Thursday, May 25, 2017

LÀM SAO KHI CHẾT CÓ NỤ CƯỜI ? (BÀI 4)

6. Vòng tròn sinh tử duyên sinh ở đâu ?
          Có bạn đã thắc mắc cái vòng sinh tử luân hồi này ở đâu ra ? Ai làm ra nó ? Các bạn ơi, cái vòng oan nghiệt sinh tử này không phải hiện diện nơi chữ nghĩa, hay hình ảnh xa vời trừu tượng đâu ? Nó xuất hiện ngay mỗi lúc (khandha of the present) khi tâm chúng ta sinh ra. Cái vòng sinh tử này chính là cái sự hiện diện của các bạn ngay trong kiếp hiện tại. Nó ở trong cái Hành Uẩn của các bạn đó thôi. Trước hết, chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu 3 cái Tà Kiến (Sakkaya ditthi,  Sassata ditthi và Uccheda ditthi) nhé.
- Tà Kiến (Sakkaya ditthi): Tin rằng có "linh hồn" (permanent entity) trong cái thân ngũ uẩn. Cái tà kiến này sẽ cản trở hành giả khi thực hành quán xét Thiền Tuệ. Ảo ảnh trong tâm thức của hành giả về linh hồn sẽ tác động bốn loại sai lầm, mỗi loại liên quan đến 5 tà hành (khandhas). Tức là 20 tà kiến.
          - Tà Kiến (Sassata ditthi):  sẽ hướng đến Thường Kiến. Cho rằng Linh Hồn là thường. "Linh Hồn sẽ trở lại tái sinh cho tới khi Chuá Trời trở lại (Souls return to when Thy Kingdom comes). Họ tin vào sự hiện thực của đời này và đời sau. Có những tà kiến như thế, chẳng hạn như Linh Hồn Bất Tử (Long-Lived Spiritual Beings), như là Baka Brahma, tin rằng thân của hắn là bất hoại vì hắn đã diện kiến nhiều pháp phật, và đã thành tựu thông qua những bài khảo sát của các vị Phật này trong đời sống của hắn. Họ tin vào luật nhân quả, gieo thì gặt (karma), tin vào làm các thiện nghiệp (good deeds), chẳng quan tâm đến Niết Bàn hiện tại (immediate Nibanna), vui thích và thoả mãn với những cái cảm xúc hạnh phúc (sensual happiness), thoả thích với con cái, cháu, chắt, v.v. "bon-sin-san" hạnh phúc cảm xúc" ở một nơi nào đó hiện tại ..
- Tà kiến (Uccheda ditthi): Tin rằng Linh Hồn sẽ bị huỷ hoại sau khi chết, hay sau khi ch êết được sanh thiên do thiện nghiệp tạo ra trong kiếp này. Bạn sống rồi sẽ chết. Khi bạn chết thì sẽ bình an, thế thôi. Bạn biết có đời sau, nhưng chẳng quan tâm đến nó. Họ có tà kiến là đời này là đời chót. Không tin là làm tốt thì sẽ hưởng quả tốt sau này. Họ không sợ hãi khi làm các việc ác, bất thiện. Không ngần ngại làm các việc ác, phi đạo đức. Họ không tin là có Phật hay có nhân quả, đời sau.
Cả ba loại này đều có mặt ở trong bạn. Chúng được gọi là Tà Kiến. Khi đến chùa, nhà thờ, bạn gặp cả ba loại người này.
          Tất cả những tà kiến này đều phải thanh trừ khi hành trì vòng tròn duyên sanh nhân quả (Paticcasamuppada). Mọi ô nhiễm của tà kiến sẽ cản trở hành giả không cho kiến thức về giải thoát phát triển (liberating magga). Hành giả có tà kiến sẽ không thể nào hội nhập và thể nghiệm được Hiện Tượng Sinh Diệt của Ngũ Uẩn.

