Áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày nhằm thăng hoa tâm linh, phát triển từ bi hỷ xả, lợi người lợi mình, phuc vụ chúng sinh.
"Này các tỳ-kheo, khi các người hội họp lại thường có hai việc phải làm: một là đàm luận về phật pháp, hai là giữ im lặng của bậc thánh" (Buddha)
Application of Buddha's teachings into daily living conditions aiming at perfecting our spirituality, loving kindness, compassion for the benefits of ourselves and others.
Wednesday, May 31, 2017
Tuesday, May 30, 2017
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ VIPASSANA ĐỜI THƯỜNG
CÁCH HÀNH
TRÌ THIỀN TUỆ ĐỂ CÓ TUỆ PHÁT SINH ?
1. THIỀN
NGỒI - SITTING MEDITATION
Khởi đầu, Bạn
hãy quán xét các động tác của Thân từ lúc tác ý muốn ngồi thiền đến lúc có thể
ngồi xuống. Thật chậm rãi hướng mắt và di chuyển Thân về chỗ ngồi thiền, nhận biết
rõ từng cảm thọ sinh ra do sự di chuyển Thân cho đến khi ngồi yên.
Bạn hãy ngồi
tự nhiên thoải mái. Ngồi theo cách nào cũng được vì mục đích của Thiền Tuệ là
tu tập để phát sinh Tuệ. Thở ra thở vào nhẹ nhàng, chậm rãi, rõ ràng. Đừng cố
gắng thở mạnh vì như thế Bạn tạo ra chú tâm về Sắc. Nó sẽ làm Bạn chóng bị mệt
mỏi. Làm như thế có thể được hiểu như là tàn nhẫn (attakilamthânuyoga) với Thân
của Bạn một cách vô ích. Nếu hơi thở nhẹ quá (soft) Bạn sẽ không nhận biết hơi
thở ra vào ngày lỗ mũi của Bạn, như vậy, Tuệ cũng không phát sinh.
Tập trung chú
ý vào hơi thở nơi chót mũi. Bạn nên nhớ là chú tâm vào hởi thở Ra Vào chớ không
chú tâm vào cái chót mũi, kẻo thành ra Thiền chót mũi. Hơi Thở Ra Vào đếu nhận
biết rõ, sự ra vào, bản chất, cường độ, nhiệt độ..vân vân. Bạn KHÔNG được chú ý
đến cái Thân của Bạn. Lúc đầu Bạn ngồi như thế nào thì Bạn phải sẽ giữ y nguyên
như thế cho đến khi xả thiền. Bạn không
để cho Tâm chạy lăng xăng. Nó chỉ chú ý đến những cảm giác (sensations) xảy ra ngay
nơi cái chót mũi. Bạn phải tăng cường cảnh giác cái Tâm và cương quyết không
thay đổi cách ngồi trong thời gian Thiền.
Có ba loại
Tuệ sẽ xuất hiện trong bất cứ lúc nào trong suốt thời gian hành trì. Cái thứ
nhất là Chánh Tinh Tấn Sammâvâyama. Cái thứ hai là Chánh Niệm Sammâsati. Cái
thứ ba là Chánh Định Samâsamâdhi. Và chỉ
bằng chú tâm liên tục vào hơi thở ra vào Bạn đã và đang phát triển được Ba cái
chi của Bát Chánh Đạo.
Bạn có thể
chú tâm theo dõi dòng hơi thở ra vào một khoảng thòi gian để có được cái Định
trước khi buớc vào Thiền Tuệ. Có người chỉ cần 5 phút là vào Định, nhưng cũng
có người cần đến 45 phút. Tuỳ theo sự tập trung và điều kiện cá nhân cơ thể, cách
sống hằng ngày của Bạn. Những điều kiện này không dính dáng gì đến hoàn cảnh
của bạn là Tu Sĩ hay Cư Sĩ. Bạn phải có
Định trước rồi Tuệ mới có thể phát triển theo Thiền Tuệ. Khi Bạn đã vào Định
được rồi, thì Bạn có thể xả không cần lưu tâm nhiều đến cái sự ra vào của hơi
thở nơi chót mũi nữa.
Khi Bạn bắt
đầu chuyển từ Định (samatha) sang Tuệ (vipassana), Bạn cần thêm hai chi nữa
(piannâ magganga) của Bát Chánh Đạo; đó là Chánh Tư Duy (sammâ sankappa) và Chánh
Kiến (sakkâyaditthi). Bạn chỉ cần quan sát nhận diện những hiện tượng cảm giác
(sensations) xảy ra nơi thân (body) của Bạn (rupa) và lắng nghe, hiểu biết cơ
thể của chính Bạn. Cái này gọi là khandâ.
Bạn cần nỗ lực chớ để lầm lẫn với cái NGÃ (self, I) của Bạn. Không nên
để cho sự chú tâm rời những cái cảm giác, sensations, của thân. Khi Bạn luôn
quấn theo theo sát cái Thân thì những cái gì (sensations), hiện tượng, cảm xúc,
xuất hiện nơi Thân sẽ bị Bạn đều nhận biết và tóm gọn.
Nếu bạn nhận
biết cái đau phát sinh, Bạn chỉ cần theo dõi cái đau đó (pain feelings) với
những câu hỏi như sau:
“Người đang
nhận biết đau đó là Tôi hay chỉ là cái Ngũ Uẩn ?”
“Có cái Tôi
trong cái đau đó không ?, nếu có tại sao nó không bị Tôi ngưng không cho đau
nữa ?”
“Tôi có thể
nói rằng chỉ có cái Khandâ đang báo cho Tôi biết về tính chất của Tôi chăng ?”
Khi Bạn nhận
biết và hiểu rõ rằng Không có cái TÔI (I, Me) trong cái đau mà Bạn cảm nhận thì
Bạn đã từ từ triệt tiêu cái chấp Ngã (atta) hay nói đúng hơn là Chánh Kiến (sakkâyaditthi).
Thế là Bạn đã thực nghiệm và thẩm thấu rõ bản chất
của cái Ngã (anatta).
Như thế, bạn
có thể tự tin rằng khi cái Ngã bị tiêu diệt thì cánh cửa ác đạo (apâya) đã bị
đóng lại. Cánh cửa Niết Bàn (nirvana) sẵn sàng mở ra chờ Bạn bước vào.
Chớ nên quá vội
tự
tin và ngưng ở đây. Hãy tự hỏi những câu như sau:
“Cái đau này
xảy ra như thế nào? bằng cách nào ?”
“Cái cảm giác đau (pain sensations) không thay đổi ?”
“Cái cảm giác đau (pain sensations) không thay đổi ?”
Bằng như thế,
bạn sẽ khám phá và chứng nghiệm rằng các cảm thọ đau này luôn thay đổi. Phần
đầu của nó không giống phần sau. Khi Bạn chứng nghiệm được sự Sinh và Diệt của
các hiện tượng trên cơ thể của chính Bạn thì xem như Bạn đang bắt đầu tiến vào
Thiền Tuệ (vipassana) và Tuệ Tri bắt đầu phát sinh tự nhiên.
Cuối cùng thì
chẳng còn cái gì cho Bạn quán xét nơi cơ thể nữa vì chúng tự biến mất ngay khi
Bạn nhận biết chúng nó. Bạn lại phải quay lại quán chiếu cái hơi thở ra vào nơi
chót mũi của Bạn.
Trong khi Bạn
nhận biết các hiện tượng xảy ra trên cơ thể của chính Bạn, thì Bạn cũng nhận
biết sự Diệt (biến mất) của chúng nó. Nếu Bạn nhận biết sự Diệt của chúng nó
thì Bạn đã trừ bỏ sassataditthi. Nếu Bạn nhận biết sự Sanh của chúng thì Bạn đã
trừ bỏ ucchedaditthi. Và cứ như thế Bạn sẽ trừ bỏ Tà Kiến về Thân (tức là Thân
Kiến). Khi Bạn quán chiếu một chi của
Ngũ Uẩn thì bốn chi khác cũng xuất hiện cùng một lúc để hoàn thành 5 uẩn. Bạn
cũng phải ghi nhớ các thứ theo sau là Vô Thường, Vô Ngã, Khổ. Lúc đó Bạn chứng nghiệm được Sự Thât Chân Đế,
giai đoạn của tiranaparinnâ trong thiền
tuệ vipassana.
2.
THIỀN ĐI (Kinh Hành WALKING MEDITATION)
Trước
hết Bạn chọn một khoảng cách tuỳ ý thuận tiện cho việc hành trì của Bạn. Có thể
là 10 mét hay 15 mét, hay nhẫn đến 5 mét đường phẳng. Đứng ngay không cử động tại
một điểm khởi đầu chừng hai phút. Khi Bạn bắt đầu bước, hãy bước thật chậm, giống
như người không còn một chút năng lực nào cả. Bước thật chậm để Bạn có thể nhận
biết và quán xét những hoạt động của đối tượng Thân và Tâm. Chẳng cần quan tâm
là bước theo chân trái hay chân phải vì như thế Bạn sẽ chỉ nhận biết cái chân
mà không nhận biết sự Sanh Diệt của Tâm và Pháp.
