàn vị đại Tỳ-kheo và thêm ba vạn sáu ngàn Bồ-tát cũng đều ở đó. Lại có đủ mặt Chư-Thiên, bộ Long, các quỷ Dạ-Xoa, Người và Không Người, thêm vua Kim-Luân và các vua Luân-Vương từ mười phương tới. Bấy giờ Thế-Tôn cũng vừa nói xong Diệu-Pháp Đại-Thừa, Phép Vô-y-hành, có vua Đế-Thích tên Vô-Cấu-Sanh cung kính bạch Phật: "Lạy đức Thế-Tôn ! Con muốn hộ đời, khi Phật diệt độ, chúng-sinh về sau trong thời mạt pháp cứu giúp cách nào ?" Phật dạy Đế-Thích : "Có một Bồ-tát, Duyên-Mệnh Địa-Tạng, mỗi ngày buổi sáng, vào các Thiền-Định, giáo hóa sáu ngã, cứu khổ ban vui. Nếu có chúng-sinh ở ba đường Ác, thấy được hình tượng hoặc nghe danh hiệu Duyên mệnh Địa-Tạng thì liền được sanh lên cõi Trời, người hoặc cũng được sanh về cõi Tịnh-Độ, nếu lại có kẻ ở ba đường Thiện, nghe đọc danh hiệu Duyên mệnh Bồ-tát thì trong hiện tại được quả báo lớn sau sanh cõi Phật. Nghe tên còn thế huống nữa chí tâm đem lòng nhớ tưởng, tâm liền tỏ sáng, chắc chắn thành tựu. Bồ-tát ấy ban cho mười phúc lành : một là đàn bà dễ sanh, hai là thân căn đầy đủ, ba là trừ hết thảy bệnh, bốn là được sống lâu, năm là hiểu biết sáng suốt, sáu là của cải dư dật, bảy là mọi người kính yêu, tám là thóc lúa được mùa, chín là Thần-linh gia hộ, mười là chứng thành Phật quả. Lại diệt trừ được 8 điều lo sợ : một là mưa gió phải thời, hai là khỏi nạn ngoại xâm, ba là trong nước không loạn, bốn là không nhật-nguyệt thực, năm là sao xấu không hiện, sáu là quỹ thần không phá, bảy là không hề đói khát, tám là dân không bệnh tật. Phật lại dạy thêm vua Đế-Thích rằng : "Về đời sau này, nếu có chúng-sinh thọ-trì kinh này và lại cung kính cúng dường Duyên mệnh, chỗ người ấy ở cách trăm do tuần không có tai họa, ác-mộng ác-tướng, mọi đều rủi ro, dù quỷ Võng-Lượng, quỷ Cưu-Bàn-Trà cũng không dám hại, Thiên-Cẩu, Thổ-Công, Thần-Quan Thái-Tuế, Thần-Núi, Thần-Cây, cả Thần-Sông-Biển, Thần-Nước, Thần-Lửa, Thần-Cận-Ngã, Thần-Tủng-Sà, Thần-Chú-Trớ, Thần-Nhà-Bếp, Thần-Linh, Thần-Đường … hết thảy thần đó nếu nghe kinh này và tên Bồ-tát, liền nhã tà khí tự ngộ Bản Không, chứng đạo Bồ-Đề." Bấy giờ Đế-Thích cung kính bạch Phật : "Lạy đức Thế-Tôn ! Như Ngài Duyên mệnh Địa-Tạng Bồ-tát ở trong sáu đường giáo hóa chúng-sinh bằng cách thế nào mà đều được độ ?" Phật dạy Đế-Thích : "Này Thiện nam tử! Hết thảy các pháp không tịch, không trụ là tướng sanh diệt, tùy Duyên sanh ra, sắc thân không giống, tính dục vô-lượng, đều được độ cả. Duyên-Mệnh Bồ-tát, hoặc hiện thân Phật, hiện thân Bồ-tát, hiện thân Bích-Chi, hiện thân Thanh-Văn, hiện thân Phạm-Vương, hiện thân Tỳ-Sà-Môn, hiện thân Nhựt-Nguyệt, hoặc thân Ngũ-Tinh, Thất-Tinh, Cửu-Tinh, hoặc hiện thân Chuyển-Luân Thánh-Vương, thân vua nước nhỏ, hiện thân Trưởng-Giả, hiện thân Cư-Sĩ, hiện thân Tể-Quan, hiện thân Phụ-Nữ, hoặc hiện thân Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-Ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, hoặc hiện thân Trời, Rồng, Dạ-Xoa, người