8. Chỉ
Một Kiếp Này mà thôi.
Một
hôm, Du sỹ Vacchagotta đến hỏi Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn! Có vị nào không đoạn trừ kiết sử ngay trong hiện tại mà sau khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau không?
- Không có trường hợp đó.
- Có vị nào không đoạn trừ kiết sử ngay trong hiện tại mà sau khi thân hoại mạng chung được sanh thiên không?
- Không những có mà có rất nhiều.
- Có ai không tu tập giáo pháp của Thế Tôn nhưng họ tu tập theo các giáo phái khác, sau khi mạng chung đoạn tận khổ đau không?
- Không có ai cả.
- Có hạng ngoại đạo nào sau khi mạng chung được sanh thiên không?
- Dù ta nhớ 91 kiếp cũng không thấy hạng ngoại đạo nào sanh thiên chỉ trừ những hạng ngoại đạo có chủ thuyết về nghiệp.
- Bạch Thế Tôn! Có vị nào không đoạn trừ kiết sử ngay trong hiện tại mà sau khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau không?
- Không có trường hợp đó.
- Có vị nào không đoạn trừ kiết sử ngay trong hiện tại mà sau khi thân hoại mạng chung được sanh thiên không?
- Không những có mà có rất nhiều.
- Có ai không tu tập giáo pháp của Thế Tôn nhưng họ tu tập theo các giáo phái khác, sau khi mạng chung đoạn tận khổ đau không?
- Không có ai cả.
- Có hạng ngoại đạo nào sau khi mạng chung được sanh thiên không?
- Dù ta nhớ 91 kiếp cũng không thấy hạng ngoại đạo nào sanh thiên chỉ trừ những hạng ngoại đạo có chủ thuyết về nghiệp.
Trong
một lần khác du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đi đến thăm Thế Tôn. Đức Phật
bảo:
- Này Vacchagotta ta sẽ giảng giáo pháp vắn tắt, ông hãy khéo tác ý
- Thưa vâng! Bạch Thế Tôn!
- Tham, sân, si là bất thiện; vô tham, vô sân, vô si là thiện. Nếu một vị Tỳ kheo đoạn trừ tận gốc rễ “ái” thì vị đó trở thành bậc A-la-hán, đã đặt gánh nặng xuống, đã tận trừ hữu kiết sử, thành tựu chánh trí giải thoát.
- Bạch Thế Tôn! trong đây có vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào đệ tử của Ngài thành tựu được chánh trí giải thoát hay không?
- Không những có mà có rất nhiều vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni đã thành tựu được chánh trí giải thoát.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể nhìn thấy. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
- Này Vacchagotta ta sẽ giảng giáo pháp vắn tắt, ông hãy khéo tác ý
- Thưa vâng! Bạch Thế Tôn!
- Tham, sân, si là bất thiện; vô tham, vô sân, vô si là thiện. Nếu một vị Tỳ kheo đoạn trừ tận gốc rễ “ái” thì vị đó trở thành bậc A-la-hán, đã đặt gánh nặng xuống, đã tận trừ hữu kiết sử, thành tựu chánh trí giải thoát.
- Bạch Thế Tôn! trong đây có vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào đệ tử của Ngài thành tựu được chánh trí giải thoát hay không?
- Không những có mà có rất nhiều vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni đã thành tựu được chánh trí giải thoát.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể nhìn thấy. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
Sau khi
xuất gia được nửa tháng Tỳ kheo Vacchagotta đi đến Thế Tôn thưa:
- Bạch Thế Tôn! Con đã chứng đạt trí hữu học và minh hữu học, mong Thế Tôn dạy cho con pháp khác cao hơn.
- Bạch Thế Tôn! Con đã chứng đạt trí hữu học và minh hữu học, mong Thế Tôn dạy cho con pháp khác cao hơn.
- Vậy
thì ông hãy tu tập các đề mục thiền chỉ (samatha) và thiền quán (vipassana)
trong bốn lĩnh vực thân, thọ, tâm, pháp.
Rồi Tôn
giả Vacchagotta tu tập không phóng dật, không bao lâu đạt được thắng trí hướng
đến Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại
không có đời khác nữa; Tôn giả Vacchagotta đã trở thành một vị A-la-hán.