Bạn
chỉ cần chú tâm đến các cử động của Thân và Tâm. Khi chân nhấc lên Bạn phải biết
rõ đang nhấc lên. Khi đặt chân xuống Bạn phải biết đang đặt chân xuống. Khi chân
nhấc lên Bạn cảm thọ chân không, nhiệt độ, trạng thái v.v... Khi đặt chân xuống
Bạn nhận biết Đất (đại địa). Cái chân không này chính là cái chân không của ngoại
giới và nội giới. Nó chính là Bạn. Bạn cũng rỗng tuếch như thế. Cái đại địa này
cũng chính là Ngoại giới và Nội giới. Bốn yếu tố đất nước gió lửa ở ngoài và ở
trong Bạn hợp nhất trong sự quán xét của Bạn. Phiền não không thể chen vào
trong tiến trình hành thiền tuệ.
Bạn nên
có ý thức rõ ràng sự khác biệt giữa Đi
Bình Thường và Đi Thiền Tuệ. Phải
nhận biết và quán xét rõ từng bước và từng chuyển động của Thân. Mắt nhìn thẳng
về phía trước. Đừng nhìn bất cứ cái gì chung quanh. Không bước nhanh quá và
cũng không bước quá chậm. Hãy bước từ từ, chậm rãi, thong thả, nhẹ nhàng.
Hãy
nhận biết và quan sát cái cảm xúc (Thọ) đang xảy ra nơi sự chuyển động của
Thân, chân và các sự thay đổi của Thân về trạng thái, nơi chốn, nhiệt độ, cứng
mềm, cao thấp. Hãy chú ý từ lúc Bạn tác ý để nhấc chân lên cho tới khi nhận biết
đặt chân xuống. Sự tác ý thuần thục rất nhanh mà Bạn khó nhận biết chính lại là
NGHIỆP dẫn Bạn vào trong Sinh Tử Luân Hồi trong vô lượng kiếp. Sự chuyển động của
toàn thân, các cảm xúc sensations, chân trái rồi chân mặt, Bạn cứ thế quán sát.
Liên tục quán xét không để đứt khoảng. Không bỏ qua một bước nào mà không nhận
biết và quán xét. Cho đến khi Bạn đến điểm ngừng cuối. Đứng yên lại ngay chỗ đó
chừng 2 phút, quán sát các diễn biến của Thân (Sắc sensations) và Tâm (Danh emotions).
Sau đó Bạn quay người trở lai từ từ và đứng yên chừng 2 phút. Cứ như thế đi
trong 1 tiếng đồng hồ sau khi Bạn ngồi Thiền. Rồi lại tiếp tục ngồi thiền và
mang theo tất cả sự quán sát tỉnh thức đó vào trong tiến trình ngồi thiền.
Thực
hành như thế Bạn sẽ nhận biết sự chuyển biến của sự nhận diện và quá n sát (changes of awareness and
observation). Sự chuyển động của sự nhận biết này gọi là Danh (Tâm Nama) theo
thuật ngữ Pali. Và sự chuyển động của Thân và chân gọi là Tâm (Sắc Rupa). Nếu bạn
không quen với các thuật ngữ này thì hãy quẳng nó luôn đi vì nó cũng chẳng ích
lợi gì thêm cho việc hành trì của Bạn. Trong tiến trình quán sát như thế bạn
đang nhận biết và quan sát Thân và Tâm tức là Danh Sắc sinh và diệt trong từng
sát na. Cuối cùng thì chỉ còn lại Danh Sắc Nama và Rupa, Sinh và Diệt (Vô Thường).
Đức
Phật dạy khi hành trì Thiền Tuệ Đi (walking vipassana meditation) Bạn sẽ hưởng
được 5 hiệu quả do sự kinh hành (Thiền Đi) như thế.
1. Bạn
có thể đi một quãng đường xa mà không hề bị mỏi mệt. Đức Phật và thánh chúng
ngày xưa đi bộ 40 dặm (khoảng 60 cây số) một ngày để khất thực và hoằng pháp.
Các Ngài đi bằng chân đất, đầu trần.
2. Bạn
có thể hành trì Thiền Tuệ mà không cảm thấy chán nản. Thay đổi từ Thiền Ngồi đến
Thiền Đi, và ngược lại.
3.
Khi Tâm Định thì Thân điều hoà (tứ đại sinh hoạt cân bằng) thì bệnh tật sẽ giảm.
Kinh nghiệm thực tế và Y Khoa cũng chứng minh thế. Ung Thư là do Nội Thân không
điều hoà. Tứ Đại điều hoà, thân tâm an lạc thì cơ thể không tiết các hoá chất độc
tố (thi dụ như adrenaline do xúc động, giận dữ, hoặc bất đồng ý) vào trong cơ
thể để gây tác hại ngầm lâu dài cho chính cơ thể của Bạn.
4. Bạn
có thể ăn ngon và ngủ tốt vì cơ thể có thể tiêu hoá các loại thực phẩm do sinh
hoạt đúng pháp. Bạn sẽ học thêm Thiền Ăn (Eating Meditation) trong những bài
sau. Luôn tỉnh giác trong khi ăn thì không khởi Bất Như Ý (thọ khổ) hoặc Thọ Lạc
trong khi ăn. Dịch Vị tiết ra giúp tiêu hoá dễ dàng.
5. Bạn
có thể tăng thêm khả năng Định do liên tục chú tâm vào các bước đi như thế. Và
hễ Định tăng thì Bạn có thể hành trì Thiền Tuệ bất cứ mọi lúc mọi nơi mọi cảnh.
3.
THIỀN ĐỨNG (STANDING MEDITATION)
Cách
này là khó lắm các bạn nhé
Khi
thực hành Thiền Đứng (standing meditation), Bạn giữ cho hai chân đứng dạng ra với
khoảng cách giữa hai chân vừa phải, không rộng quá, không chật quá. Vừa ngang với
hai vai. Tuỳ theo cơ thể Bạn miễn là thoải mái.
Bạn đặt
hai tay theo năm hướng sau đây: (Ai tìm ra hướng thứ 6 thì tự nhiên nhé)
1.
Hai tay buông thõng theo hai chiều của hai bên thân
2. Giữ
hai tay phía sau lưng, nắm hai tay lại
3. Giữ
hai tay phía trước bụng, xếp hai tay lại
4. Giữ
hai tay ngay trước ngực bằng cách khoanh tay lại
5.
Hai tay chấp chụm lại giơ thẳng qua đầu , thành búp sen trên cao
Các ngón
tay xếp theo ý thích. Giữ cổ thật ngay thẳng. Cổ không được cong hay cúi xuống vì
sẽ gây ra bệnh đau cổ về sau. Giữ cho mắt nhìn về phía trước hơi cúi xuống đất
một chút thôi. Toàn thân giữ cho ngay ngắn và thẳng.
Sau
khi Bạn giữ sự nhận biết Đứng , Đứng, Đứng, khoảng bốn hay năm lần, Bạn hướng
Tâm về nơi chót mũi nơi mà hơi thở ra vào. Trong khi thở, không được suy nghĩ
gì khác. Nếu Bạn chú tâm vào hơi thở ra và vào thì sẽ không có một hơi thở lạc
lõng đi nơi nào khác (wandering thoughts). Từ từ Bạn sẽ quán các cảm thọ
(sensations and feelings) từ đỉnh đầu xuống các ngón chân và rồi ngược lại. Cứ
như thế từ từ quán xét liên tục không bỏ sót bất cứ một chỗ nào trên cơ thể Bạn.
Vào lúc đó Bạn sẽ không còn tham (lobha), sân
(dosa) và si (mana).
Khi Bạn
đứng yên hành trì Thiền Đứng như thế trong 15 phút thì chân bạn sẽ nóng lên và
mỏi. Đừng sợ sẽ bị tĩnh mạch giãn. Cái sợ này sẽ làm bạn phân tâm hành trì. Bạn
quán sát Cảm Thọ và sự tác ý của Bạn. Bạn cảm thấy khó chịu (thọ khổ) từ từ tăng.
Bạn tác ý muốn bỏ thế đứng (khổ) này đi tìm cảm giác khác (lạc). Nhưng Bạn
không được chuyển động chân, ngón chân, nhón chân lên hay đổi thế đứng. Hoàn
toàn giữ yên lặng. Sau một thời gian dài thì chân Bạn cứng đơ và cảm giác này
chuyền xuống từ đầu đến chân. Yên tâm Bạn nhé. Cảm giác này chẳng có ảnh hưởng
chút xíu nào đến cái sức khoẻ to kềnh của thân xác Bạn đâu. Đôi khi thân Bạn bị
dao động. Chuyện này cũng bình thường. Bạn tiếp tục chú tâm vào sự chuyển động
của hơi thở RA và VÀO.
