CÁCH
HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (Bài 20)
Tứ Đại là gì ? (4 Dhatus)
Thông thường có nhiều người hiểu lầm về những sự giải
thích không rõ ràng và chính xác về tứ đại, nôm na Đất Nước, Gió, Lửa. Cũng chẳng lạ khi có người
còn nói đã quán thấy Đất trong chén cơm !!! Thực sự đức Phật nói gì về 4 cái tính
chất của các vật thể đó ?. Đó là cứng mềm (solidity có khi nói là kết chắc hay
rời rạc), lỏng rắn (fluidity), nóng lạnh (energy) và lui tới (motion). Khi có 4
cái yếu tố này xuất hiện thì cũng có theo 4 cái phụ thuộc; đó là màu sắc
(color), mùi (smell), nếm (taste) và dinh dưỡng cho sinh tồn (nutriment). Tám cái
này không tách rời và tương tác như là một khối. Chúng nó thực sự chỉ là những
nguyên tử. Bạn không thể dùng mắt thường để thấy được. Khi chúng kết hợp nhóm cả
hằng vạn cái như thế thì chúng biến thành nhiều nhóm có hình dáng, kích thức,
kiểu cách khác nhau. Dù ở dạng nào, chúng vẫn giữ nguyên bản chất thực của chúng
là cứng mềm, nóng lạnh, lỏng rắn.... Chúng
có khả năng tinh vi che dấu bản chất sự thực đối với chúng ta bằng những biểu
hiện bề ngoài của chúng như hình thái (form), kiểu cách (shape), v.v... Cho nên Cái mà chúng ta thường cứ ngỡ chúng nó
là gọi là Tà Kiến.
Trong Nội thân chúng ta, tuỳ theo nghiệp thuần thục,
sự tác ý, nhiệt độ nội thân, thực phẩm, thì cái Thân của chúng ta thay đổi luôn
luôn như dòng nước chảy. Ngoại Thân chúng
ta cũng có các yếu tố tương tự này. Chúng cũng luôn thay đổi, đa phần là do nhiệt
độ tác động.
Khi những cái này kết hợp, Bạn đặt cho chúng nó cái
tên, xếp chúng vào loại , hạng mục. Sự thực tuyệt đối về chúng đang bị dấu dưới
cái hình dáng và vỏ bề ngoài.
Bạn muốn thực sự nhìn rõ về thực chất của tứ đại này
phải không ? Thiền Tuệ giúp Bạn đấy.
Xét về Tâm Ý (mental element)
Có 6 cái cơ quan ghi nhận sự cảm ứng của Thân (body).
Năm cái (căn) thuộc về Vật Lý (Thân) và cái thứ sáu thuộc về ý của não (Tâm).
Khi căn (sense organs) xúc tác với cảnh vật (objects) thì Thức (consciousness or
perception) phát sinh. Thí dụ: mắt (nhãn căn) đối cảnh (visible objects) thì cái
nhận biết của mắt (nhãn thức seeing consciousness) sinh ra. Khi chúng vừa sinh
ra lập tức chúng biến mất như là ánh chớp (lighting phyit-pyet), đến và đi,
sinh và diệt nhanh chóng đến nỗi chúng ta khó nhận biết chúng sinh diệt. Cũng
như thế, sinh diệt áp dụng cho 5 cái kia.
Bạn chỉ là một tổ hợp của các tứ đại (đất nước gió lửa)
và ngũ uẩn (sác thọ tưởng hành thức). Hãy suy xét kỹ xem, trong những cái đó chẳng
có cái nào là đàn ông, đàn bà, già, trẻ. Chỉ là những cái tên mà chúng ta tự đặt
ra cho cái hiện tượng đó mà thôi. Chúng ta tự đánh lừa mình nếu nói rằng
"Tôi Ngồi thiền", "Tôi đau mông" thì chính cái nhận định rằng Tôi (I, Me) dẫn đến Tà Kiến.
Chỉ có Danh (nama mental) và Sắc (rupa material). Đức Phật ví dụ người có tà kiến
như cầm lưỡi đao ngay cổ của mình, đứt đầu lúc nào không hay biết. Cái Tôi đó gọi
là Si Mê (delusion).
Nếu Bạn lấy một trong 6 cái này ra để quán xét thì Bạn
sẽ nhận ra chúng chỉ gồm có tứ đại (four dhatus). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức
luôn thay đổi không ngừng như dòng nước chảy; giống như dòng suy tư của con người.
Mỗi khi Bạn cố ngồi thiền để nhận bắt chúng thì chúng vuột khỏi tầm tay của Bạn.
Nhưng đừng lo lắng, nhân vào đó Bạn có thể phát triển sự nhận biết rõ về tánh Vô
Thường của pháp (Tuệ về Vô Thường), và Bạn cũng chẳng thể có tác động kiểm soát
được gì chúng. Như vậy Tuệ về Vô Ngã cũng phát sinh. Từ đó, bạn giảm bớt tà kiến
và có cái tăng trưởng về Chánh Kiến. Nơi ấy chẳng có cái Tôi (I, Me). Khi Bạn có
thể bào mòn tà kiến thì Bạn đã từ từ bước vào dòng thánh (semi sotapanna). Khi
Bạn tiêu diệt được hoàn toàn tà kiến thì Bạn chính thức đạt được Tư Đà Hoàn
(sotapanna).
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment