Thursday, December 15, 2016

Đại Thừa cũng chết. Nguyên Thuỷ cũng chết. Chỉ có TA là không chết.

Đại Thừa cũng chết. Nguyên Thuỷ cũng chết. Chỉ có TA là không chết.
Suốt mấy hôm nay trời mưa tầm tả, vần vũ. Long Vương đến che mây nên mưa càng lớn.
Khuya chợt nhớ đến trong Kinh Tứ Niệm Xứ Phật dạy: Chư tăng nên tìm một gốc cây trong rừng ngồi thiền, lưng thẳng, thở vào thở ra...... Thì nghe một tiếng sét lớn đánh vào cái cây bên cạnh cái cốc của Sư, đổ cái rầm. Nó đổ hướng khác, không đè lên cái cốc con con của Sư. (chớ nói may rủi, sống là cái rủi ?) Bước ra xem thì thấy cái gốc cây có một lá pháp ấn của một vị Sư Mật Tông (Đại Thừa) nhân dịp đến thăm Sư gắn vào đó đã từ lâu để bảo quản cái cây che mưa nắng cho Sư an toàn, và chú nguyện cho Sư tu mau thành..... (cái gì đó đó..)
Chợt ngộ thêm lẽ vô thường và thường. Cái Cây Vô Thường. còn TA vẫn Thường.
Một thị giả chạy lại đưa một ly nước lạnh. Mô Phật đêm khuya 2 giờ sáng ở cái núi lạnh 6 độ C (như cái tủ lạnh) mà có một ly nước lạnh thì cũng thú vị nhỉ. Nghĩ đến tấm lòng (thường) của chú nên nâng ly uống vào lạnh buôt xương (vô thường). Chợt khởi tâm cười khan, không lẽ TA mắng nó, hay TA mắng ta. Cái VÔ MINH này từ đâu có nhỉ ? Lại chợt nghĩ đến Phẩm Đa Bảo (Kinh Pháp Hoa) rồi tự hỏi tu mãi mong thấy Phật nhưng thấy rồi để làm gì nhỉ ? Kẻo như Tứ Tổ đảnh lễ Phật giả khi ma hoá hình thì khốn khổ thêm..
Dù sao thì TA vẫn còn đây...
Suốt đời TA là kẻ điên rồ khi nghĩ rằng thực sự có “tôi” và “người khác”. TA làm đủ trò để nổi bật trong đám đông, nhưng trong thực tế thì không có “ta” hay “người khác”. Chỉ là những đám múa rối... hát tuồng...
Phật pháp có nghĩa là liền một mảnh. Vậy thì đường ranh nào chạy giữa bạn và tôi? Chúng ta đều hành xử như thể có đường chia tách bạn và thù, đại và tiểu, bắc và nam, nguyên thuỷ và không nguyen thuỷ. Chúng ta đã quen quá với cách suy nghĩ đó, ta tin rằng và chấp rằng đường chia đó thực sự hiện hữu.
Tất cả chúng ta đều biết là một đứa trẻ đang khóc có thể biến nước mắt thành tiếng cười khi bạn cho nó cái bánh. Cái mà những kẻ phàm phu như chúng ta gọi là hạnh phúc cũng không hơn thế bao nhiêu.
Nghèo hay giàu, quyền hay không, thông minh hay ngu dốt, quan trọng hay không quan trọng - không có gì hiện hữu. Chúng chỉ là ánh sáng đom đóm điện tử lấp lánh trên các làn sóng năng lượng của vũ trụ.
Người có nhiều ham muốn rất dễ bị lường gạt. Ngay cả những kẻ lừa phỉnh đại tài nhất cũng không mong được gì từ người không có lòng tham muốn.
Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.
“Loài nào đứng trên mặt đất mà không đi tới cũng chẳng đi lui?”. Đai thiền sư Nhật Kyuho trả lời, “Là con cừu đá với con cọp đá: trước sau gì chúng cũng mệt mỏi khi phải kình chống nhau”. Con cừu đá không nhúc nhích. Con cọp đá cũng không nhảy chồm lên vì đói. Điểm mấu chốt là đó - hãy đối mặt với sự việc vượt lên cả suy tư.
BỞI THẾ
Thiền có ích gì? Hoàn toàn không! Nhưng cái “chẳng ích lợi gì” này phải thấm vào xương thịt bạn cho đến khi bạn thực sự thực hành cái “chẳng ích lợi gì”.