Cuối
cùng của sự quán sát là Bạn sẽ nhận biết là cái Mỏi Đau Tê Cứng chỉ là Cảm Thọ,
giả huyễn không thực. Khi Bạn theo dõi và hoà nhập với hơi thở miên mật liên tục
thì Cảm Thọ Đau Cứng từ từ giảm và cuối cùng sẽ biến mất. Như vậy Bạn đã phát
triển khả năng quán nhận biết và thẩm thấu sự Sinh và Diệt của Cảm Thọ (Vedana
Nirodha) . Đó mới là mục đích chính của sự hành trì Thiền Tuệ và theo đó Tuệ Giác
của Bạn sẽ phát sinh và tăng trưởng. Bạn cố gắng thử hành trì Thiền Đứng trong
nửa tiếng đồng hồ xem sao. Sau đó cố đứng cho được 1 tiếng. Càng lâu càng tốt.
Có một
điều xin nhắc nhở các Bạn là Tuệ tăng trưởng đi song song với sự hành trì Thiền
Tuệ, giống như một đứa bé mới sanh muốn lớn nhanh thì phải được ăn nhiều và hoạt
động nhiều. Nó cần được chăm sóc thường xuyên như trứng mỏng dễ vỡ. Nó cần có sự
chăm sóc của Bạn để sinh tồn và đủ sức lớn. Khi nó đủ sức lớn rồi thì nó sẽ tự đi
kiếm ăn khi đói và nhảy nhót để chóng lớn. Nếu mỗi ngày Bạn bỏ ra 4 tiếng đồng
hồ liên tục hành trì miên mật (2 tiếng
buổi sáng sớm, 2 tiếng buổi tối) thì Tuệ Giác sẽ phát sinh và tăng trưởng từ từ.
Thông thường trong giai đoạn đầu chừng 3 năm (có người quyết tâm miên mật thì
chỉ 6 tháng) là Bạn phải hành trì miên mật thường xuyên cho cái em bé Tuệ Năng của
Bạn đủ sức lớn sinh tồn và tự Biết sống. Nếu không thì nó sẽ bị còi cọt gầy gò
và chết yểu. Khi bước vào cái Chết mà không
Tuệ thì Bạn sẽ sanh vào cảnh giới nào nhỉ? Bạn đã bỏ phí cả cuộc đời vào những
việc vô ích, kiếm tiền, tranh đua, công danh, quyền lực, nhưng khi chết Bạn có
làm chủ được cái Chết hay không? Bạn có làm chủ con đường mà Bạn sẽ phải trải
qua Một Mình sau khi chết không? Con đường ấy Bạn cô đơn đi một mình, không có
chồng vợ, con cái, bạn bè, quyền lực, tài sản. Con đường Không có Tuệ Giác sau
khi chết là con đường tối tăm, khổ nạn, gió mưa bão bùng, vô định mà Bạn sẽ phải
đi một mình.
Lợi
ích của Thiền Đứng: Nếu Bạn có thể chuyên tâm luyện tập tốt phương pháp này thì
cả đời Bạn chẳng bao giờ Bạn bị biến chứng mạch máu não stroke, hay bị bại liệt
paralysis, hoặc bệnh gout.
4.
THIỀN NẰM (LAYING DOWN MEDITATION)
Trước
khi hành trì Thiền Nằm, Bạn cần nhận rõ sự khác biệt giữa Thiền Nằm và Thiền Ngủ.
Thiền Nằm là hành trì Thiền Tuệ trong tư thế Nằm. Thiền Ngủ là hành trì Thiền
Tuệ trong Giấc Ngủ, luân chuyển từ sơ thiền (first jana) đến tứ thiền (fourth
jana) và ngược lại. Loại Thiền này sẽ được giải thích khi Bạn lên lớp cao hơn
nhé. Đừng vội nản. Đa phần các loài sinh vật bất kể là thông minh đến mức nào
nhưng khi Ngủ là như Chết (giả).
Bạn bắt
đầu quán xét từ khi tác ý sắp sửa muốn đi nằm. Bạn nên nhận biết rõ sự tác ý muốn
nằm muốn nằm muốn nằm. Mắt nhìn về cái
giường hay cái võng... và thân bắt đầu chuyển động thật chậm về hướng cái giường
hay cái võng. Lúc này là lúc Bạn áp dụng cách Thiền Đứng và Thiền Đi. Hãy đứng
yên 5 phút tại một chỗ. Sau đó quán sát
sự tác ý. Niệm Nằm Nằm Nằm... Thân bắt đầu xoay nhẹ nhàng từ từ về hướng cái
giường hay cái võng. Khi xoay thân thì nên chú tâm đến sự chuyển động của Thân
và sự Sanh Diệt của cái sự xoay. Thử xem các cảm giác mệt mỏi , muốn nằm còn đó
hay không? Chúng sanh ra như thế nào ?
Chúng có đồng hành Diệt với cái Thân không nhé ? Khi mắt hướng về cái giường
hay cái võng thì sẽ có cảm xúc (emotional feelings). Hãy quán xét cái cảm thọ này
nhé (lạc hay khổ).
Bạn hãy
đi từ từ như đang hành trì Thiền Đi và đi đến cái giường hay cái võng. Tại chỗ
này, Bạn đứng yên 2 phút, mắt nhìn thật kỹ và quán xét xem kỹ có những cái gì
trên giường hay võng có được an toàn hay không ? Nhận biết cảnh vật và tính chất
rõ ràng. Từ từ Bạn ngồi xuống cái giường. Lấy hai tay chống nơi cái giường và sẽ
có cảm giác nơi tay. Và cũng có cảm giác nơi Thân khi sự mong mỏi (khát ái) được nằm Sinh ra. Bạn nên theo
dõi các cảm giác, cảm thọ đó. Theo dõi sự Sanh và Diệt của các chuỗi cảm thọ
đó.
Bạn từ
từ và nhẹ nhàng đặt cái Thân xuống giường. Tuyệt đối phải chậm rãi nhẹ nhàng và
tỉnh giác. Khi đặt Thân xuống giường thì luôn theo dõi cảm thọ của Thân. Cảm
giác khoan khoái (lạc) sinh ra và khi nằm xuống hoàn toàn trên giường thì cảm
giác khoan khoái chấm dứt (Sinh và Diệt). Bạn nằm như bình thường, hai tay cứ để
tự nhiên thoải mái.
Nên
nhớ, trong tiến trình từ lúc tác ý muốn nằm cho đến lúc nằm trên giường hay
võng sẽ tốn khoảng 10 phút hành trì Thiền Nằm (Laying Down Meditation). Bạn
luôn chú tâm nơi các cảm thọ sinh diệt của Thân và luôn chú tâm vào hơi thở nơi
chót mũi. Tâm của Bạn sẽ nhảy chuyền từ chót mũi đến thân, mông, lưng.... Nhưng
đừng lo. Khi Bạn thuần thục thì Bạn chỉ còn biết hơi thở nơi chót mũi và sự
sinh diệt cuả cảm thọ mà thôi.
Bạn
có thể thay đổi thế nằm, từ nằm nghiêng bên trái sang bên phải. Có nhiều truyền
thuyết là đức Phật nằm nghiêng bên tay phải vì trái tim nghiêng bên phải. Dù
chưa có bằng chứng là vì lý do khoa học này mà đức Phật nằm bên phải như thế
hay không ? Hay là Ngài nằm nghiêng phía bên nào từ 2600 năm xưa ? Bạn cũng
không nên quan tâm lắm. Nhiều vị Thánh Tăng vẫn chứng A La Hán dù các Ngài nằm,
ngồi đủ kiểu. Khi hành giả không còn Tham, Sân, Si nữa thì Phật goi vị đó là Bà
La Môn, việc lớn đã xong, phạm hạnh đã tròn, khát ái đã diệt, sanh tử đã tận.
Khi Bạn
hành trì thiền nằm nên luôn luôn quán xét hơi thở ra vào và sự cảm thọ của
Thân. Lúc mới nằm thì Thân sẽ cảm thấy sung
sướng dễ chịu. Nhưng nằm một lúc thì Bạn laị tác ý muốn thay đổi vị thế
của cách nằm. Cái tê, mỏi (thọ khổ) sinh ra. Bạn tiếp tục nhận biết theo dõi
cái cảm thọ này và sự sinh diệt của nó trong khi đó vẫn không rời hơi thở nơi đầu
chót mũi (hay sự phồng xẹp của cái bụng). Khi Bạn chú ý kỹ thì tức là Bạn đang
hành trì thiền định Samadhi (concentration) và sẽ cảm nhận được Vô Thường.