và không người, hiện thân Y-Vương, hiện thân Dược-Thảo, thân người đi-buôn, thân kẻ nông-dân, hiện thân Tượng-Vương, thân Sư-Tử-Vương, hoặc thân Ngưu-Vương, hoặc thân Mã-Hình, hiện hình Đại-Địa, hiện hình Sơn-Vương, hiện hình biển-lớn, cả bốn loại sinh và năm loại hình ở trong ba cõi, chẳng trừ loại nào là không phải thân Duyên mệnh Địa-Tạng từ thể Pháp thân hiện ra cứu độ. Hiện vô số thân nhiều không kể xiết, dạo khắp sáu ngã độ thoát chúng-sinh, thường dùng thiện tâm phá cõi hữu-lậu. Chúng-sinh nếu thường không hay phát tâm tín hướng hãy dốc lòng thành lễ bái cúng dường Duyên mệnh Bồ-tát thì dù dao gậy cho đến thuốc độc cũng không hại nổi kẻ dùng tà thuật, bùa chú làm hại thì các thứ đó trở lại hại ngay, cũng ví như người ngữa mặt lên trời để nhổ nước bọt, hoặc giống như kẻ ngược gió tung tro chỉ bẩn thân mình." Bấy giờ Đế-Thích lại quỳ bạch Phật : "Lạy đức Thế-Tôn tại sao lại gọi Duyên-Mệnh Bồ-tát ? tướng đó thế nào ?" Phật dạy Đế-Thích : "Này thiện nam tử, Chân thiện Bồ-tát, tâm thường sáng tỏ viên mãn nên gọi là Như-Ý-Luân, tâm không ngăn ngại gọi Quán Tự-Tại, tâm không sanh diệt nên gọi là Duyên-Mệnh, tâm không tồi phá nên gọi Địa-Tạng, tâm không biên tế gọi Đại Bồ-tát, tâm không sắc tướng gọi Ma-ha-tát, các ông nên tin chớ đừng sanh tâm nghi ngờ phân biệt." Bấy giờ đại địa sáu cách chấn động, Duyên-Mệnh Bồ-tát từ đất hiện lên, gối hữu quỳ thẳng, cánh tay, bàn tay để thẳng ngang vai, gối tả duổi xuống, tay cầm tích trượng, cung kính bạch Phật : "Con cứ mỗi ngày, vào buổi sáng sớm thì nhập Thiền-Định, vào các Địa-ngục, giúp cho chúng-sinh lìa hết khổ nạn. Đời này, đời sau hễ thế-giới nào mà không có Phật, con đều hóa hiện dẩn dắt chỉ đường tu hành giải-thoát. Nếu Phật diệt độ về đời sau này, tất cả nam nữ, muốn con ban phúc, không kể ngày xấu sạch hay không sạch, chỉ cần người ấy hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, nói năng khí sắc thường được thuận hòa, không hại người dân, chẳng hề giết chóc hoặc phạm tà dâm. Nếu trong mười ngày hay sáu ngày chay, hoặc ngày 18, ngày 24, hãy tự chính mình chuyên đọc kinh này và xưng tên con, con dùng pháp nhãn và sức uy thần chuyển ngay nghiệp báo, khiến cho hiện tiền được nhiều phúc quả, trừ tội vô gián, đắc quả Bồ-đề. Từ đời xa xưa cho mãi đến nay đã vô số kiếp, con thấy tất cả chúng-sinh sáu ngã đồng thể Pháp-tánh, không trước không sau, chẳng sai chẳng khác, do nghiệp vô-minh mà thấy các tướng có bề sai khác, sanh trụ dị diệt, lúc được lúc mất, nghĩ điều bất thiện, tạo nhiều ác nghiệp, lẩn quẩn sáu đường, kiếp kiếp cùng làm cha mẹ lẩn nhau, đời đời cùng làm anh em quyến thuộc, thảy đều thành Phật, khi con thành Phật nếu sót một kẻ nào chưa được độ, con thề không thành Vô-thượng Chánh-giác. Nếu có chúng-sinh biết rõ nguyện con, đời này đời sau muốn cầu sự gì, mà không thõa mãn thì con xin nguyện không thành Chánh-giác." Khi đó Phật khen Bồ-tát Duyên-Mệnh : "Hay thay ! Hay thay ! Chân thiện nam tử ! Khi ta diệt độ, đời ác mai sau, chúng-sinh tội khổ, giao ông tận độ. Đời này đời sau, dắt dẫn khéo léo, chớ để chúng-sinh sa vào ác thú, dù trong chớp nhoáng huống là đọa vào Vô-gián địa-ngục." Duyên-Mệnh Bồ-tát cung kính bạch Phật : "Lạy đức Thế-Tôn ! Xin Ngài chớ lo, con sẽ cứu vớt chúng-sinh sáu ngã, nếu có chúng-sinh quá ư thống khổ, con sẽ chịu thay. Nếu không đúng thế con thề không ngồi vào ngôi Chánh-giác." Lúc đó Thế-Tôn liền đọc bài kệ khen Ngài Duyên-mệnh : Hay lắm ! Hay lắm ! Này ông Duyên-mệnh Làm bạn hết thảy Các loài hữu-tình Chúng sanh lúc sống Ông là mệnh-chung Chúng-sanh chết thời Ông làm đạo-sư Chúng sanh ngu dốt Vô phúc chết yểu Đời này, đời sau Khi ta diệt độ Trong thời mạt pháp Các nước tao loạn Nhân-vương bất chính Giặc phương khác lại Chiến trận đao binh Ai cung kính niệm Duyên-Mệnh Bồ-tát Cầu gì không thỏa Không đúng ta nói Thực không có lý. Bấy giờ ba ngàn đại thiên thế-giới sáu lần chấn động, Văn-Thù Sư-Lợi, Phổ-Hiền Bồ-Tát, Ngài Kim-Cương-Tạng, Ngài Hư-Không-Tạng, Thánh Quán-Tự-Tại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, các Ngài cùng tiếng khác miệng bạch Phật : "Lạy đức Thế-Tôn chúng-sinh đời sau nếu nghe kinh này và hiệu Duyên-Mệnh lũ chúng con sẽ tùy thuận người đó làm cho tâm nhãn liền được sáng tỏ. Nếu cầu việc gì cũng được như ý, nếu không đúng thế con thề không thành Chánh-Giác." Lúc đó Phạm-Vương, Đế-Thích, bốn vị Thiên Vương trên trời mưa hoa cúng dường Như-Lai và đồng bạch Phật : "Lạy đức Thế-Tôn ! Chúng-sinh đời sau, nếu tự tâm mình không tranh phải trái, chẳng nghĩ thưởng phạt, thường trì kinh này và niệm danh hiệu Duyên-Mệnh Bồ-tát thì lũ chúng con và cả quyến thuộc hết lòng ủng hộ không rời ngày đêm, khiến cho nước đó cách trăm do tuần không hề tai nạn, nhân dân nước ấy đều được an ổn, thóc lúa được mùa, cầu gì cũng được. Nếu không như thế thì lũ chúng con không phải hộ đời và không trở lại được tánh bản giác." Lúc đó có hai Đồng-tử đứng hầu hai bên Duyên-Mệnh Bồ-tát : Một vị chưởng Thiện đứng hầu bên trái, mặc áo sắc trắng, cầm hoa sen trắng, điều-ngự Pháp-tánh. Một vị chưởng Ác, đứng hầu bên phải, áo màu sắc đỏ, cầm chày Kim-cương, hàng phục Vô-minh. Phật dạy đại chúng : "Các ông nên biết, hai đồng tử này : Pháp tánh _ Vô-minh, cũng như hai tay, hai chân Duyên-mệnh, trong tâm thường hằng không động cũng như bản thể chữ A. Nếu có chúng-sinh biết rõ tâm ấy chắc chắn thành tựu, diệt ngay ba độc, được sức tự tại, muốn cõi Phật nào tùy duyên được sanh. Nếu về đời sau, tất cả chúng-sinh cung kính cúng dường Duyên-Mệnh Bồ-tát không sanh nghi hoặc thì đời hiện tại mong cầu sự gì cũng được đầy đủ, về sau lại sanh Tịnh-Độ và được Pháp-Nhẫn Vô-Sanh." Sau khi Phật nói xong kinh này rồi tất cả đại hội lòng rất vui mừng, tin chịu vâng làm. Phật nói xong kinh Duyên-Mệnh Địa-Tạng Bồ-Tát ./.

Tuesday, July 17, 2012

PHÁ THAI BỊ ĐỌA ĐỊA NGỤC ATỲ...

