Wednesday, June 28, 2017

Đến Đi

Đến Đi

Sương khuya len l
én vào thảo cốc

Lá khô xào xạc bước em đi
Lương Võ Đế hay hồn Thiên Võ Tắc
Ở hay về, em nào biết giác mê.....

Bước nhẹ Sư g
ọi bụi trần mng
Em về sương khói lạnh thu đông
Âm Dương hai nẻo, nào hay biết
Sắc Danh còn mất, ai chạnh lòng...

Sư MT và con rắn


Identity and Identify is the process of vedana feelings (the citta minds) (lesson 29)

HOW TO ERADICATE FEELINGS VEDANA (Lesson 29)

Identity and Identify is the process of vedana feelings (the citta minds)

When you hear a sound, your immediate emotional reaction is through your five faculties eyes, ears, nose, tongue, body to identify the sound as dog barking, bird singing etc.. It will generate mental formations. This will activate the sensations in your contacted parts and vibrate the nervous system to feed the received data back to the brain. The mental process is endless and called endless cycle of arising and ceasing (samsara).

Will the process of identity recognition affect the cause-effect cycle ?

Once your brain receives the data, it shall quickly build up the Nama and rupa foundation. It will assume the available cognitive process of the brain to name the identity as a man, woman, dog, cat etc….Such assumption acting under illusion shall become conscious of pleasant, unpleasant or neither pleasant nor unpleasant, feelings and subject your-self to the vedana which inadvertently transform the information into the emotional tanha (emotional craving). Your brain will activate the gland organs to inject into your nervous and blood stream several chemicals to maintain the body functions. Who suffers or enjoys the vibration ? It is YOU ; the identity which one of five hindrances obstructing your ways to liberation.

 A sotapanna is the one capable of contemplating the characteristics of 4 dhatus or Nama (ie. feeling process) and thereby achieving Eko Dhammo (single mindedness) on the feeling process. He knows and understands the process of feelings arising and vanishing repeatedly. Neither quality (either good or bad) is attached to that process of feelings. By continuing performing the critical clear process of contemplation as such, the sotapanna shall understand the five sense organs are no more than mental formations (citta sankharas) occurrence and interactions. He focuses only on the present moment; here and now. Because the present moment is also arising and vanishing, the sotapanna inadvertently contemplates the phenomenon of arising and vanishing which is literally called Impermanence; one of key pillars of enlightenment.

In short, the sotapanna (stream enter) actually practices not on the breath in-out but on the impermanence of Kaya and Vedana (Rupa and Nama). They are no more than the mental cognitive process; through constant Satipatthana and Nupassana. The interaction of four Dhatus are fully comprehended and understood. There is no intention or energetic intention of moving forward to the next stage of tanha (craving). Consciousness of feeling process (vedana) is contemplated in every moment. Illusion and deception is thereby eradicated. The “I, ME” is destructed.

 (to be continued)

Ven.. Minh Tam



Tuesday, June 27, 2017

TƯỞNG

TƯỞNG

Mỗi tối em lẩn đến ngoài hiên
ngóng xem Sư vẫn toạ an thiền
Chiều mưa tầm tả em quên đến
Chợt thấy bóng em trong giấc Thiền.....


Sư Minh Tâm và con rắn ...

Sunday, June 25, 2017

How many truths are there ? Có Mấy Sự Thật ? (bài 28)


HOW TO ERADICATE FEELINGS (VEDANA) (lesson 28)

How many truths are there ?

Lets examine the general assumptions. Possibly the truths can according to the general Buddhist population be categorized into the followings:
1.     There is only one  truth and others which are the non-truths
2.      There are two truths, one of which is the ultimate truth and the other is the conventional truth. The ultimate truth cannot be challenged and will stay the same in all circumstances. The conventional truth is the relative truth agreed by countries, people or circumstances. When I says I, the conventional truth is that the “I” exists and represents the identity recognized by others (THEY).
3. There are three truths, in addition to category 2, there is one more which is the created truth. This truth is created by one intelligent people or one group of people. The Evolution Theory is one example. The Capitalism is another example. Now there is another  Realism in contradiction to the Evolution Theory, and Socialism in contradiction to the Capitalism. It is only the created truth; the truth created by one or group of intelligent people aiming to dominate the society. 
4. There are four truths on which the general Buddhist population tends to rely. That is the four noble truths Sufferings, Cessation of sufferings, Causes of Sufferings and the path leading to the Nirvana. It is believed as fundamental concept of the human beings evolutional transformation from ignorance to wisdom, from sufferings to blissful happiness. 
5.   There is no truth. The logical devil argument is that if there is a truth there will be no-truth in opposition. So, the so-called truth is only relative to the non-truth, without which there would be no comparison. Truth is therefore logically non-existence. By the same token, no-truth is of non-existence. 
6.   There are all truths. According to scriptures, the truth is every thing, in every where, in every form. It is because all the beings are acting under illusion covered by ignorance, thereby could not comprehend the truth.

There are too many interesting hypothetical truths, are there not ? They are all interesting and challenging. How do we know which one is the truth. If we don’t know the truth we are ignorant and deeply engaged in the endless evolution of death and birth (samsara).

(to be continued)
Ashin Minh Tâm 

 mấy sự thật ? (bài 28)

Chúng ta thử tìm hiểu xem có mấy sự thật và chúng là những gì. Nếu không biết rõ thì chúng ta đang thực tập tu hành theo những chủ thuyết mù, kinh điển mù, sư thầy mù.. và cuối cùng cũng sẽ thành những ngừoi mù đi đến một nơi vô định.
Theo những nhận xét thu thập thông thường thì sự thật có thể được đa số những ngừoi thông minh và có trí tuệ xếp theo hạng như sau:
1.   Sự thật chỉ có 1 vì nó là chân lý. Những cái gì không phải là chân lý là không sự thật. Thí dụ: có sanh thì có tử. Sự thật này là tuyệt đối.
2. Sự thật có hai loai. Một là sự thật tuyệt đối không thể thay đổi và một loại khác là sự thật quy ước tương đối có thể thay đổi theo hoàn cảnh, tập quán, trú xứ, quan điểm, địa phương vì đó là quy ước công nhận bởi địa phương. Thí dụ về sự thật tương đối quy ước là 2= 1+1. Mọi người văn minh đều công nhận như thế, nhưng ngừoi sống trên núi bộ lạc không chia xẻ quan điểm này. Thêm một thí dụ nữa là đàn ông là phái mạnh có quyền hơn phụ nữ trong mọi lãnh vực của xã hội, nhưng trên núi có những bộ lạc ngừoi nữ đóng vai chủ động của ngừoi nam.
3. Sự thật có ba loại. Thêm vào mục 2 là một sự thật tạo tác do một hay một số  ngừoi tạo ra và gọi đó là sự thật. Thí dụ:  Thựợng đế tạo ra loài người và ai không tin thì bị đọa vào địa ngục. Thí dụ khác là loài ngừoi do loài khỉ tiến hóa lên. Thí dụ khác nữa là lao động thì bị tư bản bóc lột. Sự thật thứ ba này do một hay một nhóm ngừoi thông minh tạo dựng lên nhằm cai trị số ngừoi số đông còn lại  và sau đó có rất nhiều ngừoi tin là đúng và cho đó là sự thật.
4. Sự thật có 4 loại: Khổ Tập Diệt Đạo. Đa phần các Phật Tử xuất gia và tại gia cũng đều tin như thế và cho rằng có sự mầu nhiệm cứu rỗi những ngừoi tin theo và hành trì theo 4 Sự Thật như thế sẽ đến Niết Bàn, dù rằng họ biết rõ Niết Bàn cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Họ tin như thế vì họ được các kinh sách, các vị sư khả kính thay Phật dạy họ như thế. Họ quên mất lời kinh Kalama do chính Phật dạy từ gần 2600 năm trước. (…chớ vội tin…). Họ tin rằng sự thật của Khổ chính vì Vô Minh và Tham Ái, mà không cần tìm hiểu rõ hơn là cái gì duyên Vô Minh và Tham Ái. Ngẫm lại cũng khó hiểu và tìm được sự thật là tại sao ngày xưa thời vua chúa có nhiều hoạn quan.!!!
5. Không có cái Sự Thật nào cả vì theo như lý luận phản biện thì nếu có sự thật thì phải có cái không sự thật. Như vây cái gọi là sự thật chỉ là ảnh đối ngược của cái Không Sự Thật. Sự Thật và Không Sự Thật chỉ là những phạm trù lý luận mà không hề có sự hiện diện thực sự của chúng. Toàn là sản phẩm tưởng tượng của những kẻ có một chút thông minh nhưng thất nghiệp ăn không ngồi rồi.
6. Sự Thật là mọi thứ, mọi nơi. Chỉ vì con ngừoi không đủ sức nhận thấy sự thật do họ bị vô minh của tham sân si che lấp.