Đức
Phật dạy có 5 yếu tố quan trọng giúp cho sự thành công của Thiền Tuệ.
Thứ
nhất, Bạn phải có niềm tin bất động (saddhabalam power of faith). Bạn phải tin
rằng Bạn (chính Bạn) có khả năng hành trì được. Đừng mong chờ một vị Phật hay vị
Thầy nào ban cho Bạn cái năng lực này, cái trí tuệ này.
Thứ
hai, Bạn phải nỗ lực, không dễ duôi làm biếng (variyabalam power of energy). Nỗ
lực thường xuyên và liên tục giống như cọ hai thanh củi khô vào nhau để tìm lửa.
Thường Xuyên và Liên Tục.
Thứ
ba, Bạn phải tỉnh giác nhận biết rõ và quán xét mỗi khi có hiện tượng Sinh và
Diệt (satibalam power of mindfulness). Tỉnh Giác luôn luôn, không thể có một phút
lơ là. Giống như xem sự tái sinh là một sự thống khổ của cả đời mình. Bạn sẽ ra
đi một mình, cô đơn trong đêm tối bão bùng gió lạnh và không có ai giúp bạn, cũng
không có phương tiện nào chỉ đường cho Bạn.
Thứ tư,
Bạn phải tập trung để có Định (samadhibalam power of concentration). Không để tâm
mình chạy theo cảnh. Khi Định sanh thì biết Định vừa sanh. Khi Định diệt thì biết
Định vừa diệt. Phải nhận biết ngay lập tức kẻo chúng nó chạy mất.
Thứ năm,
Bạn phải có trí tuệ cương quyết xâm nhập
đối tượng để quán xét (pannabalam power of wisdom). Phải nhận biết đối tượng và
đi sâu vào bản chất của đối tượng. Bạn có trí tuệ. Đúng như thế. Chúng Sanh ai
cũng có Phật tánh, nhưng vì Nghiệp Thức che mờ mà con chó ăn phân và con người ăn
cơm. Cơm hay phân cũng chỉ là tứ đại. Khác nhau ở chỗ nào ? Cho nên Bạn phải phát
triển trí tuệ bằng cách nhận biết, nắm bắt, xâm nhập đối tượng giống như chăm sóc
một đứa con sanh non thiếu tháng.
Khi năm
cái năng lực này tăng trưởng thì Chánh Kiến phát sinh. Bạn đã đến gần cánh cửa
của Niết Bàn rồi đó.
5.
THIỀN ĂN, THIỀN UỐNG, THIỀN TẮM, THIỀN TOILET.
Các
hành động hằng ngày đều có sự tác ý một cách thuần thục và nhanh đến nỗi Bạn
không thể nhận ra chúng nếu Bạn lơ đãng một chút. Chính những cái tác ý không
như lý này sẽ duyên cho Nghiệp và dẫn Bạn vào sinh tử trong vô lượng kiếp.
Thiền
Ăn:
Từ
khi bắt đầu tác ý muốn ăn Bạn phải nhận biết sự hiện diện của sự tác ý này. Niệm
Ăn Ăn Ăn. Dùng "Thiền Đi" đến chỗ ngồi. Chú tâm nhìn vào chỗ ngồi.
Thiền Đứng. Khi mắt nhìn vào chỗ ngồi quán xem Tâm có chuyển động không? Tâm có
khởi ý muốn nhìn các thức ăn hay không ? Nếu có thì đó chính là Tâm Tham sinh
khởi. Nhìn xem chỗ ngồi có an toàn có đúng không ? Sau đó từ từ chuyển thân ngồi
xuống nhẹ nhàng, thật chậm rãi cho đúng chỗ ngồi. Quán sát sự chuyển động của
Thân và Tâm cho tới khi ngồi ngay ngắn yên tại chỗ.
Tới lúc
này Bạn hãy nhìn vào bàn ăn và thức ăn. Quán xét cái Tâm khi đối diện các món ăn,
từ màu sắc, mùi vị, kể cả thọ, tưởng sinh ra do thói quen ăn hằng ngày. Khi mắt
bắt đầu chọn thức ăn, quán xét sự tác ý, sự chuyển động của tay, sự lấy đồ ăn,
và đưa vào miệng, sự nhai, biết rõ thức ăn cứng mềm, hãy nhai thức ăn thật kỹ và
ghi nhận cảm thọ khi nhai như thế, khi đưa thức ăn vào lưỡi va chạm hãy quán sát
cái vị cay, đắng, ngọt... tại lưỡi, biết rõ các vị, khi nuốt thì nhận biết rõ đang
nuốt. Từ từ nuốt kẻo mắc kẹt nơi cuống họng thì xấu hổ lắm nhé. Sau khi nuốt hết
hãy đưa thêm miếng ăn nữa vào miệng, Phật dạy như thế, Bạn nên cẩn trọng. Chỉ đưa
thêm một miếng ăn nữa vào miệng khi nào trong miệng không còn một miếng thức ăn
nào. Có nghĩa là nuốt hết miếng này rồi hãy múc thêm miếng kia. Phật dạy đó là
cách chế ngự và kiểm soát Tâm Tham. Cắn nhằm một hột sạn có thể khiến Bạn bực mình.
Đó chính là Tâm Sân; cơ hội tốt cho Bạn quán sát nhé.
Cứ như
thế bạn thong thả dùng hết bữa ăn cho tới khi nhận biết bao tử bạn vừa khoảng
3/4 ngày thường. Không nên quá no vì thức ăn ngon. Thân sẽ bị bệnh và sẽ không
hành trì Thiền tốt sau bữa ăn. Trong khi ăn chỉ chú ý đến thức ăn và cái nhai
nuốt. Quán xét Tâm sanh diệt ra sao nhé. Tâm Tham Sân và Si thường hay xảy ra
liên tục ngày trong bữa ăn.
Thiền
Uống:
Khi Bạn
xong bữa ăn hãy nhìn và quán xét cái chén, cái bát, chỗ ăn trước khi thực hành
thiền uống. Bạn uống nước chậm rãi, thật chậm. Hãy ngậm nước trong miệng khoảng
30 giây để cho nước miếng thấm vào nước uống (saliva) tốt cho sự tiêu hoá.
Trong tiến trình uống nước hãy quán xem cái Tâm ra sao ? Nóng lạnh biết rõ. Mùi
vị biết rõ. Nhận Biết và Quán Sát từ lúc tác ý uống đến lúc uống hoàn tất. Như
thế gọi là Thiền Uống.
Thiền
Tắm:
Hãy
quán sát cẩn thận từ lúc tác ý muốn đi tắm. Quán luôn sự sanh diệt của sự tác ý.
Chuẩn bị áo, quần, khăn tắm, xà bông, và các thứ cần thiết trước khi tắm. Trong
tiến trình chuẩn bị, hãy luôn quán sát Tâm Sinh Diệt theo hơi thở Ra Vào. Hãy
quán từ lúc có tác ý cho đến khi tắm .
Khi tắm
thì có nước rớt trên cơ thể (Xúc) thì luôn luôn sinh ra Thọ. Hãy quán liên tục
cái Thọ này, nó sinh ra lúc nào ? diệt lúc nào ? cường độ ? Thọ Lạc hay thọ Khổ
? Các hành động trong khi tắm đều có Thọ sinh diệt. Hãy bám sát chúng như bám sát
đứa con sanh non thiếu tháng của mình. Nắm bắt, quán sát các cảm thọ phát sinh.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận biết cả tỷ tỷ cái cảm thọ sinh ra chỉ trong một vài
phút tắm. Khi bạn kỳ cọ thân một cách chậm rãi liền có xúc chạm thì có Cảm Thọ
phát sinh. Bạn nên quán ngay Thọ lập tức. Chúng đến đi rất nhanh chóng.
Trong
khi tắm Bạn nên luôn luôn quán 32 thể trược của thân, máu, mủ, phân, nước tiểu,
mồ hôi, nước rãi, đờm..... Khi rời phòng tắm cũng phải dùng mắt (thiền đứng) quán
sát xem tình trạng ngăn nắp của phòng tắm ra sao ? Tiến trình này cần được làm
chậm rãi. Nhiều người già yếu hoặc bệnh bị chết trong phòng tắm vì vội vã, khi
thân nhiệt chưa phù hợp nhiệt độ trước và sau khi tắm sinh ra đột biến. Y học
khuyên nên tắm lúc khí hậu nóng tốt tức là khoảng trưa, từ khoảng 10 giờ sáng đến
4 giờ chiều. Tuỳ Bạn.
Thiền
Toilet:
Thói
thường khi vào toilet, Bạn có cảm giác như cần phải trút bỏ một cái gì bất đắc
dĩ. Như thế Bạn có tâm trạng không ưa thích (thọ khổ). Loại này hơi vi tế và áp
dụng hằng ngày. Thiền Tuệ có thể áp dụng tốt trong tiến trình sinh hoạt toilet.
Bạn cần nhận biết và quán sát Thân và Tâm từ khi bắt đầu tác ý muốn đi toilet. Đi
về hướng có toilet (thiền tuệ). (Thiền đứng) nhìn vào toilet (mắt nhìn Xúc sẽ có
Thọ) quán sát kỹ hiện trạng của toilet. Ngồi xuống toilet cẩn thận và thật chậm
rãi (thiền ngồi). Khi có sự chuyển động của Thân từ ruột non xuống ruột già đều
nhận biết rõ các cảm xúc (cảm thọ lạc hay khổ tuỳ theo...). Ghi nhận cảm thọ và
biết rõ tính chất của Thọ cho đến khi xong toilet và đứng dậy một cách chậm rãi.
Luôn
luôn hành trì như vậy thì Bạn sẽ có cái nhận biết và hiểu rõ về 32 thể trược của
Thân và quá trình sinh diệt của Tâm. Những cái gì ăn vào có cảm giác vui, ngon,
khoan khoái nơi miệng thì nay nó chuyển hoá ra phân, cũng có mùi, sắc, vị... Nhưng
Tâm của Bạn chuyển hoá như thế nào khi ăn và khi đi toilet ? Giống hay khác nhỉ
? Chớ nói chúng khác nhau nhé. Thọ Lạc giống nhau, phải không Bạn? Cái Lạc này cũng sinh diệt nhanh chóng. Hiểu
rõ như thế là Bạn có Định. Sự nhận biết và quán xét về Sinh Diệt của Tâm giúp Bạn
tăng trưởng cái Tuệ Quán về Vô Thường. Biết rõ Vô Thường thì Bạn sẽ thể nhập luôn
Vô Ngã.
Monday, May 29, 2017
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 23) Làm sao Diệt Tham Ái ?
CÁCH
HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 23)
Làm
sao Diệt Tham Ái ?
Bạn
đã hiểu rõ Nguyên Lý Nhân Quả; hễ không Nhân thì không có Quả. Vì sự tương tác
giữa tứ đại nên có cảm thọ xuất hiện. Bạn hãy quán chiếu kỹ cẩn thận. Chớ dính
mắc vào cái cảm thọ đó. Chớ nghĩ và nói rằng: Tôi đang đau, tôi đang khổ, tôi
đang lạnh, tôi đang nóng....
Vì
sao thế ? Vì nếu ta dính mắc vào cảm thọ thì Tham Ái (thương/ghét) sinh ra ngay
lập tức và bị ảnh hưởng của những cái Tưởng tượng (superficial perception) gây
ra do cảm thọ. Tham Ái sẽ làm chủ Bạn mà
Bạn không nhận ra. Bạn sẽ cảm thấy giận dữ (dosa = angry) vì cái cảm thọ làm Bạn
khó chịu (unbearable feelings). Bạn sẽ muốn (desire) chạy trốn ra khỏi cái khổ
đó (lobha = greediness). Thí dụ: Bạn cảm thấy Nhớ người yêu (mặt trái của Sân/ dosa)
thì đó chính là cảm thọ (vedana/ emotional perception) vì sự xa cách
(remote/distance) hay không hài lòng với cá tính (thọ khổ) (disatisfied with
objects).
Nếu Bạn
không quán chiếu kỹ về tính chất và hoạt động của cảm thọ do tứ đại (đất nước
gió lửa) tương tác (interaction) sinh ra thì Bạn sẽ phát huy mạnh thêm cái Tham
Ái và rồi biến dạng sang Thủ . Tham Ái (Samudaya Tanha/ Craving) sẽ là Nhân cho
Nghiệp được sinh ra và Sinh Tử Khổ não theo sau.
Đức
Phật dạy "hãy diệt Nhân thì Quả không sanh ra nữa". Nhưng bằng cách nào đây các Bạn ? Nhân chính
là Thọ. Bạn không cho Thọ (vedana) chuyển hoá thành Tham Ái (tanha) thì vòng
Nhân Quả chấm dứt ngay tại chỗ Thọ.
Cho
nên, khi hành thiền nếu các cảm thọ phát sinh Bạn không nên quán nơi các cảm thọ
ảo giác (superficial perceptions of those feelings) do tứ đại tương tác (four
Dhatus interactions) mà chỉ nên quán xét
kỹ các tính chất và tiến trình của cái cảm thọ. Có nghĩa là Bạn quán xét tính
chất của Danh / Nama (process of feeling consciousness). Thí dụ: Tê cứng chỉ là
tiến trình của cảm thọ. Tê cứng tăng hay giảm, bắt đầu tăng từ đâu ? Cứ thế Bạn
áp dụng cho những cái khác. Khi Bạn chú tâm quán xét về tính chất của Danh /
Nama thì Bạn không còn dính mắc với cái khái niệm Tôi (self, I, Me). Tôi đang
đau, tôi đang lạnh..vv...
Nếu Bạn
quán xét lâu ngày thuần thục thì còn lại cái gì ? Chỉ còn cái Hiểu Biết (Tuệ
wisdom) về bản tính (characteristics) của Danh (nama/ feeling consciousness) mà
thôi. Cái Hiểu Biết (consciousness) của Thọ ngừng ở nơi đây, không phát sinh ra
Tham Ái. Như thế, Tà Kiến (Tôi/ thân kiến) cũng bị diệt, ngay nơi đó Tuệ Giác
phát sinh và tăng trưởng. Khi Bạn đã tiêu diệt được cảm Thọ thì Ái không sinh
ra được vì Thọ là Nhân và Ái là Quả. Nhân bị huỷ diệt thì Quả không có nữa.
Như vậy
bạn đã phân biệt Nhân và Quả, diệt Nhân (Tham Ái) huỷ diệt luôn Quả (Tà Kiến).
Bạn sẽ không còn bị Bốn Cái Lẩm Cẩm Tứ Đại (four apayas) làm chủ các hoạt động
của Thân và Tâm của Bạn. Quán chiếu về cảm thọ do sự tương tác của tứ đại gọi là
vedana satipatthana. Quán chiếu về tiến trình của Tâm khi sinh ra cảm thọ sẽ tiêu
diệt ngay cái Thọ ngay giai đoạn Cảm Thọ. Không nhân Thọ thì Tham Ái ngưng và
Thủ cũng bị diệt (ceasing the process of mental formation).
Thực
chất của sự Diệt Tham Ái là gì ?
Khi cảm
thọ phát sinh do tứ đại tương tác (four Dhatus) thì Bạn sẽ cho rằng Tôi đau, tôi
tê cứng, tôi khó chịu... và rồi Tham Ái phát sinh ngay chỗ Thân Kiến (tà kiến) này.
Khi Thọ (emotional feelings) chuyển sang Tham Ái (tanha/ emotional craving) thì
sẽ tạo thành quả:
- thọ khổ sinh ra Sân Hận
(dosa/ anger)
- thọ lạc sinh ra Tham Ái
(lobha /greediness)
- không phân biệt được
danh sắc sinh ra Si Mê (moha /delusion).
Và vòng
Nhân Duyên tiếp tục vận hành tự nhiên.
Nhưng
nếu Bạn nhận biết rõ cái Nhân chính của nó chỉ là sự tương tác của tứ đại và tiến
trình thành lập của Tâm thì bạn sẽ không còn dại dột ôm giữ khư khư cái ảo tưởng
về Tôi (I, Me), và diệt luôn cái Tưởng (tượng) (nonexistence mental perceptions).
Đức Phật dạy rõ trong Vòng Nhân Duyên (paticca Samuppada) rằng: nếu hành giả không
ngưng được tại Thọ thì họ sẽ phát sinh ngay cái Tham Ái và Thủ, Hữu, Nghiệp, Tái
Sinh... Cái này xảy ra ngay nơi Thân của chính Bạn. Chính Bạn tạo ra nó (Nghiệp)
và Nó tiếp tục làm chủ Bạn và dẫn Bạn vào sanh tử luân hồi.
Duyên
gì khiến vòng Nhân Duyên vận hành không dứt ?
Phật
dạy vì do Vô Minh (Avijja) không hiểu biết cái Khổ nên Bạn không phân biệt được
Danh Sắc, trong đó chẳng có cái Tôi (I, Me, Self) nào cả.
Nhưng
khi cái Tôi (thân kiến) bị loại trừ thì còn lại cái gì ?
Bạn
chỉ còn quán chiếu cái tiến trình của Thọ. Nó sinh ra làm sao và diệt lúc nào.
Trong kinh Tương Ưng (Có Một Pháp Môn) đức Phật cũng có dạy về phép quán này.