7 . Chấm dứt vòng Nhân Duyên sinh tử ở đâu?
          Nên nhớ rằng khi Vô Minh (Avijja) có mặt thì hành nghiệp (sankharas) cũng theo sau, và cứ như thế kéo dài một chuỗi nhân duyên không ngừng trong sinh tử luân hồi mãi mãi. Khi nào chúng ta tìm một lối thoát tốt nhất (tuệ giác), nơi ấy không còn vô minh. Giống như ánh sáng (tuệ giác) và bóng tối (vô minh), Kiến thức về Danh Sắc và Sự Sinh Diệt của chúng cũng theo đó mà chuyển hoá thành trí tuệ.
          Nếu luôn luôn có năng lực tỉnh giác quán chiếu (satipatthana) thì Bạn có thể phá vỡ dây xích luân hồi (samsara) này hay không ? Nếu Bạn biết rõ điều kiện và cách phá vỡ dây xích luân hồi này (phasa nirodho, vedana nirodho) thì nó không thể tồn tại. Khi Xúc (phasa) chấm dứt, thì Thọ (vedana) cũng chấm dứt. Có thể nói chắc rằng sự tỉnh giác quán chiếu liên tục về sự chấm dứt của Xúc (không còn sinh diệt của Xúc) sẽ dẫn đến sự chấm dứt (sự sinh diệt) của Thọ, đức Phật đã dạy như thế, các chư Thánh Tăng cũng thực chứng như thế, Bạn có tin không ?
          Hành giả trong lúc thiền tuệ luôn quán chiếu một cách tỉnh giác liên tục nhận ra rõ ràng sự thực bản chất và hoạt động của vòng Nhân Duyên Sinh Tử. Khi biết được cảm thọ xuất hiện càng ngày càng tăng, thì có lẽ nào Bạn lại không biết duyên của nó là Xúc ? Và như thế cái hoài nghi (viccikicca) của Bạn cũng chấm dứt. Đó là lý do chính mà chúng ta phải luôn tỉnh giác quan sát nhận diện Cảm Thọ (vedana) dù nó nhỏ vi tế đến mức nào chăng nữa. Cái kết quả thu nhặt được trong tiến trình tu tập nhận biết (satipatthana observing) cảm thọ thì do sự nhận biết quan sát, trí tuệ sẽ phát sinh và tăng trưởng.
          Các bạn ơi, chính cái trí tuệ (magga) do sự nhận biết quán chiếu thường xuyên các cảm thọ sinh diệt (vô thường) trên thân và tâm của chính các bạn giúp các bạn hiểu rõ vô thường và không còn sợ hãi khi phải đối diện cái chết. Như thế chính cái trí tuệ thanh tịnh này huỷ diệt mầm mống tham ái khao khát tái sanh (tanha) và dính mắc (upadana), rồi huỷ luôn nghiệp thức đi tái sanh (kamma), tái sanh (Zati), già (Zaya), chết (marana). Liên tục quán chiếu sự sanh diệt của cái Tâm của ta như thế thì tâm ta sẽ đến giai đoạn chấm dứt sinh diệt. Vòng nhân duyên sinh tử bị bẻ gãy. Những người nào đã bẻ gẫy sự sanh diệt của cái tâm sinh ra bởi cảm thọ thì sẽ không còn sợ hãi khi đối diện cái chết (tức cái vô thường của tâm). Người ấy không còn chút nghi ngờ (hoài nghi Doubts) gì nữa về cái chết và sự tái sinh nữa. Do đó người ấy không còn chút sợ hãi khi phải đối diện cái chết.
          Vì cái Cảm Thọ ấy không phải là Ta (I, Me, Mine). Nó không có chủ thể. Nó luôn luôn sinh diệt. Đức Phật dạy trong một giây có 176 460 tỷ tâm thức sinh diệt và được ghi nhận bằng cái thức bé tí xíu của ta. Hỡi các bạn, nếu các bạn luôn liên tục quán chiếu và theo bám sát về sự sanh diệt của tâm như thế, thì khi Bạn cận chết thử hỏi có cái tham ái (tanha) nào còn dính với Bạn hay không ? Và còn cái Thủ giữ  (upadana) dính mắc có thể phát sinh không ? Nhân đã huỷ mất, thì quả có thể sinh khởi nữa hay không? Liệu Thức tái sinh (Zati) còn có thể sinh khởi hay không ? Không có Thức Tái Sanh thì Bạn sẽ thong dong muốn đi đâu hay ở đâu là tuỳ ý.