Có quá nhiều sự thật đặc thù quá phải không các bạn ? Nếu ngừoi tu Phật mà không rõ Sự Thật do Phật thuyết thì chúng ta tu theo ai và tu cái gì đây ? Nếu Nhân là Vô Minh thì Quả là gì , các bạn nhỉ?  Vòng sinh tử luân hồi mà chúng ta đang đi trong vô lựợng kiếp sẽ tiếp tục xoay và chúng ta sẽ tiếp tục vui chơi trong cái nhà lửa do chúng ta tạo ra trong vô lượng kiếp nữa.

(còn tiếp)
Sư MT

Saturday, June 24, 2017

CHỮ NGHĨA VÀ PHÁP

CHỮ NGHĨA VÀ PHÁP

Chữ nghĩa tỏ pháp môn
Như đèn soi bóng tối
Không đèn, vấp ngã đau
Chớ gọi đèn pháp mầu

Lời Phật dạy nhiệm mầu
Như gạo cho kẻ đói
Chẳng biết nấu chín cơm 
Nuốt sống bụng sôi đờm

Không chữ chẳng rõ đèn
Như kẻ đói bỏ gạo
Thuốc bệnh đưa chẳng uống
Ấy gọi pháp uổng công

Sư MT

Hỡi các Thích Tử, Thích Nữ. Đây là lời chân thật của Phật dạy:
Ta không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ít tiếng ồn, ít tiếng độngthoát khỏi hơi thở của nhiều người, những chỗ ở cô độc xa vắng loài Ngườithích hợp cho đời sống Thiền tịnh, Ta tán thán sự liên hệ với những trú xứ như vậy” (Tăng chi bộ kinh, chương VII, phẩm VII, kinh số 58 : Ngủ gục).


Ái diệt, thắng mọi khổ.

Ái diệt, thắng mọi khổ.

Kinh văn:
Phật dạy: Ðại vương, lành thay! Chính vì để dứt trừ nghi hối cho các chúng sanh như chư vị mà Như Lai hoàn thành mười ba-la-mật, hành năm pháp đại xả, và chứng quả Chánh giác. Về câu hỏi của đại vương ư? Pháp thí thắng mọi thí. Pháp vị thắng mọi vị, pháp hỉ thắng mọi hỉ. Có diệt trừ tham ái mới đắc quả A-la-hán, cho nên đó là việc làm tối hệ trọng.

Ngài nói kệ:
(354) Pháp thí, thắng mọi thí!
Pháp vị, thắng mọi vị!
Pháp hỉ, thắng mọi hỉ!
Ái diệt, thắng mọi khổ.

Lời bàn: 

Quý bạn hiểu như thế nào ? Ai cúng dường bằng Cấp cô Độc ? Ai xây chùa, in kinh, hộ tăng bằng Lương Võ Đế ? Cúng dường ư ? Pháp Thí ư ? có pháp gì để thí ? Xây chùa to thì Ngã cũng lớn theo ? Tu càng lâu chức càng lớn ? Thuyết pháp nhiều và giỏi thì Phật chê là cái đầu rõng tuếch ? Các pháp vô thường sinh diệt thì trụ vào đâu để thắng, và hỉ ? Sống cả đời người mà không thấy lẽ sinh tử, không bằng sống một ngày mà thấy lẽ sinh tử !!! . Chính vì để dứt trừ nghi hối cho các chúng sanh như chư vị mà Như Lai hoàn thành mười ba-la-mật, hành năm pháp đại xả, và chứng quả Chánh giác


Biển Ái mênh mông chỉ một tuồng
Người cười người khóc mối thảm thương
Tử sinh mộng huyễn sao vùng vẫy ?
Buông Thân, Buông Pháp... buông cả buông..

A La Hán là biết rõ sự vận hành các duyên trong từng sát na. Ăn biết ăn, đi biết đi, đứng biết dứng, thở biết thở, tham sân si sanh khởi biết rõ nó vừa sanh khởi, nó diệt biết rõ nó vừa diệt. Chẳng tham gia cái vở tuồng khóc cười, chẳng xem cái tuồng đó, chẳng quan tâm. Chẳng tội nghiệp cho những kẻ đóng tuồng. Vì biết rõ huyễn sự như tuồng ảo hoá nên chẳng theo kẻ khóc, chẳng bỏ kẻ cười, chẳng vui kẻ thiện, chẳng ghét kẻ ác. Người có trí tuệ sao lại có thể chảy nước mắt cho kẻ nghèo làm thiện bị kẻ ác giết trong một vở kịch trên sân khấu hay chăng ? Các pháp vận hành ngay trong cái thân toàn là xương, máu mủ, đàm rãi hôi tanh mà thương ghét sân si sinh khởi trong đó vô vô số kể.... Chẳng lẽ người có trí lại đi khởi lòng yêu cái vở tuồng này hay sao ? Hay lại khởi lòng ghét cái thân kẻ khác vì họ có cái thân cũng nhơ nhớp như mình ???

Sư MT


Friday, June 23, 2017

GIẤC NGỦ SƯƠNG MAI

GIẤC NGỦ SƯƠNG MAI

Em đang ngủ ....hay Em còn thức
Giấc mơ nồng trong hơi ấm gối chăn
của trần gian thiên kỷ nhớ nhung
Bóng tâm thức như dòng sinh mãn
Mà nơi ấy hồn Anh sương lãng đãng
buổi ban mai Đà Lạt nên thơ
Từ vô thuỷ, sương vẫn đợi chờ
Anh tìm mãi như "cùng tử" ngu ngơ
một hốc nhỏ trong trái tim xinh xắn
Để thấy mình ............sương sớm ..... vẩn vơ.......

Thursday, June 22, 2017

I have pacified your soul - Ta đã an tâm cho ngươi (lời bàn)

Nguyên bản: Zen - Dr Suzuki

Dharma answered : ' Where is your soul ? Bring it out before me, and I shall have it pacified.'
Shen Kuang said : ' The very reason of my trouble is that I am unable to find the soul/
Whereupon Dharma exclaimed : * I have pacified your soul/
And Shen Kuang all at once attained spiritual enlightenment, which removed all his doubts and put an end to all his struggles.

Tạm dịch:
Tổ Đạt Ma trả lời: Hãy mang cái tâm của ngươi ra đây ? Ta sẽ an cho ngươi.!!
Ngài Huệ Khả nói: "Cái khó của con là con không tìm thấy cái Tâm ở đâu cả !"
Tổ nhân cơ hội đó trả lời: "Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó".
Ngài Huệ Khả lập tức chứng ngộ liễu tri, không còn chút nghi ngờ và chấm dứt các nội xung của tâm.

Commentary: (Ven Minh Tâm)

In actual fact, Dharma did not pacify Shen Kuang 's (SK) soul at all. When SK suffered the cut off his left arm and felt pain. It is the pain feelings which caused him unstable and unpleasant. So, SK struggled mentally with the pains under the misbeliefs or indoctrinated misperceptions that that there is existence of "I, Me" and there is "suffering". He mentally suffered the identity crisis.

Dharma pointed out to him when he could not find the so-call "soul" (ie. the I, Me), that such identity is illusionary or only the mental process of pains and the existence of identity. It is the mere interaction of the four Dhatus.

Because SK is dedicated to find the truth he now came into the true meaning of non-existence of "soul, me, I", and therefore no "sufferings". Doubts were immediately removed. His seeing was clear and all inner mental cognitive struggles between I, Me, Right, Wrong, pain and pleasantness disappeared.

Lời bàn: (Sư Minh Tâm)

Thât ra Tổ Đạt Ma chẳng làm cái phép gì để an tâm gì cho ngài Huệ Khả (HK) cả. Khi HK bị xốn xang vì chặt tay trái cúng dường tổ, HK cảm nhận ngay cái đau. Ngài cảm thấy rất khó chịu. Tâm không yên. HK phải vận dụng nội tâm chống chọi với cái đau hiện hữu do sự hiểu biết sai lầm muôn kiếp về cái Ta, Tôi và cái đau. HK thực ra bị cái Danh Sắc quản lý và điều khiển.

Tổ Đạt Ma đã từ bi chỉ điểm một cách thiện xảo cho HK thấy cái sự hiện hữu Ta, Tôi và cái đau là ảo ảnh, chỉ là tiến trình của cảm thọ và cái nhân cách hoá Tôi Ta cũng là ảo, vô duyên cớ , và chỉ là tiến trình của cảm thọ.