(Trích trong kinh: TRƯỜNG THỌ DIỆT TỘI HỘ CHƯ ĐỒMG TỬ ĐÀ LA NI ). Tôi nghe như vầy: Một thời ĐỨC PHẬT, ở thành Vương Xá, trong núi Linh thứu, với sự câu hội, một ngày hai trăm năm mươi Tỳ-kheo, các đại BỒ TÁT, mười hai ngàn người, cùng tám bộ chúng, trời,rồng, quỷ thần, hạng nhân phi nhân, nghe PHẬT nói pháp. Bấy giờ ĐỨC THẾ TÔN , từ trên gương mặt, phóng những ánh sáng, với năm màu sắc xanh ,vàng, đỏ, trắng, hồng, trong mỗi màu có vô lượng hóa PHẬT,hay làm PHẬT sự,chẳng thể nghỉ bàn. Mỗi mỗi hóa PHẬT,đều có vô lượng BỒ TÁT, hóa hiện,ca ngợi PHẬT.ánh sáng nhiệm màu ,khó thể đo lường,trên đến cõi trời,phi phi tưởng xứ dưới hết chiếu dến,địa ngục vô gián.ánh sáng lan khắp ,tám muôn dịa ngục,nơi nào cũng có ánh sáng của ĐỨC PHẬT,chúng sanh trong địa ngục,gặp ánh sáng PHẬT,tự nhiên niệm Phật, đều được phương tiện, Niệm Phật tam muội. Khi ấy trong chúng, có 49 Bồ_Tát, vừa mới phát ý, muốn từ nơi Phật, cầu mạng trường thọ,nhưng họ không phát lời thưa hỏi. Lúc đó, Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi, biết chỗ nghi ngờ của các vị kia, ngài liền đứng dậy,vén áo vai mặt, chắp tay hướng Phật và bạch lên rằng: Kính Bạch Thế Tôn, con thấy chúng sanh, có điều nghi ngờ, nay muốn thưa hỏi, xin Đức Như Lai, cho phép con nói. Đức Thế Tôn dạy: Lành thay! Lành thay! Văn Thù Sư Lợi,ông nghi điều gì, cứ tha hồ hỏi. Ngài Văn Thù Thưa: Kính Bạch Thế Tôn! Tất cả chúng sanh, nơi biển sanh tử, tạo các nghiệp ác,kiếp này kiếp nọ, luân hồi 6 đường, dẫu được thân người, nhưng mắc quả báo, tuổi thọ ngắn ngủi, làm sao cho họ, được mạng lâu dài, diệt các nghiệp ác? Cúi mong Thế Tôn, nói về phương pháp, tuổi thọ lâu dài. Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi: Lòng đại từ bi của ông vô lượng, xót nghĩ đến những chúng sanh tội khổ, hay hỏi việc trên.Nếu ta nói đủ, thì khắp chúng sanh, khó ai tin nhận. Văn Thù Sư Lợi bạch Phật lần nữa: Kính Bạch Thế Tôn! Đấng Nhất thiết trí,thầy của Trời Người, che khắp chúng sanh, cha lành tất cả, vua trong các pháp, một tiếng của Ngài, diễn nói tất cả, cúi mong Thế Tôn, thương xót nói rộng. Đức Phật mỉm cười, bảo khắp đại chúng: Các vị lóng nghe! Như Lai sẽ vì các vị mà nói. Về đời quá khứ, có thế giới tên Vô Cấu Thanh Tịnh, cõi đó có Phật, hiệu là Phổ Quang Chánh Kiến NHư Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế tôn, được vô lượng vô biên, các đại Bồ_Tát, lúc nào cũng thường cung kính vây quanh.Trong pháp Phật ấy, có cận sự nữ, tên là Điên Đảo, cô này nghe Phật, xuất hiện nơi đời, muốn cầu xuất gia, buồn bã kêu khóc, bạch Đức Phật rằng: Kính Bạch Thế Tôn! Con có nghiệp ác, muốn xin sám hối, cúi mong Thế Tôn, cho con nói rõ: Con về trước kia, thân mang thai nghén, mới đủ tám tháng, cũng vì phép nhà, cho nên con chẳng muốn ham muốn con cái,bèn uống thuốc độc, phá thai giết con, chỉ sanh đứa con chết ,đủ cả hình người, có bậc trí giả đến bảo với con rằng:" nếu cố ý sẩy thai,người này hiện đời, mắc báo bệnh nặng,mạng sống ngắn ngủi, chết đọa A_Tỳ, chịu khổ não lớn".Nay con suy nghĩ, rất sanh buồn sợ.Cúi xin Thế Tôn, đem sức từ bi, vì con nói pháp, cho con xuất gia, để khỏi khổ ấy. Lúc đó, Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến bảo nàng Điên Đảo: Trên thế gian có 5 thứ ác nặng, sám hối khó diệt.Những gì là 5? Một là giết cha.Hai là giết mẹ.Ba là giết thai.Bốn là làm cho thân phật chảy máu.Năm là phá sự hòa hợp của Tăng. Khi ấy người nữ có tên Điên Đảo, kêu khóc nghẹn ngào, nước như mưa, nằm vóc gieo xuống, lăn lộn trước Phật, và bạch lên rằng:lạy Đức Thế Tôn, từ bi rộng lớn, cứu hộ tất cả, cúi xin Thế Tôn,thương xót nói pháp. Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai bảo một lần nữa: Nghiệp ác của ngươi, rồi sẽ sa đọa,địa ngục A-Tỳ, không sao đừng ngớt,Trong địa ngục nóng,tạm gạp gió lạnh,tội nhân tạm mát,trong địa ngục lạnh,tạm gặp gió nóng,tội nhân tạm ấm.Địa ngục A-Tỳ, không có điều đó, lửa trên suốt xuốngnh , lửa dưới suốt lên, bốn bề vách sắt, trên đặt lưới sắt, bốn cửa Đông Tây, có lửa nghiệp mạnh, nếu chỉ một người, thân cũng đầy ngục, thân to lớn đến tám vạn do tuần,nếu đông nhiều người,cũng đều đầy ngục.khắp thân tội nhân, có rắn sắt lớn, khổ độc của nó, hơn cả lửa mạnh ,lại có chim sắt, mổ thịt tội nhân, ngục tốt đầu trâu,tay cầm binh khí, phát tiếng hung tợn, như tiếng sấm sét, .bảo tội nhân:"Ngươi cố giết thai, phải chịu khổ này!"... Ta nếu nói sai, chẳng phải là Phật. Nữ nhân điên đảo, nghe phật nói rồi, té xỉu xuống đất,lần hồi tỉnh lại, tiếp bạch Phật rằng: -Kính Bạch Thế Tôn ! Chỉ một mình con, chịu đâu khổ này, hay chúng sanh nào, cũng chịu khổ ấy? Phổ Quang Như Lai bảo với Điên Đảo : - Con người trong thai, hình người đầy đủ, ở giữa hai nơi, ruột nn ruột già, giống như địa ngục, bị hai tảng đá, đè ép thân thể.Nếu mẹ ăn nóng , như địa ngục nóng, mẹ ăn thức lạnh, như địa ngục lạnh, trọn ngày khổ đâu.Ở trong vô minh, người còn ác tâm, uống thuốc độc! nghiệp ác của ngươi, tự đọa A-Tỳ.Tội nhân địa ngục chính ngươi đồng bọn Cô gái Điên Đảo,lại một lần nữa, khóc thưa đức Phật: - Con nghe người trí có nói lời rằng:"Nếu tạo điều ác, gặp Phật và Tăng, sám hối liền diệt.Giả như chết rồi,vào các địa ngục tạo chút ít phước,trở lại sanh thiên".Ý ấy thế nào, xin vì con dạy. Đức Phật phổ Quang Chánh Kiến Như Lai bảo Điên Đảo rằng: - Nếu có chúng sanh, tạo các nghiệp nặng, gặp Phật và Tăng, chí thành sám hối, không tạo lại nữa, tội được tiêu diệt. Giả sử mạng chung,vua Diêm Ma La, tra hỏi chưa định, mà những người sống, quyến thuộc kẻ mất, thỉnh Phật mời Tăng, trong vòng 7 ngày, chuyển đọc Kinh điển,Phương đẳng Đại thừa, đốt hương rãi hoa, sẽ có Diêm sứ, kiểm lại thiện ác, cầm phan năm màu sắc, đến chỗ Diêm Vương, trước sau Phan đó, ca vịnh tán thán, phát tiếng vi diệu, hòa nhã thuận thiện, bảo Diêm vương rằng:"Người này chứa thiện".Hoặc nhiều người chết, nội trong 7 ngày, do luc còn sống, tin theo tà đạo, nhận thức điên đảo, chẳng tin Phật pháp, kinh Điển Đại Thừa, không lòng hiếu thảo,không tâm từ bi, sẽ có Diêm sứ,cầm lá phan đen, trước sau phan đó, vô số ác quỷ, báo Diêm vương rằng:"kẻ này chứa ác". Đang lúc bấy giờ, Diem La Pháp Vương, thấy lá thần Phan, năm sắc đưa đến, lòng rát vui vẻ, lên tiếng xướng rằng:"Nguyện tội thân ta, cũng đồng người lành".Ngay trong lúc ấy, giữa các địa ngục, biến thành suối trong, núi đao rừng kiếm, như hoa sen mọc,tất cả tội nhân đều hưởng vui sướng.Nếu thấy phan đen, Diêm Vương tức giận, tiếng ác rung chuyển, đem các tội nhân,giao mười tám ngục, hoặc lên cây gươm, hoặc vào núi đao, hoặc nằm giường sắt, hoặc ôm trụ đồng, trâu sắc cày bừa,xay, nghiền, mài,giã một ngày một đêm, muôn lần chất sống,cho đến lần lượt, đọa ngục A_Tỳ, chịu đau khổ lớn, kiếp này kiếp khác,không hề dừng nghỉ. Khi