9.
Sotapanna là gì ?
Đức Phật hỏi: “Nầy Sariputta, mọi nơi người ta đều nói
đến Sotapanna, vậy thì một người như thế nào được gọi là Sotapanna?”[1]
Ngài Xá
Lợi Phất thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, một người có tám đặc tính của Thánh Đạo được gọi là Sotapanna. Chữ Sotapanna có
thể được dùng để gọi một người đã đạt quả Tu Đà Hoàn. Người có đủ tám đặc tính
của Thánh Đạo là người đã tới dòng nước Thánh Đạo lần đầu tiên còn gọi là Nhập
Lưu Thánh Đạo. Thật vậy, quả vị Sotapanna là Thánh đạo trước tiên, sau đó mới
đến Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Bởi thế cho nên người ta gọi bậc Thánh đầu
tiên là nhập lưu.
Đức
Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phất: “Nầy Xá Lợi Phất, mọi nơi đều nói pháp giúp trở
thành bậc Tu Đà Hoàn. Vậy thì pháp nào đã giúp người đó trở thành Tu Đà Hoàn.”
Ngài Xá
Lợi Phất thưa: “Bạch Đức Thế Tôn, có bốn yếu tố giúp hành giả trở thành bậc Tu
Đà Hoàn:
1. Thân cận bậc thiện trí thức.
2. Nghe giáo pháp từ bậc thiện trí thức.
3. Có sự chú tâm sáng suốt vào giáo pháp.
4. Tinh tấn thực hành thiền tuệ dẫn đến Niết Bàn.
1. Thân cận bậc thiện trí thức.
2. Nghe giáo pháp từ bậc thiện trí thức.
3. Có sự chú tâm sáng suốt vào giáo pháp.
4. Tinh tấn thực hành thiền tuệ dẫn đến Niết Bàn.
Bậc Tư
Đà Hoàn có bốn đặc tính sau đây:
1. Có niềm tin đúng đắn không thối chuyển vào sự giác ngộ và đấng giác ngộ.
2. Có niềm tin đúng đắn không thối chuyển vào Giáo Pháp của vị Giác Ngộ là con đường đưa đến sự giải thoát.
3. Có niềm tin đúng đắn không thối chuyển vào chư Tăng, những vị đã chứng đắc hay đang trên con đường thanh tịnh hóa đi tới chứng đắc sự giác ngộ giải thoát.
4. Nghiêm trì giữ giới luật trong sạch của bực Thánh, ngay cả nơi 6 căn trong từng sát na.
1. Có niềm tin đúng đắn không thối chuyển vào sự giác ngộ và đấng giác ngộ.
2. Có niềm tin đúng đắn không thối chuyển vào Giáo Pháp của vị Giác Ngộ là con đường đưa đến sự giải thoát.
3. Có niềm tin đúng đắn không thối chuyển vào chư Tăng, những vị đã chứng đắc hay đang trên con đường thanh tịnh hóa đi tới chứng đắc sự giác ngộ giải thoát.
4. Nghiêm trì giữ giới luật trong sạch của bực Thánh, ngay cả nơi 6 căn trong từng sát na.
Bậc Tu
Đà Hoàn cần thanh lọc những cái gì trong 10 triền cái ?
1. Thân
Kiến chính là Tà Kiến, chấp Thân là có hay là không có.
2. Hoài Nghi, nghi ngờ về thân, pháp, sự giác ngộ
3. Giới cấm thủ - nghi lễ rườm ra không cần thiết và không dẫn đến sự thanh lọc thân và tâm
2. Hoài Nghi, nghi ngờ về thân, pháp, sự giác ngộ
3. Giới cấm thủ - nghi lễ rườm ra không cần thiết và không dẫn đến sự thanh lọc thân và tâm
Có mấy
loại Tư Đà Hoàn sotapanna ?
Vị Tu Đà Hoàn còn sống trên thế gian nầy bảy kiếp và chia ra làm ba hạng:
1. Ekavisi Sotapana: (Vị Tu Đà Hoàn chỉ còn một kiếp nữa thì giác ngộ đạo quả A La Hán).
2. Kolan Kola: (Vị Tu Đà Hoàn còn trải qua từ một đến sáu kiếp sống).
3. Sattakkhattu Parama Sotapanna: (Vị Tu Đà Hoàn còn phải trải qua bảy kiếp sống).
Tu Đà Hoàn được phân hạng như trên tùy theo các tuệ giác mà các Ngài đạt được trong khi hành thiền.