Thế thì chỉ còn lại cái Hiểu Biết về Tiến Trình Sinh Diệt của Thọ hay là Tuệ Giác
về Vô Thường. Tuy có nhiều cái yếu tố tương tác của Tâm (variety of mental
perceptions) xuất hiện, nhưng Bạn chỉ chú ý một cái; đó là tiến trình kích tác
cảm thọ (actual activating feeling process) mà thôi. Mặc dù khi Thọ Khổ lại tiếp
tục sinh ra vì sự tương tác thuận nghịch của tứ đại, bạn chỉ chú ý đến yếu tố kích
tác tiến trình cảm thọ. Nếu Bạn còn dính mắc cái Tôi (I, Me) với cái Thọ Lạc
hay Thọ Khổ (emotional feelings) thì vòng Nhân Duyên sẽ tiếp tục hoạt động. Khi
Bạn nhận biết và hiểu rõ bằng thực nghiệm liên tục cái Nhân gây ra sự tác ý và
cảm thọ thì nó chấm dứt. Các cảm thọ (emotional feelings) và sự phản ứng
(emotional reaction of your body) của Bạn nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng
theo đó chấm dứt. Cuối cùng thì cái thấy, cái nghe, cái ngửi... sẽ chỉ còn là
những tiến trình cảm thọ (feeling process). Phật dạy ông Bahiya trong kinh Pháp
Cú, phẩm Ngàn "Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy" và ông chứng A La Hán
sau khi quán chiếu như thế 15 phút. Tất cả những cảm ứng (emotional mental
reactions) cũng chỉ là tiến trình cảm thọ.
Dĩ
nhiên Bạn sẽ không ao ước 15 phút chứng A La Hán như Ngài Bahiya, vì Bạn đã
mang cái ảo tưởng (tượng) đó nhiều đời nhiều kiếp. Nhưng chẳng có cái gì cản được
Bạn suy tư và thiền tuệ để bớt đi đau khổ trong kiếp sống hiện tại chỉ vì cái cảm Thọ vô hình vô duyên vớ
vẩn như thế cả.
(còn tiếp)
Sunday, May 28, 2017
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 22)
CÁCH
HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 22)
Tìm
một đề mục thích hợp để quán .
Hỏi 1: Có bao nhiêu
đề mục để quán ?
Đáp 1: Ngũ uẩn gồm có Sắc (thân mind/matter), Thọ
(feelings), Tưởng (awareness of things), Hành (mental formation), Thức
(perception).
Có 4 cách quán: Quán Thân, Quán Thọ, Quán Tâm và
Quán Pháp theo như hướng dẫn trong Kinh Tứ Niệm Xứ.
Quán Thân là quán về Danh Sắc (mind and matter).
Quán Thọ là quán về Cảm Thọ (Feelings) trên Thân và phản ứng của Tâm (emotional
reaction of mind). Quán Tâm là quán sự nhận biết (emotional consciousness).
Quán Pháp là quán về thông tin ghi nhận lưu trữ (perception).
Hỏi 2: Làm sao tìm ra cái đề mục phù hợp để quán cho
có hiệu quả nhanh chóng ?
Đáp 2: Quán Thọ thích hợp cho người có tánh Tham và
nhận thức cao. Thí dụ: những người như Bác Sĩ, Luật Sư, giáo sư, kế toán, đa phần những người này có nhận thức cao (high intellect) và tánh tham (greedy temperament). Quán Tâm
thích hợp cho những người có Tà Kiến (wrong views). Quán Sắc thích hợp cho những
người có nhận thức chậm và tánh tham (greedy temperament with low intellect).
Quán pháp thích hợp cho những người có nhận thức cao nhưng không có tham
(non-greedy temperament with high intellect). Nếu đề mục không thích hợp cho
hành giả thì giống như cho một trái dừa khô to lớn cho con khỉ. Nó không biết
cách nào để ăn trái dừa này. Cho nên satipatthana có thể tạm chia là 4 phần như
nói trong những bài trước.
Hỏi 3: Có cách nào nhận biết loại người thích hợp với
đề mục nào hay không ?
Đáp 3: Người thích vị chua xem như có liên quan đến Sân hận (dosa). Người thích ngọt có liên quan đến Tham (greedy temperament). Người thích vị đắng
có liên quan đến Si (deluded temperament).
Dosa temperament Sân hoạt động song hành với người có nhận
thức cao. Quán Pháp thích hợp cho loại
hành giả này. Nếu cái Ngã bị huỷ diệt thì cái Tuệ sẽ phát sinh nhanh chóng.
Sắc pháp (matter/mind) thich hợp cho người có moha
và Si Mê deluded temperament. Người này nên khởi đầu bằng anapana.
Hỏi 4: Có mấy loại temperaments ?
Đáp 4: Có 6 loại temperaments: greedy, hateful,
deluded, faithful, speculative, và loại người intellectual. Bạn nên chọn đề mục phù hợp với temperament.
Hỏi 5: Quán tuần tự như thế nào để thấy Niết Bàn ?
Đáp 5: Bạn nên bắt đầu với quán pháp (dhamma-khandha)
qua sự nhận biết thường xuyên tỉnh giác về hơi thở Ra và Vào. Dịnh sẽ phát
sinh. Càng lúc thì Định càng vững chắc. Bạn có thể kiểm soát cái Tâm.
Bạn sẽ nhận biết những sự thay đổi của Thân như là
nóng lạnh, tới lui, chuyển dịch. Có khi chúng xuất hiện chỗ này một cái rồi chỗ
khác một cái khác.
Càng Định thì càng nhận rõ những ngứa ngáy nơi thân,
cái sự đau nhức... Đó là Cảm Thọ (vedanakhandha) và chúng chiếm hữu cái Thân của
Bạn.
Các sự thay đổi của Thân cho Bạn biết về sự Sanh Diệt
của Thân. Chỉ có Sanh Diệt. Chẳng có
nam, nữ, trẻ, già.... Cũng chẳng có cái Tôi (I, Me). Chỉ còn sự Khổ (Dukkhasacca)
và cuối cùng là vô thường, vô ngã. Các sự sinh diệt đột nhiên chấm dứt, và ngũ
uẩn cũng biến mất. Tuệ sinh ra do sự biến mất của Sinh và Diệt là Nirodha Sacca. Giống như phim xi nê, khi phim
chấm dứt thì màn hình trở lại trắng và không có hình ảnh nào nữa. Nơi đó gọi là
Niết Bàn, tịch tĩnh.
(còn tiếp)
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 21) Vietnamese & English
CÁCH
HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (BÀI 21) Vietnamese and English
Phương
Pháp Quán Hơi Thở là Đối Tượng
Có hằng trăm phương thức khác nhau về cách quán và đề
mục. Riêng tại Miến có hơn 40 phương pháp. Phương pháp dùng hơi thở làm đề mục
là phương pháp phổ thông nhất vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, luôn quán chiếu hơi thở, Bạn có thể tỉnh
giác về Thân, nuôi dưỡng cơ thể vật lý bằng hơi thở đều đặn, cảm nhận được những
diễn biến của Tâm, dễ tiến vào Định và có thể nhập vào dòng Thánh.
Thứ hai, chính đức Phật đã chứng đắc nhờ phương pháp
này. Ngài cũng ca tụng đó là phương pháp dễ thành tựu nhất.
Thứ ba, đa phần các vị Thánh tăng cũng áp dụng
phương pháp này.
Thứ tư, nó dễ áp dụng vì không tốn kém và lúc nào
cũng áp dụng được; đi, đứng, nằm, ngồi.
Tuỳ theo sự xúc chạm của hơi thở và cách nhận biết, tổng
quát thì có năm pháp quán hơi thở:
1. Đếm hơi thở
khi thở ra hay thở vào.
2. Dùng Tâm xem xét hành trình ra và vào của hơi thở
từ chót mũi đến bụng.
3. Nhận biết và theo dõi sự phồng và xẹp của phần bụng
dưới phổi (abdomen)
4. Quán sự cảm thọ (sensations) của hơi thở khi chuyển
động ra và vào qua chót mũi.
5. Quán sự sinh và diệt của cảm thọ từ lúc bắt đầu
hơi thở vào cho đến khi hơi thở vào ngưng. Rồi lại quán sự sinh diệt của cảm thọ
từ lúc hơi thở ra bắt đầu sinh cho đến lúc hơi thở ra ngưng.
Breath in-out as objects of meditation.
There are hundreds of methods of meditation. In
Myanmar there are more than 40 methods. You can choose the best suitable method
and convenient place for your practice.
Breathing In-Out is considered as the
easiest way to practice meditation because of some following practical reasons:
First, you can always consciously observe your
breath, without which you are dead. Then you can develop observation power (satipatthana).
Good regular breath management will
nurture your physical body and contemplate any changes of mind , thereby enabling
you to enter concentration. At the end you may achieve purification of mind and
body and enter the sainthood.
Second, Buddha himself practiced this method and
commended this as the easiest purification method. Think about this as a safeguard.
Third, many saints practiced this method through
which they achieved Arahanthood. But do not take this too seriously. You are not
them. You may not possess the quality accumulated through many past lives like
them.