Đức Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai nói chưa dứt lời, thì giữa hư không, co` tiếng hung tợn, gọi lên rằng:" Nữ nhân Điên Đảo ! Ngươi cố giết thai, mất báo đoản mạng, ta là sứ quỷ, cố đến bắt ngươi!". Người nữ Điên Đảo, kinh ngạc buồn khóc, ôm chân Đức Phật, kêu cứu lên rằng: -Cúi xin thế Tôn, vì con nói rộng, nhân duyên diêt tội, trong khoa giáo pháp, của các Đức Phật, dầu chết con cũng sẽ làm xong nguyện. Bây giờ, Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai, dùng thần lực Phật, bảo sứ quỷ rằng : -Sát quỷ Vô thường ! nay ta muốn vì nữ nhân Điên Đảo, nói Kinh Diệt tội, thọ mạng lâu dài, hãy đợi chốt lát, tụ sẽ chứng biết. Chánh Kiến Như Lai dạy bảo người nữ: -ngươi hãy lóng nghe! T sẽ vì ngươi, y cứ hàng ngàn Đức Phật quá khứ, nói Kinh Trường Thọ, là pháp bí yếu, của các Đức Phật, khiến cho bọn ngưoi, lìa khỏi đường ác. Điên Đảo nên biết ! Sát Quỷ vô thường đây, lúc nào cũng thường, rình tìm bắt người,khó mong thoát khỏi. Dẫu có vô lượng, trăm ngàn vàng ngọc, lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, mà đem chuộc mạng, cũng không thể được. Giả sử vua chúa, thái tử, quan lớn,trưởng giả v.v... cậy thế lực mình, nhưng rồi một khi, quỷ vô thường đến, cắt đức mạng quý, không một người nào, có thể thoát khỏi. Điên Đảo nên biết ! chỉ một chữ Phật, mới có thể khỏi, cái khổ lớn này. Hỡi này Điên Đảo ! Trên đời có hai hạng người dõng manh, rất là hiếm có, như hoa Ưu-Đàm, khó thể gặp gỡ.Một là hạng người không làm điều ác.Hai là có tội liền hay sám hối.Hai hạng như vậy, rất là hiếm có. Ngươi đã dốc lòng, sam hối với Ta, Ta sẽ vì ngươi, nói Kinh Trường Thọ,khiến ngươi khỏi khổ, vì quỷ vô thường. Điên Đảo nên biết! Trong đời sau này, lúc năm trược loạn, nếu có chúng sanh, tạo năm tội nặng: Giết cha, hại mẹ, thuốc độc trục thai, phá tháp hủy chùa, đập đổ tượng Phật, phá hòa hợp Tăng. Những chúng sanh nào, tạo các tội lỗi, ngũ nghịch như thế, nếu luôn thọ trì, Kinh Trường Thọ này, biên chép đọc tụng, tự mình biên chép, bảo người biên chép,vẫn được diệt tội, sanh về Phạm Thiên, huống gì người được thân thấy Ta. Lành tahy Điên Đảo ! Ngươi về vô lượng số kiếp xa xưa, gieo các căn lành, nay Ta nhân lời ngươi khéo thưa hỏi, ân cần sám hối, tức được chuyển thành, pháp luân Vô thượng, hay độ vô biên, biên khổ sống chết, có thể chiến đấu, với ma Ba Tuần, có thể xô ngã, tràng phan dựng lập, của ma Ba Tuần. Ngươi hay nghe kỹ; ta sẽ nương theo,chư Phật quá khứ, nói về giáo Pháp, Mười hai nhân duyên. Vô minh duyên Hành, Hành duyên cho Thức, THức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Lục nhập,Lục nhập duyên cho Ái,Ái duyên cho Thủ,Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sanh, Sanh duyên Lão tử, ưu bi khổ não... Nếu Vô minh diệt, ngay đó Hành diệt, Hành diệt tức Thức diệt. Thức diệt tức Danh sắc diệt. Danh sắc diệt tức Lục nhập diệt. Lục nhập diệt tức Xuc diệt. Xúc diệt tức Thọ diệt. Thọ diệt tức Ái diệt .