Bởi Ngài HK hết lòng đi tầm cầu sự thật để thoát ly sinh tử nên khi nghe được như vậy giống như người nghèo gặp của báu.Ngài hiểu rõ cái sự hiện hữu của Ta, Tôicái đau là không có thực. Nó chỉ là sự tương tác của tứ đại mà thôi.  Các hoài nghi ngủ ngầm lâu nay liền được cởi bỏ. Cái thấy biết của HK trở thành trong suốt và rõ ràng như thực, và tất cả những cái xung đột nội tại Ta, Tôi, Đau , đúng sai, khổ sở triệt tiêu.


Truyền Tâm Ấn hay Phá cái Nghi cuối cùng ?

Truyền Tâm Ấn hay Phá cái Nghi cuối cùng ? 

 Nguyên bản: THE ZEN SECT OF BUDDHISM By DAISETZ T. SUZUKI

Ananda asked Kashyapa : * What was it that thou hast received from the Buddha besides the robe and the bowl ?* Kashyapa called: '0 Ananda.' Ananda replied: *Ay.' Thereupon Kashyapa said : ' Wilt thou take down the flag- pole at the gate T Upon receiving this order, a spiritual illumination came over the mind of Ananda, and the ' Seal of Spirit ' was handed over by Mahakashyapa to this junior disciple. 

 Tạm dịch

 Ngài Ânanda cật vấn Ngài Đại Ca Diếp: "Tôn Giả đã nhận được gì từ đức Thế Tôn ngoài y và bát? " Ngài Ca Diếp gọi "Này Ananada". Ngài Ananda trả lời: "Dạ". Ngài Ca Diếp nói tiếp: "Hiền Giả hãy hạ cái cột cờ ngoài cổng xuống". Ngay lúc đó, tuệ giác chợt bừng sáng mãnh liệt trong trí của Ngài Ananda và Ngài Ca Diếp đã truyền trao Tâm Ấn cho ngài Ananda. 

Muốn hiểu rõ lý do tại sao Ngài Ananda hỏi như thế thì cần phải đọc và suy gẫm lại lời dạy của đấng Đại Thiện Giác.


 The Brahmaraja came to a congregation of Buddhists on the Mount of the Holy Vulture, and offering a bouquet of pala9a (?) flowers to the Buddha, prostrated himself on the ground and reverently asked the Master to preach the Dharma for the benefit of sentient beings. The Buddha ascended the seat, and brought forth the flowers before the congregation of gods and men. But none of them could comprehend the meaning of this act on the part of the Buddha, except the venerable Mahakashyapa, who softly smiled and nodded. Then exclaimed the Buddha : '* I am the owner of the Eye of the Good Law, which is Nirvana, the Mind, the mystery of reality and non-reality, and the gate of transcendental Dharma. I now hand it over to Mahakashyapa.''

 Tạm dịch:
 Nhóm Bà La Môn đến dự đại hội chúng tại Núi Linh Thứu, dâng một bó hoa (không rõ hoa gì), và lạy đức Phật sát đất rồi thỉnh cầu Ngài từ bi giảng pháp mầu cho chúng sanh. Đức Phật đến ghế ngồi và đưa bó hoa ra phía trước hội chúng của chư thiên và người. Không ai hiểu được dụng ý của Phật ngoại trừ ngài Trưởng Lão Ca Diếp mỉm cười và gật đầu nhẹ. 

Đức Phật tuyên bố: "Ta có pháp nhãn thanh tịnh bao gồm Niết Bàn, sự huyễn nhiệm của Thực Tại và Không Thực Tại, cánh cửa  của các Pháp lưu chuyển. Nay ta trao lại cho Maha Ca Diếp".

Wednesday, June 21, 2017

VÒNG NHÂN DUYÊN SINH TỬ


NIỆM PHẬT THẤY TÁNH PHẬT - Tỳ kheo Minh Tâm

KHẤT THỰC LÀ HẠNH BA ĐỜI CHƯ PHẬT

PHÁP TU KHẤT THỰC TRÌ BÁT

KHẤT THỰC LÀ HẠNH BA ĐỜI CHƯ PHẬT

Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả vật chất thú vui thế tục để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Họ tạm sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và họ không có gì ngoài ba chiếc áo và một cái bình bát. Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Hằng ngày họ đến từng nhà khất thực để mọi người có cơ hội bố thí[1] mà tạo phước đức và nhân dịp đó chư Tăng nói pháp khuyên người nên tu tâm dưỡng tánh, làm lành lánh dữ.Những vị tu sĩ nào thực hành hạnh khất thực đúng pháp, tinh tấn trong đời sống tâm linh, được tôn xưng là Sa Môn[2].
          Chính Đức Thế Tôn cũng noi theo chư Phật đời trước mà đi khất thực. Lần đầu tiên Đức Thế Tôn trở về thăm gia đình với hình ảnh đắp y mang bát cùng chư Tăng đi khất thực. Khi thấy hình ảnh ấy phụ vương Suddhodana buồn bã than rằng, có phải gia tài này không đủ nuôi Thế Tôn sao mà Thế Tôn phải ôm bát đi xin như thế. Đức Phật trả lời rằng ôm bát khất thực là hạnh của ba đời chư Phật nên Như Lai phải hành như thế. Trong Kinh Kim Cang cũng nói rõ về cách hành trì của đức Phật hằng ngày: "Lúc đó, gần đến giờ ăn, đức Thế-Tôn đắp y, cầm bát, vào thành lớn Xá-Vệ mà khất thực. Trong thành ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất-thực xong trở về Tịnh-Xá, dùng cơm, rồi cất y-bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải tòa mà ngồi".


NHƯ THẾ NÀO LÀ KHẤT SĨ ?

Khất sĩ là người ăn xin nhưng không phải là kẻ xin ăn nào cũng là khất sĩ.  Thế Tôn đã khẳng định như vậy. Nếu thực hành hạnh khất thực hành phạm hạnh, không sống đời chánh trí thì không phải Tỷ kheo.  Một thời, Thế Tôn trú ở Savàtthi. Rồi Bà la môn Bhikkhaka đi đến, sau khi chào đón, hỏi thăm, ngồi xuống một bên bạch Thế Tôn: "Thưa Tôn giả Gotama, con là người khất thực và Tôn giả cũng là người khất thực. Vậy có sự sai khác gì giữa chúng ta?".  Thế Tôn đáp: “Không phải ai ăn xin; cũng gọi là khất sĩ; nếu chấp trì độc pháp; không còn gọi Tỷ kheo; ai sống ở đời này; từ bỏ các phước báo; đoạn trừ mọi ác pháp; hành trì theo phạm hạnh; sống đời sống chánh trí; vị ấy xứng Tỷ kheo”. Khi được nghe nói như vậy, Bà la môn Bhikkhaka bạch Thế Tôn: "Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama! Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử, từ nay đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng"[3].

          Khất thực là một trong những nghi thức tu tập tối quan trọng của Tăng Già Phật giáo do Đức Phật chế ra để diệt trừ tham tâm và ngã mạn. Phật dạy một vị Tăng sĩ điều trước tiên phải hành pháp khất thực[4]. Hình ảnh ấy biểu trưng cho sự giải thoát của những bậc đã giải thoát mà đức Phật là vị khai sáng. Như vậy khất thực là vì lòng từ bi, vì lợi ích cho chúng sinh, vì phương tiện tu hành, vì tự độ và độ tha và hai bên cùng lợi lạc.
          
Thêm nữa, pháp khất thực do Phật truyền cho các đệ tử xuất gia phù hợp với nguyên lý Trung đạo, tức là tránh xa hai cực đoan. Thứ nhất là tránh xa sự sung sướng thái quá qua việc ăn thực phẩm do người đời cúng dường để vào trong bình bát mà không dùng đũa ngọc, chén ngà, bàn cao, ghế đẹp với thức ăn mỹ vị. Thứ hai là tránh xa sự khổ hạnh thái quá qua chiếc bát đựng đồ ăn vừa đủ dùng, không giống như phái tu khổ hạnh lượm trái cây, lượm đồ ăn dư thừa mà ăn.