- Bậc Tu Đà Hoàn thứ nhất đạt được các tuệ giác hoàn hảo.
- Bậc Tu Đà Hoàn thứ hai đạt được các tuệ giác trung bình.
- Bậc Tu Đà Hoàn thứ ba đạt được các tuệ giác ở mức thấp hơn.
Vị Tu Đà Hoàn còn sống trên thế gian nầy bảy kiếp và chia ra làm ba hạng:
1. Ekavisi Sotapana: (Vị Tu Đà Hoàn chỉ còn một kiếp nữa thì giác ngộ đạo quả A La Hán).
2. Kolan Kola: (Vị Tu Đà Hoàn còn trải qua từ một đến sáu kiếp sống).
3. Sattakkhattu Parama Sotapanna: (Vị Tu Đà Hoàn còn phải trải qua bảy kiếp sống).
Tu Đà Hoàn được phân hạng như trên tùy theo các tuệ giác mà các Ngài đạt được trong khi hành thiền.
- Bậc Tu Đà Hoàn thứ nhất đạt được các tuệ giác hoàn hảo.
- Bậc Tu Đà Hoàn thứ hai đạt được các tuệ giác trung bình.
- Bậc Tu Đà Hoàn thứ ba đạt được các tuệ giác ở mức thấp hơn.
10. Chấm dứt Sinh Tử thông qua 4 quả vị
Thánh.
Trong
thời Phật còn tại thế, một hôm Ngài trưởng lão Kotthika đến gặp Ngài Sariputa
để hỏi: “Thưa Ngài Sư huynh Sariputa , một người thường thế tục (puthujjana) đã
thanh tịnh giới sila và có sự hiểu biết đúng đắn (yonisomanasikara) phải làm gì
và làm như thế nào để có thể chứng quả tuệ giác của Tư Đà Hoàn Sotapanna ? “.
Ngài
Sariputa trả lời: “Này hiền giả Kotthika, người thế tục có giới hạnh và thái độ
chân chính muốn đạt tới Tư Đà Hoàn sotapanna cần phải luôn luôn quán niệm bản
chất sinh và diệt của Danh Sắc”. Ngài Kotthika lại hỏi tiếp: “Thưa Ngài, xin
cho con được hỏi lần nữa. Vị Tư Đà Hoàn phải làm gì và làm như thế nào để có
thể chứng Tư Đà Hàm Sagadagami Magga”. Ngài Sariputa cũng trả lời y như trước
là phải quán chiếu và chứng nghiệm sinh diệt của Danh Sắc. Và cứ thế áp dụng
cho quả vị A Na Hàm Angami và A La Hán Arahant. Ngài Sariputa nhấn mạnh thêm là
ngay cả một vị A La Hán cũng phải luôn luôn quán chiếu bản chất sanh – diệt của
các pháp để có thể tiếp tục an trú trong quả vị này Phala Samapatti.
Xin nói
rõ thêm ở đây, thái độ chân chánh Yonisomanasikara (right attitude) đối với sự
nhận biết Sắc (Rupa) là Sắc (Rupa corporeality), trong đó không có cái TA, của
TA (I, Me, Mine), và Cảm thọ chỉ là Cảm Thọ, Sanna và Sankhara là Sanna và
Sankhara. Yonisomanasiraka có nghĩa là THẤY NHƯ THỰC, thấy chúng thực như là
qua thực chứng Nhân Duyên Sinh Diệt (Paramattha Dhamma Sự thật Tuyệt Đối).
Như vậy
theo đoạn kinh trên, Danh Sắc hay Ngũ Uẩn chỉ là đề mục cho hành giả quán
chiếu, mà chính cái Tuệ Giác do chứng nghiệm được sự sanh diệt (bản chất vô
thường) của các Pháp mới dẫn đến quả vị và thoát ly vòng trói buộc sanh tử. Hễ
thấy và hiểu được vô thường thì chứng được luôn Vô Ngã .
No comments:
Post a Comment