Ái diệt tức Thọ diệt. Thủ diệt tức Hữu diệt. Hữu diệt tức Sanh diệt. Sanh diệt tức Lão, tử ưu bi khổ não diệt. Điên Đảo nên biết ! Tất cả chúng sanh, vì chẳng nhận ra, mừơi hai nhân duyên, do đó trôi lăn, trong biển sanh tử. Nếu có người nào, nhận ra diệu lý, mười hai nhân duyên, chính là thấy Phật, thấy Phật cũng chính là thấy Đức Phật, thấy Phật chính là thấy được Phật tánh.Tại sao vậy ? Bởi vì chư Phật, lấy đó làm tánh. Nay ngươi được nghe, ta nói pháp mười hai nhân duyên đây, là ngươi đã được, Phật tánh thanh tịnh, kham làm pháp khí. Ta sẽ vì ngươi, nói đạo Nhứt thừa, ngươi hãy tư duy, giữ gìn nhứt niệm. Nhứt niệm là nghĩa cũa tâm Bồ-Đề, và tam Bồ-Đề, gọi là Đại thừa, chư Phật Bồ-Tát, vì chúng snah mà phân biệt nói ba, ngươi hãy từng niệm, thường siêng giữ gìn, tâm Bồ-Đề ấy, chớ để quên mất. Giả sử có các rắn độc bốn Đại, quỷ dữ năm ấm, ba độc tham sâu si, giặc cướp sáu nhập, tất cả các ma, tìm đến khuấy nhiễu, chẳng thể biến đổi tâm Bồ-Đề này. Nhân vì được tâm Bồ-Đề như thế, mà thân như kim cang, tâm như hư khong, không gì trở ngại, chẳng thể hư hỏng. Do chẳng hư hỏng, cho nên liền được,Vô Thường Bồ-Đề, sẵn đủ bốn đức, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, bèn hay xa lìa, sát quỷ vô thường, cùng những nổi khổ, sanh, già, bệnh chết, hoặc các địa ngục... Khi Đức Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai, ở giữa đại chúng, nói pháp này thì trong khoảng không gian, sứ quỷ vô thường, nói lên rằng: "Con nghe Đức Phật, nói gaío pháp này, địa ngục thanh tịnh, biến thành ao sen. Nay con hiện bỏ cảnh giới sứ quỷ"/ Quỷ lại nói thêm :"Hỡi này Điên Đảo ! Khi ngươi đắc đạo, xin tế độ tôi". Bấy giờ, Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến Như lại bảo cô gái có tên Điên Đảo: - Ta đã vì ngươi, nói về mươi hai nhân duyên xong rồi, lại vì ngươi nói sáu Ba-la-mật. Sáu Ba-la-mật là : Trí tuệ Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, Tinh tấn Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Trì giới Ba-lamật, Bố thí Ba-la-mật. Sáu Ba-la-mật này, ngươi nên thọ trì. - Lại vì ngươi nói bài kệ thành Phật, của các Đức Phật về thời quá khứ, bài kệ đó là : Các hành đều vô thường, Vì là pháp sanh diệt, Sanh diệt nếu diệt rồi, Tịch diệt là an vui. Ngay trong lúc ấy, nữ nhân Điên Đảo, nghe pháp vui mừng, tâm bừng sáng lặng, tỉnh ngộ tỏ rõ. Do thần lực Phật, bèn bay lên không, cao hàng trăm thước, an tâm lặng ngồi. Bấy giờ. Có một vị Bà-la-môn, thuộc giòng tộc lớn, trong nhà rất giàu, không ai sánh kịp, bỗng mang bệnh nặng. Thầy thuốc xem bệnh, cầu tròng mắt người, hòa với thuốc tốt, trị liệu mới lành. Đại trưởng giả này, liền sai tôi tớ, đi khắp các đường, lớn tiếng rao rằng :"người nào co thể, nhẫn chịu đâu đớn,bán đôi tròng mắt, sẽ trả ngàn vàng, kho tàng quý giá, mặc tình sử dụng, không hề lẫn tiếc.." Nữ nhân Điên Đảo, nghe lời nói này, lòng rấtmừng rỡ,và tự nghĩ rằng :" Nay ta từ nơi Đức Phật, được nghe Kinh Trường Thọ mà dứt trừ nghiệp ác, tâm đã tỏ rõ, ngộ ra Phật Tánh, lại được lìa khỏi, sát quỷ vô thường,và khổ địa ngục, ta nen nghiền thân, đáp đền ơn Phật...".nghĩ xong lớn tiếng, xướng lên lời rằng:" Tuổi ta đã được bốn mươi chín, theo Phật nghe pháp, tên Kinh Trường Thọ, nay muốn nát thân, không tiếc xu mệnh, chép Kinh Trường Thọ, bốn mươi chín quyển, muốn cho chúng sanh, thọ trì đọc tụng. Ta cần bán mắt, để tả Kinh này, mắt ta vô giá, mặc tình người, tùy ý trả giá". Lúc ấy, vị trời Đế Thích, cới các thiên tử, đồng hóa ra 49 người đời, đến chổ Điên Đảo, nói với nguòi rằng:" Ta nguyện vì ngài, biên chép Kinh ấy, ngài xem xong rồi, tha hồ bán mắt". Nữ nhân Điên Đảo, lấy làm may mắn, mừng rỡ vô hạn, chẻ xương làm viết, xẻ thịt tay chân, lấy máu làm mực, cung cấp người viết, trong vòng bảy ngày,biên chép