KHẤT THỰC TẠI ĐÔNG ĐỘ

          Vào khoảng cuối thế kỷ thứ I đầu thế kỷ thứ II sau công nguyên Phật giáo được truyền vào đông độ, với tinh thần từ bi cứu độ không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Đồng thời hiển truyền chân lý "Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật như nhau" cho nên giáo lý của Phật Đà được sự đón nhận cũng như đồng tình của tầng lớp quí tộc và trí thức Nho gia cũng như Đạo gia của Đông Độ và sự thành tâm tín ngưỡng của quần chúng trong xã hội phương Bắc nhất là Trung Hoa.
          Khác với Ấn Độ,  truyền thống văn hóa, tập quán, phong tục của người Đông Độ cho rằng khất thực là một trong những hành vi của người nghèo khổ, không có địa vị trong xã hội, không phải là tầng lớp trí thức cao quý, cho nên lúc đầu chư Tăng cũng đi trì bình khất thực, nhưng do có sự dị nghị cũng như hiểu lầm về giá trị của Tăng già trong xã hội, nhất là buổi ban đầu đa số chư Tăng đều là thầy của vua quan và quý tộc có địa vị rất cao trong xã hội.
Triều đình cũng như vua chúa các vị đại thí chủ phát tâm cúng dường y phục vật thực thay vì chư Tăng phải đi trì bình khất thực thì chỉ ở trong trú xứ chuyên tâm lo việc hoằng giáo tu trì. Vua Huệ Đế thời Tây Tấn lập chùa Hưng Thánh để cúng dường chư Tăng. Đời Bắc Ngụy có chế độ "Tăng Kỳ Hộ" quy định trong dân gian mỗi năm đóng 60 đấu gạo vào trong Tăng Tào để cúng dường cho Tăng... .
          Khi Tăng đoàn Phật Giáo Bắc Truyền đến đời vua Lương Võ Đế, nhà vua vì muốn thể hiện tinh thần từ bi của Đạo Phật khuyên không ăn thịt chúng sanh, nên hết lòng xiển dương ăn chay, ra sắc lệnh cấm Tăng sĩ không được ăn mặn. Khất thực theo luật Phật chế khi đi trì bát thường là Phật tử cúng thức ăn gì, thì chư Tăng thọ dụng thức ăn đó, bất cứ là thực phẩm là chay hay mặn, việc cấm ăn mặn này làm cho pháp trì bình khất thực gặp phải chướng ngại, cho nên chư Tăng phải tự nấu thức ăn chay trong chùa.
          Đời Đông Tấn, để phù hợp với văn hóa tập tục truyền thống xã hội nông nghiệp của Đông độ, Ngài Đạo An Đại Sư lại đề xướng chư Tăng cần phải làm ruộng để tự nuôi sống mình, trong Cao Tăng Truyện Đông Tấn Cao Tăng Đạo An chép: "đem kinh vào trong ruộng, nghỉ việc chỉ lo đọc sách". Chư Tăng cũng cần phải làm ruộng để tự nuôi sống mình, chứ không phải chỉ biết đọc Kinh.
          Đến đời nhà Đường, Thiền Tông hưng thạnh. Ngài Bách Trượng xiển dương "Nhất nhựt bất tác, nhứt nhựt bất thực", một ngày không làm thì ngày đó không ăn, thiết lập chế độ "Nông Thiền" trong Phật Giáo Bắc Truyền, giảm đi truyền thống khất thực của Tăng Già trong Phật Giáo Bắc Truyền ở Đông Độ. Có lẽ vì nguyên nhân chính này mà truyền thống trì bình khất thực của Tăng Già nay còn là nghi thức trong "Truyền Y Phú Bát" trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền.
          Dưới Triều nhà Đường ở Trung Hoa, một tông phái đặc biệt, Luật Tông, được thành lập với mục đích làm sống lại truyền thống khất thực xưa, và đem ra thực hành những giới luật nghiêm ngặt của Luật Tạng.

NGHI THỨC CỔ PHẬT KHẤT THỰC

Nghi Thức Cổ Phật Khất Thực là một trong những nghi thức quan trọng trong giới đàn Phật Giáo Bắc Truyền. Nghi thức này được hầu hết các vị Tổ sư Trung Hoa cũng như Việt Nam khi khai đàn truyền giới đều có tổ chức hành nghi "Cổ Phật Khất Thực". Theo sách Hải Ngoại Ký Sự của Ngài Thạch Liêm Thiền Sư, khi khai đàn truyền giới tại Thuận Hóa cũng đều có hành nghi cổ Phật khất thực, sách chép: "... ngày thứ 3 cùng với Quốc sư dẫn lưỡng tự đại chúng tân giới tử đi vào hoàng cung hành nghi cổ Phật khất thực... nhà vua đắp tử y hai bên có hai vị Tăng trì tích cầm tọa cụ đứng đợi nơi cổng thành phía tây, hơn 1400 tân giới tử, đắp y trì bát trang nghiêm...".

          
Giới Đàn là nơi giới tử cầu Giới chỉ vì một niệm siêu thoát sanh tử, Tăng Ni đắc giới chỉ có tâm đầu "tục Phật huệ mạng, hoằng pháp lợi sanh". Tăng đoàn trì Giới tức Phật Pháp hưng long, Chánh pháp cửu trụ. Giới Đàn là nơi cụ túc viên mãn hết thảy các công hạnh trên, nơi thành tựu hết thảy chư Phật công đức, nơi lưu giữ và truyền thừa Phật Pháp tâm tông, truyền thống Tăng đoàn từ đây được xiển dương và phát triển.Khất thực lại là một pháp quan trọng của Tăng do Phật chế định. Tăng chúng trì bình khất thực có hai ý nghĩa chính, thứ nhất là nuôi dưỡng sắc thân, thứ hai là tạo nhân duyên lành để chúng sanh gieo trồng phước điền. Vì vậy khi giới tử đăng đàn thọ Đại Giới để chính thức trở thành một vị Tăng pháp căn bản để trở thành một vị Tăng chân chính là khất thực, cho nên không thể không biết. Vì vậy Nghi Thức Khất Thực được Phật Giáo Bắc Truyền xưng là "Nghi Cổ Phật Khất Thực".
          Tại sao đi trì bình khất thực lại được xưng là nghi thức "Cổ Phật Khất Thực"? Trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên có đoạn chép: "Một hôm Đức Phật dạy ngài A Nan: "Đã sắp đến giờ ngọ, ông nên trì bát vào thành để khất thực", Ngài A Nan đáp: "Bạch vâng". Đức Thế Tôn lại dạy: "Khi ông trì bát đi khất thực, nên nhớ phải y theo nghi thức của Thất Phật thời quá khứ", Ngài A Nan liền hỏi: "Nghi thức khất thực của Thất Phật thời quá khứ là như thế nào?". Phật gọi Ngài A Nan. Ngài A Nan đáp "Dạ". Phật lại dạy "trì bát đi khất thực đi".
          Vì sao Nghi thức Khất Thực lại liên quan đến Thất Phật ? Trong sách Ngũ Bách La Hán nói về vị Tổ thứ 7 là Ngài Thất Phật Nan Đề Tôn Giả, có đoạn chép liên quan đến Thất Phật khất thực: "Thất Phật là bảy vị Phật Tổ thời quá khứ, vì độ chúng sanh mà nhẫn nại đi khất thực, không kể đông hè nóng lạnh, đi hóa độ khắp tất cả mọi nơi, cứu độ chúng sanh, siêu thăng Phật Độ...". Trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 1 chép: "Thất Phật là bảy vị Cổ Phật từ vô lượng kiếp xa xưa không thể tính đếm ước lượng được, ứng thân hiện thế, tính từ hiện tại hiền kiếp 1000 vị Phật. Thất Phật là bảy vị Phật trước Đức Phật Thích Ca...".Trong sách Chỉ Quán Bổ Hành Chuyên Hoằng quyển thứ 4 phần 3 chép: "Đây gọi là Khất thực, đầy đủ Đầu đà năm pháp khất thực....Thất Phật cùng Bồ Tát Phương Đẳng đều là hành giả khất thực...". Trong sách Đầu Đà Kinh có chép: "...Thất Phật quá khứ cho đến các vị Bồ tát phương đẳng đều là những hành giả khất thực...".Trong Luật Thiện Kiến chép: "các bậc Thánh nhân trong Tam thừa đều trì bình bát đi khất thực để nuôi dưỡng tự thân". Trong Kinh Kim Cang Lược Sớ có chép : "Từ cổ thất Phật quá khứ cho đến nay, chư Phật đều đắp y trì bát đi khất thực, đây là nghi thức thường nhật của chư Phật vậy. Chư Phật lấy khất thực làm chánh mạng thực, thức ăn không phải do tín chúng cúng dường là không phải thức ăn của Tỳ Kheo vậy. Cho nên Phật chế là Tỳ Kheo phải đi khất thực để tự nuôi sống chánh mạng của mình...".

Ý NGHĨA VI DIỆU CỦA NGHI THỨC CỔ PHẬT KHẤT THỰC

          Những ý nghĩa vi diệu của nghi thức Cổ Phật Khất Thực được nêu ra sau đây là một trong những bài pháp tối quan trọng cho những người sơ tâm học Phật, là ý chỉ tâm tông để cho những ai muốn phát tâm nhập vào hàng Thánh.
          Khất thực là pháp môn tu hành thành tựu chánh mạng thanh tịnh của chư Phật, Thánh chúng. Khất thực là pháp căn bổn để duy trì mạng sống Tăng đoàn Phật Giáo. Tăng hành khất thực là bên trong khất thực để nuôi dưỡng thân huệ mạng, bên ngoài khất thực để thuyết pháp độ chúng sanh, đồng thời cũng tránh việc tích chứa của tín thí cúng dường làm của riêng tư, chướng ngăn con đường Thánh đạo. Vì vậy từ quá khứ chư Phật Bồ Tát cho đến chúng Tăng đều phải thọ trì.


          
Phật cũng dạy người xuất gia cần phải tu hành pháp trì bình khất thực, vì đây là phương pháp để tu luyện đức tính thiểu dục tri túc. Pháp môn trì bình khất thực là pháp môn tối thắng để người xuất gia tập hạnh khiêm tốn và cuộc sống đơn giản. Là Sa môn, Phật dạy chỉ cần ba y một bát, chổ ở là tùng lâm tịnh xá, mỗi ngày khất thực nuôi thân để tu hành nếu thực hành được như vậy thì người ấy đã thành tựu được pháp viễn ly tham dục khổ não và luôn được thanh tịnh an lạc.
          Thực hành pháp khất thực là để diệt trừ tâm kiêu mạng. Người xuất gia thế phát ly gia là thể hiện ý chí từ bỏ thân tướng tốt đẹp của thế gian, mặc áo Ca Sa xả bỏ hết thảy trang sức của thế gian, tay ôm bình bát đi khất thực thể hiện đức khiêm nhường và sự xả bỏ kiêu mạn, mỗi bước chân trên đường đi khất thực là mỗi bước đến gần với quả vị Phật.
          Chư Tăng trì bình khất thực là tự mình đang tu tập hạnh diệt trừ tham sân si, nuôi dưỡng tâm đại từ, người cúng dường hoan hỷ vì có thể theo tâm nguyện và khả năng của mình để dâng cúng. Chư Tăng trì bình đi khất thực là một trong những pháp kết duyên với chúng sanh tối thắng nhất, vì tín chúng có thể tùy theo phương tiện của mình mà hỷ cúng, và có thể tùy lúc tùy nơi để thân cận Tam Bảo, tùy thời có thể kết duyên cúng dường Tam Bảo.
          Khất thực thọ chúng cúng dường còn tu tập hạnh tùy duyên, có thể ở trong chùa để thọ cúng, có thể đến nhà thí chủ để thọ cúng và có thể ra đường khất thực đều không có chướng ngại chỉ tùy theo duyên của chúng sanh để hóa độ. 
          Chùa Đại Bi ở Hải Thành, Liêu Ninh (Trung Hoa) là một trong những chùa Phật giáo có mặt từ khi Phật giáo truyền đến Đại Lục Trung Hoa vào thời nhà Hán, vì số lượng không nhiều nên không có thiết lập “thùng công đức”. Lúc đầu chùa chỉ là một căn lều cỏ với hai vị sa môn thọ trì giới Tỳ kheo, giới Bồ tát; những vị Tăng nầy hành hạnh đầu đà, suốt đời không đụng đến tiền, mặc y bá nạp, ngày ăn một bữa, quá ngọ không ăn, trì bát khất thực. Trong khoảng mười năm, thế độ người xuất gia làm Tỳ kheo lên đến mấy trăm, người quy y Tam Bảo có đến mấy vạn. Mỗi lần chư Tăng vân du, đi suốt mấy chục vạn cây số, khiến vô số người được thân cận Tam Bảo, nghe được Phật Pháp.  
   
          Chư tăng trì bình đi khất thực làm cho hình bóng của Tam Bảo thường trụ trong cuộc đời, hình bóng Tăng già hiện ở cuộc đời luôn nhắc nhở cho tín chúng cũng như xã hội luôn có ý thức sự trường tồn cũng như giá trì hằng còn của thế gian trụ trì Tam Bảo, đồng thời cũng là một trong những lời nhắc nhở về từ bi, đạo đức sống về tình thương, về trí tuệ sống động nhất trên cuộc đời.
          Phật Giáo Bắc Truyền vì những nhân duyên trở ngại nói trên nên pháp môn trì bình khất thực của chư Tăng tu Phật bị giảm. Nhưng không vì lý do đó mà việc hành trì khất thực bị mai một. Khất thực từ một việc làm thường nhật của chư Tăng được thăng hoa thành một nghi thức truyền thống trang nghiêm long trọng trong Giới Đàn. Từ những việc làm thường nhật thành một nét văn hóa truyền thống mang tính biểu trưng của Phật Giáo, cổ lệ của chư Phật, cội nguồn của chúng Tăng. Nghi thức "Cổ Phật Khất Thực" trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền, nét đẹp trang nghiêm giải thoát của người con Phật luôn được gìn giữ và ngày một thăng hoa trong tâm niệm "Truyền Đăng Tục Diệm.", với chí hướng "thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh".
          Phật dạy "tùy duyên bất biến". Phật Giáo Bắc Truyền tùy duyên hóa độ chúng sanh Đông độ nên trong sinh hoạt của Tăng đoàn có những sự thay đổi để phù hợp và thích nghi với quốc độ, xã hội và tập tục văn hóa đông phương, hình thức tuy có thay đổi nhưng hành trì và nội dung của các pháp thì không có sự thay đổi, nghi thức Cổ Phật Khất Thực cũng như vậy suốt hơn 2500 năm qua dù chư Tăng Phật Giáo Bắc Truyền đã giảm truyền thống đi khất thực thường xuyên, nhưng hành trì Quá Đường thọ thực trong thường nhật vẫn như cổ lệ xưa dùng bình bát để thọ thực, và nghi thức truyền thống đi khất thực vẫn được tái hiện khi các Đại Giới đàn khai mở. Khi có nhân duyên thì nghi thức khất thực truyền thống này sẽ mãi mãi còn lại trên thế gian như hình bóng thường trụ của Tăng Già. Nếu nói về Sự Tướng thì có khất thực, có người, có ta, có thức ăn, có cúng dường bố thí, nhưng nếu nói về Thể Tánh thì ta cũng không mà chúng sinh cũng không có thì làm gì có chuyện cúng dường, bố thí hay đi khất thực. Chuyển Tâm thành Tánh thì làm cũng như không làm, khất thực cũng như không khất thực chính là việc làm của Bồ-tát.


NHỮNG NGUYÊN TẮC VỀ TRÌ BÌNH KHẤT THỰC

Ý Nghĩa về Khất Thực
Khất thực là một thuật ngữ Phật học mà nếu ta dịch nghĩa sẽ dễ bị hiểu lầm như là ‘xin ăn’ bình thường. Khất thực là một sinh hoạt thường nhật của tăng đoàn thời đức Phật. Đó là một cách hành trì, một hạnh nguyện của các vị xuất gia theo Phật. Khất thực là phương cách có thể đem lại nhiều lợi lạc thiết thực cho vị khất sĩ cũng như Phật tử cúng dường; là cách truyền bá và duy trì Phật pháp hiệu quả thông qua hình ảnh tăng đoàn hành khất. Tuy nhiên, những giá trị lợi lạc ấy chỉ có thể đạt được khi pháp này được hành trì đúng mục đích.

Tâm niệm khi đi khất thực
Khất thực có 10 điều lợi: (trích Sadi luật giải)
1- Nuôi sống thân mạng, cái lợi nầy thuộc về mình, chớ phi thuộc về kẻ khác.
2- Người hộ cơm cho ta, họ được cận sự Tam Bảo, ta tưởng thế rồi sẽ ăn.
3- Ta thường sanh tâm đại bi.
4- Ta thuận theo lời Phật dạy.
5- Dễ biết đủ dễ nuôi.
6- Phá cờ kiêu mạn.
7- Được căn lành vô kiến đảnh tướng.
8- Các bậc hiền thiện ngó thấy sẽ bắt chước.
9- Chẳng cùng thân cận nhau với kẻ nam người nữ.
10- Vẫn nảy lòng bình đẳng theo thứ lớp mà khất thực.