          Tóm lại, theo lời đức Phật dạy, tất cả chỉ là hiện tượng sinh diệt của các pháp tự nhiên như thế. Nhờ sự tu tập hành trì theo đuổi quán chiếu liên tục không gián đoạn Bạn sẽ phát sinh và tăng trưởng một loại trí tuệ (magga), loại tri kiến chân thật dẫn đến Niết Bàn (magga leading on the path to Nirvana, there is no other way). Không có lối nào khác. Khi trí tuệ chứng nghiệm về sự sinh diệt vô thường đã phát sinh, thì liệu có còn nguyên nhân nào của Nhân Duyên Sinh Tử dẫn đến tiếp tục tái sinh khổ đau nữa hay không ? Khi đã biết rõ ràng bằng thực nghiệm (không lý thuyết) hoặc chứng nghiệm như thế thì liệu rằng Bạn còn khởi chút nghi ngờ gì (viccikaccha) hay không ? Khi đã thực chứng được sự Phit-pyet (sự sinh diệt) của các pháp thì khi phải đối diện sự chết, Bạn biết chắc rằng chính tự mình sẽ vào dòng thánh quả (4 quả vị sotapanna, sakadagami, angami, và arahant) thì có gì mà Bạn sợ hãi nữa, có phải thế không ? Ngược lại, những người không hiểu biết và không thể chấm dứt vòng nhân duyên sinh tử này thì rất hoảng sợ khi họ phải đối diện với cái chết.
          Bạn nên tinh tấn trong việc quán chiếu thường xuyên các cảm thọ (vedana). Đừng đợi tới lúc gần chết mới lo quán xét nhé. Trong lúc còn sống, bạn hãy tinh tấn luôn luôn ghi nhận quan sát các cảm thọ và sự sinh diệt của chúng. Tuệ do sự ghi nhận thường xuyên này sẽ phát triển và giúp bạn nhận rõ vô thường và vô ngã. Bạn cần quán sát điểm chuyển hướng của THỌ sang Tham Ái. Khi bạn thể nghiệm được vô thường của các pháp trong đó có cả cảm thọ, thì Tham Ái chấm dứt, và Thủ cũng bị triệt tiêu. Tiến trình đó được gọi là Vedana Nirodho – Tanha Nirodho. Khi tuệ tri (Observing Magga) phát sinh thì các cảm thọ (sensational feelings vedana) cũng chấm dứt. Đó là mục tiêu chính của việc hành trì.
          Khi bạn ở trong trạng thái nhận biết rõ ràng về sinh diệt của cảm thọ thì tuệ phát sinh. Nhưng chớ tưởng lầm là Tham Ái đã chấm dứt. Thực sự là do sự hành trì thiền tuệ miên mật mà Tham Ái không có có hội sinh ra thì làm sao còn có diệt, phải không các bạn ?
          Cái kiến thức giúp bạn quán xét cái sanh diệt của Thọ gọi là Magga (Tuệ) nó sẽ giúp Bạn giải quyết vấn đề khổ đau sinh tử luân hồi. Tiếng Phạn gọi là trạng thái Tanha Nirodha (Bào mòn tham ái). Đồng thời, khi trạng thái sinh và diệt của Thọ cùng lúc thì cũng là lúc cao độ của sự nhận biết sinh diệt của Thọ. Nó dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống sinh diệt của Thọ. Có nghĩa là viễn ảnh nhận biết hay thể nghiệm Niết Bàn là đương nhiên.
          Tóm lại, Tanha Nirodha (bào mòn tham ái) sẽ dẫn đến Upadana Nidhora , và rồi Bhava Nirodha (huỷ diệt khát vọng tái sanh). Zati (cảnh giới khổ) không còn cơ hội chen vào. Và như thế toàn bộ tiến trình của 6 đường (Zara-marana) không còn chi phối hay ảnh hưởng nữa.
          Bạn cần hiểu rõ và thể nghiệm trạng thái summum bonum; sự chấm dứt sinh diệt của các pháp trong hơi thở. Có nghĩa là chấm dứt sự khổ đau đồng nghĩa với An Lạc hay Cực Lạc, phải thế không các bạn? Nếu bạn không muốn bị sợ hãi và sinh vào cảnh khổ sau khi chết thì bạn hãy cố gắng tinh tấn tỉnh giác quán chiếu cảm thọ và sự sinh diệt của chúng. Chỉ trong một đời này thôi bạn ơi. Không cần phải đợi kiếp sau! Phật dạy quá rõ ràng, ngay trong đời này, kiếp này.
          Bây giờ là do Bạn quyết định sự tái sinh của Bạn thôi nhé. Vedana paccaya Tanha. Tanha paccaya Upadana. Upadana paccaya Kama-bhava. Kma-bhava paccaya Peta Zati. Zati paccaya marana. Bất cứ sự tái sinh nào (zati) cũng sẽ phải chịu quy luật sinh diệt Jara, Marana, soka, parideva , dukkha, domanassa, upayasa. Khổ não sẽ kéo theo sau.


No comments:

Post a Comment