Kinh xong.Mọi người chép rồi, thưa Điên Đảo rằng:"Trước đây người hứa, bán đôi tròng mắt, công chúng tôi đem bán cho Bà-la-môn". Lức ấy, nữ nhân Điên Đảo ra lệnh kẻ Chien-đà-la moi con ngươi ra, đem giao cho bốn mươi chín người, đều xướng lên rằng: -Hiếm có ! Hiếm có ! Chẳng thể nghĩ bàn ! Vị nữ Điên Đảo , chẻ xương lấy máu, ghẻ lở nhơ uế, mà vẫn hay nhẫn, biên chép Kinh này, chúng ta nỡ nào lấy đôi tròng mắt !. Rồi các vị này, do lòng từ bi, bạch Điên Đảo rằng: - Chúng tôi trọn chẳng ham tròng mắt ngài, để đem bán cho người Bà-la-môn, mong ngài đắc đạo, để độ chúng tôi. Nguyện cho chúng tôi, bất cứ nơi nào, trong kiếp lai sanh, thường được cùng ngài, đồng chung một chỗ, làm thiện tri thức, tuyên nói Kinh này, cứu độ tất cả, chúng sanh tội khổ. Bấy giờ, Long Vương Nan-Đà v.v... dùng oai lực lớn, hóa các huyễn thuật, lấy trộm Kinh của nữ nhân Điên Đảo, để trong long cong, thọ trì cúng dường. Nữ nhân Điên Đảo, chỉ trong phút chốc, chợt chẳng thấy Kinh, rơi lệ nghẹn ngào, bèn bạch Đức Phật : - Kính bạch Thế Tôn ! Con xẻ thân ra, chép Kinh Trường Thọ, muốn khiến lan rộng, tất cả chúng sanh, nay con bỗng nhiên, chẳng biết tại đâu ? Lòng con bối rối, buồn rầu khó nhẫn. Phổ Quang Như Lai bảo với Điên Đảo : - Những Kinh của ngươi, tám bộ long vương, thỉnh về long cung, thọ trì cúng dường, ngươi nên vui mừng, chớ nên buồn bã. Lành thay Điên Đảo ! Ngươi sẽ nhờ dức công đức này mà, hết tuổi thọ rồi, sanh lên cõi trời, thuộc Vô Sắc giới, hưởng mọi vui sướng, mãi mãi chẳng còn, làm thân nữ nhân. Khi ấy, Điên Đảo bạch lên Đức Phật : - Kính Bạch Thế Tôn ! Sở nguyện của con, chẳng muốn sanh về cõi trời Vô Sắc, chỉ nguyện đời đời kiếp kiếp, luôn luôn được gặp Thế Tôn, tâm Phật chẳng thoát, bất cứ chỗ nào, cũng vì tất cả chúng sanh tội khổ, mà tuyên dương pháp này. Phật Phổ Quang bảo : - Lời ngươi dang dối. Điên Đảo lại thưa : - Nếu con nói dối, thì xin như trước, bị quỷ Vô Thường, đến bắt bức ngặt. Còn nếu thật tâm, xin những lở lói, trong thân của con, đối trước Đức Phật, đều trừ lành hết. - Ngay đó Diên Đảo, do sức thề nguyện, lành lại như cũ. - Phổ Quang Như lai bảo Điên Đảo rằng : - Ngươi hãy một lòng niệm Phật, thì sẽ từ một Phật quốc, đến Phật quốc khác, ngươi liền có thể, nhìn thấy vô lương, vô biên giới, của các Đức Phật, chẳng thể nghĩ bàn, mà chẳng cần đến, văn tự lời lẽ. - Lúc đó Điên Đảo, chỉ trong khoảnh khắc, liền chứng được tâm Vô Lượng Bồ-Đề, Vô sanh Pháp nhẫn. Đức Thế Tôn bảo ngài đại Bồ-Tát Văn Thù Sư Lợi : - Văn Thù nên biết, Phổ Quang Như Lai chính là thân Ta, nữ nhân Điên Đảo là thân ông vậy, bốn mươi chín người, là những Bồ-Tát, vừa mới phát ý. Ta về quá khứ, vô lượng vô biên, kiếp xưa trở lại, vì sự hộ thân, mà Ta luôn luôn, cùng với các ông, tuyên nói Kinh này, khiến cho tất cả chúng sanh, người nào có những nghiệp ác, nghe lọt vào tai, dù nữa bài kệ, của Kinh Trường Thọ trên đây, đều được diệt tội, nay lại nói thêm

Friday, July 6, 2012

Bồ Câu Lạy Phật





Chú chim bồ câu này có thể trong kiếp trước đã từng tin Phật. Nên kiếp này tuy đã đầu thai làm chim bồ câu nhưng nó vẫn nhớ cách cầu nguyện và sám hối trước hình tượng Phật. Chúng ta phải trân quý kiếp người của ta trong cuộc đời này. Hãy chú tâm đến từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Hãy tinh cần trì giới để ta không phải ân hận hối tiếc gì khi thân mạng này mất đi.