Đối với vị Tỳ kheo, khất thực có năm điều lợi ích: 
(1) tâm trí được rảnh rang, ít phiền não, 
(2) không bận rộn tâm và thân để kiếm kế sinh nhai, 
(3) đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn, 
(4) đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, không thể chọn lựa, thức ăn chỉ đầy bát chớ không nhiều hơn nữa, tránh khỏi sự thâu trữ vật thực tiền của và 
(5) có nhiều thì giờ tu hành. 

Ngoài lợi ích cho riêng mình, vị Tỳ kheo khất thực còn mang lại ba điều lợi ích cho chúng sinh như: 
 (1) tạo cơ duyên cho người bố thí đoạn trừ lòng tham, tức là tạo phước duyên cho họ, 
(2) tạo cơ duyên giáo hoá chúng sinh, và 
(3) Nêu gương sống giản dị làm cho người đời bớt tham đắm của cải. 

Đối với chư Bồ-tát thì quan điểm về khất thực phải có những ý nghĩa sau đây:
1)Người khất thực phải coi miếng ăn là phụ mà giáo hóa chúng sinh mới là chính.
2) Phải xem việc tạo phước cho chúng sinh là phụ mà dạy cho chúng sinh phát Bồ-đề tâm đi vào Phật đạo mới quan trọng bởi vì pháp liễu nghĩa thượng thừa không chủ trương cúng dường để được phước đức mà pháp nầy cũng không chủ trương chú nguyện ban phước đức cho người cúng dường.
3)Thuyết pháp cho chúng sinh là phụ mà đoạn trừ phiền não vô minh cho chính mình mới là tối quan trọng vì có tự giác mới giác tha được.
4)Dạy cho chúng sinh thành Phật là phụ mà tăng tiến bồi dưỡng trí tuệ Phật cho mình mới là chính.
          Tư tưởng Bắc Tông mở rộng cho chúng sinh một lối nhìn mới, không còn bị hạn chế ràng buộc để chúng ta có thể đi thong dong trên con đường Bồ-tát đạo. Kinh Kim Cang dạy rằng:”Bố thí vô tướng và độ sanh vô ngã” và “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” tức là khi bố thí và giúp người thì đừng có chấp ngã chấp tướng và cũng đừng để tâm dính mắc nơi sáu trần thì làm bất cứ việc gì trên thế gian nầy cũng rất an vui tự tại. Tư tưởng Đại thừa là bố thí mà không thấy mình có bố thí nên không còn mong cầu phước đức và trông đợi đền ơn. Cho mà không biết mình cho và nhận mà không thấy mình nhận thì mới cho và nhận chân thật tức là không còn dính mắc. Người cho bây giờ không còn mong cầu phước đức mà là phương cách tu hành để thanh lọc nội tâm, tẩy trừ tham-sân-si, ngã, mạn mà tiến thẳng về giải thoát giác ngộ. Thế thì người cho kẻ nhận đều có lợi vì cả hai đều có thể đạt được quả vị Bồ-đề. Đây mới là chân bố thí của Đại thừa vì con người không còn lệ thuộc tình cảm của thế gian mà sống với lý trí sáng suốt triệt để của mình.
          Kinh Bát nhã cũng nói thêm:”Tất cả các pháp lành đều nhiếp vào Bát nhã Ba-la-mật-đa sâu thẳm”. Nếu con người sống được với trí tuệ Bát nhã thì coi tất cả chúng sinh như nhau. Ai khổ thì giúp, ai mê thì gọi cho thức tỉnh mà tâm không mong cầu đền đáp nên việc làm được viên mãn. Còn nếu chưa sống được với trí tuệ Bát nhã, tuy có làm Phật sự trên hình tướng nhưng làm một lúc không sao tránh khỏi sự thiên chấp thân, sơ, thương, ghét…nên việc làm không viên mãn.

Không phải vì ăn mà khất thực thì mới nên đi khất thực.
Thông thường có đói mới đi kiếm ăn vì thế nếu không ăn thì cần gì phải đi khất thực? Nhưng ở đây không phải vì ăn có ý nghĩa sâu xa là không quan tâm, chú ý đến miếng ăn. Ăn là để nuôi thân mà tu đạo chớ không phải ăn để tạo thêm phiền não hay bồi dưỡng, cung phụng thân thái quá mà gây ra nghiệp để chịu quả khổ về sau. Tâm không mong cầu miếng ăn mà mục đích khất thực là để phá trừ ngã chấp, phát triển tâm bình đẳng và làm phước điền cho tất cả chúng sinh. Nếu nói về Sự Tướng thì có khất thực, có người, có ta, có thức ăn, có cúng dường bố thí, nhưng nếu nói về Thể Tánh thì ta cũng không mà chúng sinh cũng không thì làm gì có chuyện cúng dường, bố thí hay đi khất thực. Chuyển Tâm thành Tánh thì làm cũng như không làm, khất thực cũng như không khất thực chính là việc làm của Bồ-tát. Vì Bồ-tát không còn chấp ngã chấp pháp và tâm bình đẳng nên họ rất an nhiên tự tại.

Những chỗ không đi:
Cùng đi với bậc kỳ túc, người lão thành thì không xảy sự quá thất. Xa lìa năm nhà, nên nói: “Chỗ nào nên đi”
1-    Nhà hát xướng.
2-    Nhà dâm nữ.
3-    Nhà bán rượu.
4-    Cung điện của vua.
5-    Nhà đồ sát là lò giết bò heo.

Bình Bát:
          Đi khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát. Chữ Bát có nghĩa là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm chỉ đủ vừa sức ăn cho một người. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, bằng sành, bằng đất sét nung thật chín rồi tráng men bên trong cho khỏi rỉ nước, chứ không được làm bằng vàng bạc hay tất cả những kim khí quý… Nếu dùng bằng kim khí quý thì không đúng phẩm hạnh của người xuất gia. Các vị đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, kể cả thân mạng nếu cần và đúng với chánh pháp, nghĩa là xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo.

Giờ Khất Thực:
          Theo như lịch sử, việc đi khất thực bao giờ cũng diễn ra vào buổi sáng và chấm dứt trước giờ ngọ tức trước lúc mặt trời đứng bóng. Các Tỳ-kheo đi một mình hay từng nhóm, không đứng trước cửa chợ mà đi theo thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt, mắt nhìn xuống và yên lặng đứng đợi trước mỗi cửa nhà để xem thức ăn có được đặt vào bình bát không. Chỉ được thọ nhận vật thực, không được nhận tiền bạc. Nếu vị Tăng chỉ biết ăn chay mà thí chủ không biết cúng đồ mặn thì họ lấy tay che bình bát lại. Sau khi nhận thực phẩm họ luôn chú nguyện cho thí chủ phước huệ được tăng trưởng, thân tâm an lạc rồi tùy duyên mà nói pháp. Về hành trang chỉ gồm có một chiếc bình bát duy nhất, không được mang theo túi hay đãy. Ðối với Ni giới, khi đi khất thực, phải đi từ hai vị trở lên, không được đi một mình riêng lẻ.
Ở Ấn Độ, chư tăng đi khất thực vào buổi sáng, trở về vào buổi trưa và thiền định vào buổi chiều. Khất thực cả sáng lẫn chiều là không đúng. Bởi vì đồ ăn của tăng sĩ hoàn toàn dựa vào khất thực, nên đức Phật cấm tăng ni ăn vào buổi chiều.
Ở Tây Tạng không có các thành phố lớn và các làng mạc Tây Tạng lại cách xa và rải rác. Thế nên nếu các tu sĩ lên đường đi khất thực vào bốn giờ sáng, thì phải tận đến chiều tối họ mới trở về đến và do đó không thể tu tập và học hỏi gì được nữa. Vì vậy, các bậc pandita và siddha Tây Tạng trong quá khứ đã quyết định thay vì bỏ cả ngày ra để đi khất thực, thì tốt hơn là để cho các tăng ni dành thì giờ ấy mà tu học. Thế nên tu sĩ Tây Tạng không đi khất thực.
Toàn thể chư Tăng và cư sĩ hộ pháp chùa Đại Bi (Trung Hoa) đều tuân hành nghiêm chỉnh giới luật Phật chế, ngày ăn một bữa, quá ngọ không ăn. Toàn thể chư Tăng trên đường hành cước đều phải trì bát khất thực, gieo trồng vô lượng vô biên phước điền cho chúng sanh.  
Quy định Phật chế, khất thực không được thì chuyển qua nhà khác, không được nói lời oán trách và có vẻ không vui, chỉ khất thực 7 nhà, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, sau khi khất thực xong liền quay trở về.