Fourth, it costs you nothing and you can practice it
at any time on your daily activities: walking, standing, lying down, sitting. But
your five sense organs always interact with environment and indulge you in
unwholesome cognitive thinking and practice. Remember Your Mind is your good friend
but also your worst enemy.
Depending the types of breath contact and feelings, there
are generally five ways of practice:
1. Counting the Breath-In and Out. You may count
them from 1 to 10, then reverse the order. Example: counting 1 at the beginning
of your breath-in until you fully breath in. Counting 2 at the beginning of your
breath-out until you fully discharge your breath-out.
2. Observe the passage of breath-in and breath-out from
the nostrils to the abdomen.
3. Observe the rising and falling of your abdomen.
Observe and note the beginning of rising and the end of rising. Observe and
note the beginning and the end of falling.
4. Observe the different sensations due to the
contact at the nostrils when the air moves in and out. You should carefully observe
them whatever they are; itch, hot, cold..... Don't let them come and go without
your notice.
5. Observe and contemplate the rising and passing of
the feelings (vedana) of your body and mind from the beginning of breath-in
until you fully load the air. Similarly, you should observe and contemplate the
rising and passing of the feelings from the beginning of the breath-out until
you fully discharge (supposedly) the air in your lungs.
Saturday, May 27, 2017
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (Bài 20)
CÁCH
HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (Bài 20)
Tứ Đại là gì ? (4 Dhatus)
Thông thường có nhiều người hiểu lầm về những sự giải
thích không rõ ràng và chính xác về tứ đại, nôm na Đất Nước, Gió, Lửa. Cũng chẳng lạ khi có người
còn nói đã quán thấy Đất trong chén cơm !!! Thực sự đức Phật nói gì về 4 cái tính
chất của các vật thể đó ?. Đó là cứng mềm (solidity có khi nói là kết chắc hay
rời rạc), lỏng rắn (fluidity), nóng lạnh (energy) và lui tới (motion). Khi có 4
cái yếu tố này xuất hiện thì cũng có theo 4 cái phụ thuộc; đó là màu sắc
(color), mùi (smell), nếm (taste) và dinh dưỡng cho sinh tồn (nutriment). Tám cái
này không tách rời và tương tác như là một khối. Chúng nó thực sự chỉ là những
nguyên tử. Bạn không thể dùng mắt thường để thấy được. Khi chúng kết hợp nhóm cả
hằng vạn cái như thế thì chúng biến thành nhiều nhóm có hình dáng, kích thức,
kiểu cách khác nhau. Dù ở dạng nào, chúng vẫn giữ nguyên bản chất thực của chúng
là cứng mềm, nóng lạnh, lỏng rắn.... Chúng
có khả năng tinh vi che dấu bản chất sự thực đối với chúng ta bằng những biểu
hiện bề ngoài của chúng như hình thái (form), kiểu cách (shape), v.v... Cho nên Cái mà chúng ta thường cứ ngỡ chúng nó
là gọi là Tà Kiến.
Trong Nội thân chúng ta, tuỳ theo nghiệp thuần thục,
sự tác ý, nhiệt độ nội thân, thực phẩm, thì cái Thân của chúng ta thay đổi luôn
luôn như dòng nước chảy. Ngoại Thân chúng
ta cũng có các yếu tố tương tự này. Chúng cũng luôn thay đổi, đa phần là do nhiệt
độ tác động.
Khi những cái này kết hợp, Bạn đặt cho chúng nó cái
tên, xếp chúng vào loại , hạng mục. Sự thực tuyệt đối về chúng đang bị dấu dưới
cái hình dáng và vỏ bề ngoài.
Bạn muốn thực sự nhìn rõ về thực chất của tứ đại này
phải không ? Thiền Tuệ giúp Bạn đấy.
Xét về Tâm Ý (mental element)
Có 6 cái cơ quan ghi nhận sự cảm ứng của Thân (body).
Năm cái (căn) thuộc về Vật Lý (Thân) và cái thứ sáu thuộc về ý của não (Tâm).
Khi căn (sense organs) xúc tác với cảnh vật (objects) thì Thức (consciousness or
perception) phát sinh. Thí dụ: mắt (nhãn căn) đối cảnh (visible objects) thì cái
nhận biết của mắt (nhãn thức seeing consciousness) sinh ra. Khi chúng vừa sinh
ra lập tức chúng biến mất như là ánh chớp (lighting phyit-pyet), đến và đi,
sinh và diệt nhanh chóng đến nỗi chúng ta khó nhận biết chúng sinh diệt. Cũng
như thế, sinh diệt áp dụng cho 5 cái kia.
Bạn chỉ là một tổ hợp của các tứ đại (đất nước gió lửa)
và ngũ uẩn (sác thọ tưởng hành thức). Hãy suy xét kỹ xem, trong những cái đó chẳng
có cái nào là đàn ông, đàn bà, già, trẻ. Chỉ là những cái tên mà chúng ta tự đặt
ra cho cái hiện tượng đó mà thôi. Chúng ta tự đánh lừa mình nếu nói rằng
"Tôi Ngồi thiền", "Tôi đau mông" thì chính cái nhận định rằng Tôi (I, Me) dẫn đến Tà Kiến.
Chỉ có Danh (nama mental) và Sắc (rupa material). Đức Phật ví dụ người có tà kiến
như cầm lưỡi đao ngay cổ của mình, đứt đầu lúc nào không hay biết. Cái Tôi đó gọi
là Si Mê (delusion).
Nếu Bạn lấy một trong 6 cái này ra để quán xét thì Bạn
sẽ nhận ra chúng chỉ gồm có tứ đại (four dhatus). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức
luôn thay đổi không ngừng như dòng nước chảy; giống như dòng suy tư của con người.
Mỗi khi Bạn cố ngồi thiền để nhận bắt chúng thì chúng vuột khỏi tầm tay của Bạn.
Nhưng đừng lo lắng, nhân vào đó Bạn có thể phát triển sự nhận biết rõ về tánh Vô
Thường của pháp (Tuệ về Vô Thường), và Bạn cũng chẳng thể có tác động kiểm soát
được gì chúng. Như vậy Tuệ về Vô Ngã cũng phát sinh. Từ đó, bạn giảm bớt tà kiến
và có cái tăng trưởng về Chánh Kiến. Nơi ấy chẳng có cái Tôi (I, Me). Khi Bạn có
thể bào mòn tà kiến thì Bạn đã từ từ bước vào dòng thánh (semi sotapanna). Khi
Bạn tiêu diệt được hoàn toàn tà kiến thì Bạn chính thức đạt được Tư Đà Hoàn
(sotapanna).
(còn tiếp)
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ . (Bài 20)
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ . (Bài 20)
Quán
Vô Ngã.
Trong lúc hành giả liên tục quán các cảm thọ trên thân
(thọ khổ hay thọ lạc) thì các cảm thọ này liên tục sinh diệt. Hết sinh rồi diệt.
Cứ thế liên tục.
Bạn hãy quán kỹ xem bản chất của Khổ và Lạc là gì ?
Cuối cùng thì Tâm (Danh Nama Dhamma) (mind consciousness) cũng chẳng là cái gì
cả. Chúng chỉ là "tiến trình của cảm thọ Khổ và Lạc". Và Sắc (rupa
matters) cũng chẳng là gì cả. Chúng chỉ là tiến trình thay đổi giữa nóng và lạnh.
Tất cả sự chuyển dịch thay đổi theo quy trình riêng của chúng, không ai có thể
tham dự hay ảnh hưởng gì chúng được.
Ngay lúc đó Bạn đang quán được Pháp
(Dhamma satipatthana). Tính chất đặc thù của Danh (Tâm mind, nama) là cảm thọ và
phản ứng. Tính chất đặc thù của Sắc (rupa, physical phenomenon) chỉ là tiến trình
thay đổi. Những cái sự thay đổi này xảy ra theo quy trình riêng của chúng mà không
ai có thể ảnh hưởng được. Đó chính là pháp vận hành tự nhiên.
Thế là cái Tôi, cái Ta (I, Me) được tự do thoát khỏi
cái cảm nghĩ thường tình rất sai lạc:
Tôi lạnh... Tôi đói...... Tôi khát...... vân vân.
Như vậy Bạn đang trải nghiệm và hiểu ra cái bản chất
thực của pháp là Vô Ngã. Sự Biết này đến
rất bất ngờ và nhanh lắm trong một chớp nhoáng thôi. Bạn ngồi thiền miên mật chừng
4 tiếng mỗi lần không nghỉ, mỗi ngày 3 lần, trong 2 tuần là Bạn sẽ thấy nó đến với Bạn không
hẹn trước. Bạn đừng mong đợi nó. Cứ tự nhiên Thiền Quán miên mật. Nó sẽ đến và
đến bất ngờ.