Thiền có thể giúp bạn trở thành người tốt hơn bằng cách hành thiền không ?. Nhưng thiền không phải là về việc học làm thế nào để thành một con người. Thiền là chấm dứt việc tiếp tục làm người (đầy tham ái và lỗi lầm).
Bạn nghĩ, “Khi thiền, tôi bị ảo tưởng!”. Sai ! Sự thật là chỉ khi hành thiền bạn mới ý thức đến các ảo tưởng của mình. Khi bạn quay cuồng với ảo tưởng của mình, bạn đâu hề để ý tới chúng. Như khi say rượu bạn có biết mình say hay không ? Khi bạn yêu thich cái gì thì bạn có còn biết bạn là ai không ? Lúc bạn hành thiền, một con muỗi chích, bạn cũng biết ngay. Nhưng khi bạn đang quay cuồng, thì con cọp sau lưng, bạn cũng không hề hay.
Trich nơi nào đó...
Bạn luôn CHẠY theo người khác. Nếu họ ăn khoai chiên, bạn cũng đòi ăn khoai chiên. Nếu ai đó ăn kẹo, bạn cũng muốn ngậm kẹo. Nếu ai đó thổi còi, bạn cũng kêu đòi: “Mẹ ơi, mua cho con cái còi”. Và điều đó không chỉ xảy ra đối với con trẻ.
Khi mùa xuân tới, bạn quay cuồng theo mùa xuân. Khi thu đến, bạn chạy theo mùa thu. Ai cũng chờ đợi thứ gì đó để chạy đuổi theo. Có người còn kiếm sống được nhờ sự chạy đuổi theo đó - họ làm nghề quảng cáo.
Với từng cá nhân, chúng ta còn chịu đựng nổi, nhưng khi họ lập thành nhóm, họ bắt đầu trở nên quái dị. Họ bị rơi vào sự ngu ngốc của nhóm, của bầy đàn.
Khi sống trong sự ngu ngốc của nhóm, chúng ta lẫn lộn giữa sự cuồng điên và kinh nghiệm thực sự. Nên điều quan trọng là bạn phải rõ ràng về bản thân, và thức tỉnh khỏi cơn điên đó. Thiền có nghĩa là rời bỏ bầy đàn và tự đi trên đôi chân của mình.
Hết trích...
Một đêm khuya mua gió lớn sém chết
mùa lá rụng năm ấy

Đại Thừa cũng chết. Nguyên Thuỷ cũng chết. Chỉ có TA là không chết.

Đại Thừa cũng chết. Nguyên Thuỷ cũng chết. Chỉ có TA là không chết.
Suốt mấy hôm nay trời mưa tầm tả, vần vũ. Long Vương đến che mây nên mưa càng lớn.
Khuya chợt nhớ đến trong Kinh Tứ Niệm Xứ Phật dạy: Chư tăng nên tìm một gốc cây trong rừng ngồi thiền, lưng thẳng, thở vào thở ra...... Thì nghe một tiếng sét lớn đánh vào cái cây bên cạnh cái cốc của Sư, đổ cái rầm. Nó đổ hướng khác, không đè lên cái cốc con con của Sư. (chớ nói may rủi, sống là cái rủi ?) Bước ra xem thì thấy cái gốc cây có một lá pháp ấn của một vị Sư Mật Tông (Đại Thừa) nhân dịp đến thăm Sư gắn vào đó đã từ lâu để bảo quản cái cây che mưa nắng cho Sư an toàn, và chú nguyện cho Sư tu mau thành..... (cái gì đó đó..)
Chợt ngộ thêm lẽ vô thường và thường. Cái Cây Vô Thường. còn TA vẫn Thường.
Một thị giả chạy lại đưa một ly nước lạnh. Mô Phật đêm khuya 2 giờ sáng ở cái núi lạnh 6 độ C (như cái tủ lạnh) mà có một ly nước lạnh thì cũng thú vị nhỉ. Nghĩ đến tấm lòng (thường) của chú nên nâng ly uống vào lạnh buôt xương (vô thường). Chợt khởi tâm cười khan, không lẽ TA mắng nó, hay TA mắng ta. Cái VÔ MINH này từ đâu có nhỉ ? Lại chợt nghĩ đến Phẩm Đa Bảo (Kinh Pháp Hoa) rồi tự hỏi tu mãi mong thấy Phật nhưng thấy rồi để làm gì nhỉ ? Kẻo như Tứ Tổ đảnh lễ Phật giả khi ma hoá hình thì khốn khổ thêm..
Dù sao thì TA vẫn còn đây...