Trước khi đi khất thực
          Theo Kinh Phật, trước khi lên đường khất thực vị khất sĩ nguyện rằng: “Nguyện cho các vị Khất gỉa thảy đều được no đủ và nguyện cho các thí chủ thảy đều được phước báu vô lượng.  Như nay tôi được món ăn là dùng để điều trị cái thân độc hại này, để tu tập thiện pháp, lợi ích cho thí chủ.” 


Tâm Bình đẳng trong khi đi khất thực.
          Vị khất sĩ giữ tâm bình đẳng: theo thứ tự nhà của dân chúng mà xin ăn, không chỉ đến xin nơi nhà giầu, cũng không chỉ xin nơi nhà nghèo.  Tâm bình đẳng là tâm không còn phân biệt và đây là do đạo đức và quả chứng của người tu mà được. Khi thấy có nghèo và giàu là còn kẹt trong vòng phân biệt nhị nguyên, còn so sánh đối đãi, còn chấp tướng, còn sống với vọng chứ chưa phải Chân.
          Có lần đức Phật quở trách Tôn gỉa Ca Diếp bỏ nhà giầu mà xin nhà nghèo, quở trách Tôn gỉa Tu Bồ Đề bỏ nhà nghèo mà xin nhà giầu.  Vì trước đó Tôn Giả Ca Diếp nghĩ rằng "người nghèo thật đáng thương, ít phước, nếu không gieo trồng phước lành cho họ thì đời sau lại càng khổ hơn, nên đến đó xin để nhờ đó họ bố thí cúng dường mà được phước về sau".  Trái lại, Tôn giả Tu-Bồ-đề lại cho rằng: "Người giàu, nếu đời nay không gieo trồng phước lành thì đời sau lại nghèo khổ." Mỗi vị đều trình bày lý do của mình, Đức Phật quở trách các vị ấy là bậc A-la-hán có tâm phân biệt, không bình đẳng. 
          Trong kinh Duy Ma Cật cũng có đọan chép như sau.  Bây giờ Đức Phật mới gọi tôn giả Đại Ca Diếp đến và bảo:   Này Đại Ca Diếp! Ông hãy đến thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật vì ông ấy đang có bệnh. Tôn giả thưa:  Bạch Thế Tôn! Con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật. Vì con nhớ trước đây, một hôm nọ con đi khất thực trong một xóm nghèo, ông Duy Ma Cật gặp và nói cho con một thời pháp dài rằng:  Thưa ngài Đại Ca Diếp! Ngài có tâm từ mà không phổ biến, chẳng bình đẳng đối với chúng sinh. Ngài chừa nhà giàu, tìm nhà nghèo mà khất thực. Thưa ngài Đại Ca Diếp! Hãy nên trụ ở pháp bình đẳng, khất thực theo thứ tự của xóm làng. Không phải vì ăn mà khất thực thì mới nên đi khất thực. Nhằm hoại diệt cái thân tướng hòa hiệp này mà bốc cơm ăn. Phải sử dụng cái ý tưởng không thọ nhận, mới thọ nhận thức ăn. Vào xóm làng, phải tưởng như đến chỗ không người. Thấy sắc mà như đui. Nghe thanh như nghe vang. Ngưởi hương như hít gió. Nếm vị nhưng không phân biệt. Thọ xúc như trí chứng. Biết tướng của các pháp như huyễn, xưa vốn không sanh cho nên nay không có diệt".

Khi đi luôn giữ chánh niệm

Khi đi vị Khất sĩ
không ngó qua ngó lại, không được mở miệng nói chuyện, đi hết bảy nhà nếu không ai cúng dường cũng phải trở về với bát không và không ăn ngày hôm đó.   Khi đi khất thực, vị khất sĩ cũng không được để ý xem mình được cái gì, và cũng không được thỏa mãn cũng như bất mãn.  Nếu một người đàn bà cúng dường đồ ăn, vị Khất  sĩ không được nói, nhìn hay quan sát người ấy đẹp hay xấu.  Đồ ăn cúng dường cho Khất sĩ không phải luôn luôn nhiều hay ngon lành, hay tinh khiết.  Các chuyến đi khất thực đôi lúc cũng có thể gây nên những xáo trộn tình cảm cho các Tỳ-kheo trẻ vì đa số thí chủ là đàn bà con gái. Do đó, việc tự điều phục thân tâm phải được tăng cường là điều rất cần thiết trong lúc khất thực, như đức Phật đã nhấn mạnh: “chỉ khi nào thân tâm được điều phục, thực hành chánh niệm và phòng hộ các căn thì mới đi vào làng khất thực".

          Phật dạy Rahùla giữ chánh niệm khi đi Khất Thực như sau. "Này Rahùla, muốn an trú trong chánh niệm, con phải theo dõi bước chân và duy trì hơi thở, đồng thời theo dõi tâm ý của mình. Trong khi đi khất thực, mình đi vào thế gian thì không nên đánh mất chánh niệm, mà cần duy trì việc thiền đi. Chúng sinh được tạo nên năm uẩn, bao gồm sắc, thọ, tường, hành và thức và chúng mang tính cách vô thường và vô ngã. Thân thể này không phải là ta, không phải của ta và không phải tự ngã. Cái gì đẹp đẽ nhất cũng phải già nua, tàn lụi và hủy hoại. Biết được như vậy, mình không bị kẹt vào năm uẩn, không bị thất niệm vì năm uẩn. Một người biểu diễn xiếc trên dây, người này rất cẩn trọng từng động tác, từng bước đi để giữ cho thân được cân bằng không bị ngã. Thực tập chánh niệm giống như người diễn xiếc đi trên dây, chú ý về thân và tâm để không bị xao động, không bị nghiêng ngã trong lúc bước đi."

Đến cửa ngõ nhà người, phải ngẫm xét cử chỉ của mình, chẳng đặng mất uy nghi. Cử chỉ tức cử thố, như nhứt động nhứt tịnh, là nói sự hành động, nói năng cho nết na đằm thắm vậy. “Ngẫm xét” là xem giữ uy nghi của mình mà khiến cho được rõ ràng trật tự.

Vào xóm làng, phải tưởng như đến chỗ không người.
          Vào xóm làng là chỗ náo nhiệt đông người mà như đến chỗ không người, đồng trống có nghĩa là đừng nên chấp có ta và có người. Ta cũng không mà người cũng không thì tâm mới thanh tịnh. Nếu còn thấy có người thì còn phải đối đầu trong thì có nội ma và ngoài thì có ngoại chướng. Những cám dổ Tham-Sân-Si ái dục phiền não lúc nào cũng là những chướng ngại để phá hoại công phu tu hành. Vì thế vào xóm làng là đi vào đời để độ đời chớ đừng để đời lôi cuốn nhận chìm.
Nhà nào không có người đàn ông con trai thì chẳng nên vào ngõ.  Không được ngồi dai, không được ngồi cách cửa 1 tầm tay và không ngồi chỗ khuất[5].
Vật thực được nhận:

          Các thí chủ chỉ cúng dường những thức ăn đã được nấu sẵn, không cúng dường các vật liệu chưa làm thành món ăn, như cúng cơm chứ không cúng gạo, cúng món rau xào chứ không cúng bó rau chưa nấu chín. Nếu chưa đủ dùng, chư vị tiếp tục đi theo hàng dọc đến nhà bên cạnh nhưng không được quá bảy nhà. Chư vị không được phép bỏ sót nhà nào, hoặc dành ưu tiên cho phố xá ở các thị trấn phồn thịnh, các gia chủ giàu hay nghèo đều phải được tạo cơ hội đồng đều để gieo trồng phước duyên, cũng không muốn gây cảm tưởng là chư vị ham thích những khu phố giàu có vì thức ăn ngon hơn.

Không vì nhiễm tâm tham đắm vật chất mà khất thực[6].
Không xin quá nhiều đồ để chứa dư[7] sẽ
(i)            tạo thêm tánh tham và
(ii)          làm hư hỏng vật thực.
Không khất thực quá ngọ[8].
Không ăn đồ không mời[9].
Không nhận thức ăn quá phần[10].
Không lạm dụng hảo tâm của thí chủ[11].
Không xin đồ ngon[12].
Không chứa nhiều đồ xin[13].
Không cúng vầy làm khác[14].
Không chứa nhìêu bát tốt[15].
Không thiếu mà nói thiếu để xin thêm[16].
Không đòi vầy đòi khác[17].  

Chư Tăng chùa Đại Bi (Trung Hoa) trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thọ nhận tiền bạc của tín thí cúng dường.

Pháp Thọ Trai
          Khi thấy đủ thức ăn, các vị trở về tịnh xá để ăn trước khi mặt trời đứng bóng. Đây là bữa ăn duy nhất trong ngày. Phải trộn chung các thức ăn với nhau để không còn phân biệt món nầy món khác, món ngon món dở, không phân biệt mùi vị rồi mới ăn. Đối với họ ăn để sống chớ không phải chạy theo mùi vị thơm ngon. Có được như thế thì mới phá nổi cái chấp. Tâm không còn dính mắc thì mới tu thanh tịnh được.Thông thường thức ăn được phân ra làm bốn phần: một phần nhường lại cho các bạn đồng tu nếu thấy họ không có hay có ít, một phần san sẻ cho người nghèo, một phần dành cho loại chúng sinh không phải là người nhưng sống chung với người và cuối cùng còn lại là phần mình dùng. Khi thọ dụng thức ăn các vị Tỷ kheo xem như là việc uống thuốc để duy trì sự sống mà tu hành, ngon không ham, dở không bỏ. Thọ dụng cúng phẩm của người đời vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ.  


Cách ăn bình đẳng
          Trong kinh Duy Ma Cật, ngài Duy Ma Cật nói với tôn giả Ca Diếp :
Ăn bằng cách như vậy, sẽ không có phiền não cũng không rời phiền não. Không dụng ý nhập định cũng không dụng ý xả định. Không trụ thế gian cũng không trụ Niết bàn. Người thí chủ không có phước lớn cũng không có phước nhỏ, không thêm công đức cũng chẳng mất công đức. Đây là con đường vào Phật đạo thừa chân chánh, không chờn vờn khập khiểng ở cỗ xe bé bỏng của Thanh văn.
          Các câu nầy đều tiến về cái nhất tướng bình đẳng để không còn có phiền não hay thoát ly phiền não. Cũng không có nhập định và xuất định và dĩ nhiên cũng không có trụ thế gian và trụ Niết bàn. Khi đã tới chỗ bình đẳng thì tất cả tuy hai nhưng mà một. Ngay cả cái nhìn đối với người thí chủ bây giờ cũng rất bình đẳng cho nên họ cũng chẳng có phước lớn hay phước nhỏ và công đức cũng chẳng thêm mà cũng chẳng mất vì lớn nhỏ, mất còn vốn bất nhị tức là một. Tâm bình đẳng là tâm Bồ-tát để giúp chúng sinh sớm viên thành Phật đạo mà không còn kẹt trong vòng phân biệt đối đãi như các vị A La Hán trong hàng Thanh văn.

Nhằm hoại diệt cái thân tướng hòa hiệp này mà ăn.
          Khi ăn con người thường đem món nầy chấm với món nọ để tăng thêm khẩu vị. Chẳng hạn như đem đậu hủ chấm với tương thì mặn mà hơn. Cái mà chúng ta nghĩ là mặn mà, ngon miệng hơn chính là sự phát triển của Thiệt Thức Giới tức là cái biết phân biệt của lưởi. Còn phân biệt là còn chạy theo vọng trần tức là tăng trưởng tính tham ăn. Mà còn tham là còn khổ, còn sinh tử luân hồi. Cho nên trước khi ăn, chư Tăng trộn chung tất cả thức ăn với nhau để không còn phân biệt ngon dở, không còn phân biệt mùi vị tức là phá tướng hòa hiệp rồi mới ăn.

Phải sử dụng cái ý tưởng không thọ nhận, mới thọ nhận thức ăn.
          Không thọ nhận có nghĩa là không lãnh thọ nhửng cảm xúc do trần cảnh bên ngoài tạo ra, tránh xa những cám dỗ của thế gian có nghĩa là không thấy thức ăn ngon thì vui, thức ăn dở thì buồn mà phải giữ tâm bình đẳng thanh tịnh tức là thí chủ cúng gì cũng vui vẻ mà nhận. Thật ra thì thọ nhận bất cứ sự cúng dường nào của thí chủ từ thức ăn, quần áo, thuốc men…thì chư Tăng phải coi như là nợ của thí chủ. Nếu không dụng tâm tu hành chân chánh và đem pháp thí đền bù lại thì làm sao trả nổi món nợ nầy. Có thấu hiểu như vậy mới dám thọ nhận thức ăn.
          Như vậy nếu đứng về Sự Tướng thì thấy có người cúng dường và kẻ thọ nhận thức ăn. Nhưng dựa theo Lý Tánh thì không có người cho mà cũng chẳng có kẻ nhận. Do đó Lý Tánh là bên trong nên không thấy có nhận mà Sự Tướng bề ngoài thì có nhận thức ăn để làm phước điền cho chúng sinh.

Thấy sắc mà như đui. Nghe thanh như nghe vang. Ngưởi hương như hít gió. Nếm vị nhưng không phân biệt.
          Khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) tiếp xúc với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) thì tâm phát sinh trí phân biệt. Chẳng hạn như khi mắt thấy cái nhà thì tâm liền phân biệt là nhà nầy thì lớn hay nhỏ, đẹp hay xấu…Tai mỗi khi nghe tiếng khen thì thích nghe tiếng chê thì buồn. Lưỡi nếm mùi vị thơm ngon thì khoái ăn, muốn ăn cho nhiều còn nếu nếm mùi vị đắng, tanh hôi thì khạc nhổ, bực mình khó chịu. Vì thế nếu mắt thấy sắc mà như đui, tai nghe âm thanh mà như điếc…thì tâm không còn phân biệt đẹp xấu, ngon dở…, không còn chấp trước, không luyến theo trần cảnh, không ưa, không ghét, không tham, không đắm và đây chính là sống với pháp bình đẳng vậy. Cho nên trong kinh Kim Cang cũng có câu:”Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Lục căn tiếp xúc lục trần sinh ra lục thức mà căn, trần và thức đều là duyên giả hợp nên tất cả là vô thường vô ngã. Khi lưỡi chúng ta nếm một món ăn nào thì dĩ nhiên lưỡi biết thức ăn đó là ngon hay dở vì phản ứng của trực giác nhưng không phân biệt theo Phật giáo có nghĩa là tuy lưỡi nếm vị ngon biết ngon vị dở biết dở nhưng đừng để tâm phát khởi ý niệm để luyến theo cái ngon và chán ghét cái dở thì đây cũng như nếm mà không biết mùi vị là vậy.

Thọ xúc như trí chứng. Biết tướng của các pháp như huyễn, xưa vốn không sanh cho nên nay không có diệt.
          Như trí chứng là trí thật, là chân lý. Khi có sự xúc chạm thì phát sinh ra cảm giác. Mà cảm giác là có vui, có buồn, có thích, có chán và đây chính là hệ quả của tình cảm mông lung của con người đưa đến phiền não khổ đau. Bây giờ con người cũng cảm thọ những cảm xúc đó mà không chạy theo tình cảm mà quay về với cái trí chứng như thật. Bởi vì tất cả cái xúc chạm chúng ta đều thấy nó như là huyễn hóa, không có thật cho nên tâm sẽ không còn ô nhiễm. Vì các pháp là huyễn, không thật, không tự tánh tức là Không.

Sau khi ăn
          Sau bữa ăn, các vị hành giả rửa bát, xếp gọn các y, ngơi nghỉ trong chốc lát, liền lại đến một gốc cây hay căn nhà trống, hay tịnh thất ngồi thiền định như hành Tứ niệm xứ hay niệm hơi thở vào, hơi thở ra.

Tk  Minh Tâm





[1] Có rất nhiều trường hợp chư thánh tăng vào thời Phật gieo duyên cho người cư sĩ hay những phạm nhân có cơ hội bố thí để chuyển nghiệp của họ.
[2] Như vậy, không “trì bình khất thực” có được gọi là Sa Môn hay không ?
[3] Trích trong Tương Ưng Bộ I, chương 7, phẩm Cư sĩ, phần Bhikkhaka
[4] Trì bình khất thực là một pháp tu tối quan trọng thanh tịnh hoá tam nghiệp của người tu sĩ theo Phật
[5] Giới Luật - Ca Lưu Đà
[6] giới luật - Ni cô Đề Xá Nan Đà
[7] giới luật - tỳ kheo Ca la
[8] giới luật - tỳ kheo Nan Đà & Bạt Nan Đà
[9] giới luật - A Na Luật
[10] giới luật
[11] giới luật
[12] giới luật - Bạt Nan Đà)
[13] giới luật - Tất Lăng Già Bà Sa
[14] giới luật - Ni An Ổn
[15] giới luật - Lục Quần Tỳ Kheo
[16] giới luật - Tỳ khưu Bạt Nan Đà  xin bát













[17] giới luật - Ni cô Thâu La Nan Đà