Suốt đời TA là kẻ điên rồ khi nghĩ rằng thực sự có “tôi” và “người khác”. TA làm đủ trò để nổi bật trong đám đông, nhưng trong thực tế thì không có “ta” hay “người khác”. Chỉ là những đám múa rối... hát tuồng...
Phật pháp có nghĩa là liền một mảnh. Vậy thì đường ranh nào chạy giữa bạn và tôi? Chúng ta đều hành xử như thể có đường chia tách bạn và thù, đại và tiểu, bắc và nam, nguyên thuỷ và không nguyen thuỷ. Chúng ta đã quen quá với cách suy nghĩ đó, ta tin rằng và chấp rằng đường chia đó thực sự hiện hữu.
Tất cả chúng ta đều biết là một đứa trẻ đang khóc có thể biến nước mắt thành tiếng cười khi bạn cho nó cái bánh. Cái mà những kẻ phàm phu như chúng ta gọi là hạnh phúc cũng không hơn thế bao nhiêu.
Nghèo hay giàu, quyền hay không, thông minh hay ngu dốt, quan trọng hay không quan trọng - không có gì hiện hữu. Chúng chỉ là ánh sáng đom đóm điện tử lấp lánh trên các làn sóng năng lượng của vũ trụ.
Người có nhiều ham muốn rất dễ bị lường gạt. Ngay cả những kẻ lừa phỉnh đại tài nhất cũng không mong được gì từ người không có lòng tham muốn.
Phật giáo có nghĩa là vô ngã, không có gì để đạt được.
“Loài nào đứng trên mặt đất mà không đi tới cũng chẳng đi lui?”. Đai thiền sư Nhật Kyuho trả lời, “Là con cừu đá với con cọp đá: trước sau gì chúng cũng mệt mỏi khi phải kình chống nhau”. Con cừu đá không nhúc nhích. Con cọp đá cũng không nhảy chồm lên vì đói. Điểm mấu chốt là đó - hãy đối mặt với sự việc vượt lên cả suy tư.
BỞI THẾ
Thiền có ích gì? Hoàn toàn không! Nhưng cái “chẳng ích lợi gì” này phải thấm vào xương thịt bạn cho đến khi bạn thực sự thực hành cái “chẳng ích lợi gì”.
Thiền có thể giúp bạn trở thành người tốt hơn bằng cách hành thiền không ?. Nhưng thiền không phải là về việc học làm thế nào để thành một con người. Thiền là chấm dứt việc tiếp tục làm người (đầy tham ái và lỗi lầm).
Bạn nghĩ, “Khi thiền, tôi bị ảo tưởng!”. Sai ! Sự thật là chỉ khi hành thiền bạn mới ý thức đến các ảo tưởng của mình. Khi bạn quay cuồng với ảo tưởng của mình, bạn đâu hề để ý tới chúng. Như khi say rượu bạn có biết mình say hay không ? Khi bạn yêu thich cái gì thì bạn có còn biết bạn là ai không ? Lúc bạn hành thiền, một con muỗi chích, bạn cũng biết ngay. Nhưng khi bạn đang quay cuồng, thì con cọp sau lưng, bạn cũng không hề hay.
Trich nơi nào đó...
Bạn luôn CHẠY theo người khác. Nếu họ ăn khoai chiên, bạn cũng đòi ăn khoai chiên. Nếu ai đó ăn kẹo, bạn cũng muốn ngậm kẹo. Nếu ai đó thổi còi, bạn cũng kêu đòi: “Mẹ ơi, mua cho con cái còi”. Và điều đó không chỉ xảy ra đối với con trẻ.
Khi mùa xuân tới, bạn quay cuồng theo mùa xuân. Khi thu đến, bạn chạy theo mùa thu. Ai cũng chờ đợi thứ gì đó để chạy đuổi theo. Có người còn kiếm sống được nhờ sự chạy đuổi theo đó - họ làm nghề quảng cáo.
Với từng cá nhân, chúng ta còn chịu đựng nổi, nhưng khi họ lập thành nhóm, họ bắt đầu trở nên quái dị. Họ bị rơi vào sự ngu ngốc của nhóm, của bầy đàn.
Khi sống trong sự ngu ngốc của nhóm, chúng ta lẫn lộn giữa sự cuồng điên và kinh nghiệm thực sự. Nên điều quan trọng là bạn phải rõ ràng về bản thân, và thức tỉnh khỏi cơn điên đó. Thiền có nghĩa là rời bỏ bầy đàn và tự đi trên đôi chân của mình.
Hết trích...
Một đêm khuya mua gió lớn sém chết
mùa lá rụng năm ấy