Nào Bây giờ Bạn đã hiểu rõ cái Quả. Thế còn Nhân thì
sao ?
(còn tiếp)
Friday, May 26, 2017
CÁCH HÀNH TRÌ THIỀN TUỆ (Bài 19)
CÓ MẤY LOẠI VÒNG NHÂN DUYÊN PATTICA SAMUPPADA ?
Hỏi 1 : Có mấy loại vòng Nhân Duyên ?
Đáp 1: Có 5 loại vòng nhân duyên được Phật thuyết tuỳ
giai đoạn, đối tượng, và hoàn cảnh.
Theo kinh điển của hệ Pali, thì Đức Phật chỉ nói là Ngài
khám phá ra cái vòng Nhân Duyên khiến chúng sanh luân chuyển trong sanh tử ưu
bi khổ não. Bằng Tuệ Giác, Ngài khám phá "vì có sanh ra nên có già chết" và đó là định luật thiên nhiên của vũ trụ. Rồi
Ngài suy nghĩ theo một chiều khác :"vì vô minh là điều kiện, nên hành uẩn
sinh ra".
"Này chư
tỳ khưu, Tuệ Giác bằng thiền định, sâu thẳm, sáng rõ cho thấy những cái khổ đau
của chúng sanh mà từ xưa đến nay không được biết đến".
Chúng ta có thể tạm gọi là sự khám phá duy nhất về
chuỗi Nhân Duyên của khổ đau Paticca samuppada. Tóm tắt, khi có Xúc sinh ra do
Vô Minh (do Tỉnh Giác vắng mặt), thì Thức hiện hữu ngay. Đừng tưởng lầm rằng cái
Thức này hằng hiện hữu. Nó chỉ xuất hiện khi có sự Xúc Chạm của 5 căn với trần
cảnh tương ưng. Khi Thức sinh ra, nó có khả năng phân biệt Danh và Sắc; cái thể
chứa đựng khổ não. Thọ cũng sinh ra từ đó. Khái niệm (concept) Thân trở thành
hiện thực và phát sinh cái TÔI, TA (Self, I, Me). Tôi cảm thấy lạnh, tôi cảm thấy
khổ, tôi cảm thấy mất tự do, tôi cảm thấy hạnh phúc.... Cái Thân này chiếm hữu khoảng
không gian và thời gian. Cứ như thế vạn pháp tiếp nối sinh ra; khổ đau già chết
chỉ là hậu quả tất nhiên.
Theo sưu tầm kinh điển thì có 5 loại vòng Nhân Duyên
như thế (5 paticca samuppada). Phật tuỳ duyên mà nói ra để có lợi lạc cho từng
loại người đối diện. Năm loại này được liệt kê tạm thời như sau:
Loại 1. Vòng Thuận chiều 12 Nhân Duyên (anumola)
(Paticca Samuppada): Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ,
Hữu, Sinh, Già Bệnh Chết.
Loại 2. Vòng Ngược Chiều (patimola): Khổ đau vì có
Sinh, ... và cứ thế cho đến Vô Minh.
Loại 3. Vòng bắt đầu từ giữa và ngược chiều: Nó khởi
đầu từ chính giữa của vòng xoay này. Thí dụ: Thân Dục Lạc (bodily nutriment).
Thân dục lạc sinh vì Tham Ái. Tham Ái vì Cảm Thọ. Cảm Thọ vì Xúc. Xúc vì có các
căn. Các Căn có mặt vì Danh Sắc. Danh sắc có mặt vì Thức. Thức có mặt vì Hành uẩn,
cho đến Vô Minh. Loại hình này tìm thấy
trong Mahatanha Sutta của Kinh Sangyutta
Nikaya.
Loại 4. Vòng bắt đầu từ chính giữa: Bắt đầu từ Cảm
Thọ (Venada) đến khổ đau, nhưng không đi ngược lại. Ngài Phật Âm có một thí dụ
độc đáo cho nửa vòng Nhân Duyên này. Tuỳ theo cái mà người cần dùng việc gì để
có một cái dụng cụ thích ứng.
Loại 5. Vòng Xoay chấm dứt ở chính giữa: Xuất hiện
trong vài kinh sách. Vòng bắt đầu từ Vô Minh đến nửa chừng và chuyển sang sự chấm
dứt của Tham Ái, Thủ , Hữu, Tái Sanh, và Sanh già bệnh chết. Cũng không hiểu tại
sao Ngài Phật Âm Buddhagosa trong Thanh Tịnh Đạo Visuddhimagga không hề nhắc đến
cái này. Vòng này mô tả như sau Vô Minh sinh Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc,
Tham Ái. Ngay chỗ Tham Ái thì được chuyển ngược lại. Vì Tham Ái diệt nên Thủ diệt,
Hữu diệt, Tái Sinh diệt, và Sinh Già Tử cũng diệt.
Hỏi 2: Thế nào là Vô Minh ?
Trả lời 2: kinh sách hệ Pali giải thích Vô Minh là vì
không biết rõ cái Khổ trong Tứ Diệu Đế. (Chúng tôi sẽ cung cấp những giải thích
khác của những học thuyết khác trong những chương sau)
Hỏi 3: Thế nào là Hành Uẩn ?
Trả lời 3: Đức Phật dạy: "Này chư tỳ khưu, có
ba loại Hành Uẩn; Thân, Khẩu, và Ý". (sankharas). Nhưng các học giả của
Thanh Tịnh Đạo (visuddhimagga) đều cho rằng có 3 Hành uẩn (sankharas): Thiện
Nghiệp (punn abhisankhara), Nghiệp Bất Thiện (apunn abhisankhara) và Nghiệp
Trung Tính (aneni abhisankhara). Vậy thì trong kinh hệ Pali, dĩ nhiên lời Phật
dạy là khả tín hơn. Hành Uẩn gồm có Thân, Khẩu, Ý. Ba cái này duyên cho Thức.
Hỏi 4: Thức (consciousness) là gì ?
Trả lời 4: Đức Phật dạy: có 6 loại Thức; tuỳ theo
tai, mắt, mũi, thân, lưỡi, và ý. Nhưng nhóm học giả theo Thanh Tịnh Đạo có thêm
vào Thức Tái Sanh (patisandhi vinnana= rebirth consciousness). Vậy thì căn cứ lời
Phật dạy rõ 6 căn duyên 6 thức là có khả tín hơn. Thức duyên cho Danh Sắc.
Hỏi 5: Vậy Danh Sắc (mentality / materiality) là gì
?
Đáp 5: Theo kinh điển, Phật dạy Cảm Thọ Vedana, Tưởng
Nhận Biết Phassa, Ý hành, Xúc và Chú Tâm (attention) là Danh (mentality). Bốn yếu
tố Đất Nước Gió Lửa và các hiện tượng phát sinh từ đó gọi là Sắc (materiality).
Thực ra Phật nói về bốn đặc tính của 4 yếu tố này (cứng mềm, lỏng đặc, chuyển dịch,
nóng lạnh). 24 yếu tố sinh ra từ 4 yếu tố chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hình
dáng, vv. (sẽ nói ở chương sau). Danh Sắc duyên cho Căn hay Giác Quan.
Hỏi 6: Vậy Căn hay Giác Quan là gì ?
Đáp 6: Căn hay Giác Quan là những cơ quan của cơ thể
có khả năng ghi nhận các hiện tượng: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn hay
sau giác quan này duyên cho Xúc.
Hỏi 7: Xúc là gì ?
Đáp 7: Phật dạy có 6 loại xúc tuỳ theo cơ quan của cơ
thể. Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi,, Thân, Ý. Xúc duyên Thọ.
Hỏi 8: Thọ là gì ?
Đáp 8: Có 6 loại cảm thọ sinh ra từ 6 căn hay 6 giác
quan như nói ở trên. Thọ duyên Tham Ái.
Hỏi 9: Tham Ái là gì ?
Đáp 9: Có 6 loại tham ái: tuỳ theo loại như mùi, hình
dáng, vị, cảm giác, nhạy cảm, pháp (mental objects). Thí dụ: Ái mùi như người
nghiện mùi nước hoa. Thân phản ứng cảm xúc (emotional reaction of body) gọi là Ái.
Tham Ái duyên Thủ.
Hỏi 10: Thủ là gì ?
Đáp 10: Đức Phật dạy có bốn loại Thủ (atachments).
Tuỳ theo: hình sắc (ditthupadana), cảm giác (sensous) (kamupadana), cái Ngã (I,
Me, attavadupadana), và ràng buộc nghi
thức (rules and rituals silabbatupadana). Thủ (dính mắc) duyên cho Hữu.
Hỏi 11: Hữu (becoming or becoming existence) là gì ?
Đáp 11: Phật dạy có ba loại hữu (becoming): Dục
(sensuous), Sắc (fine material) và Vô Sắc (immaterial becoming). Hữu duyên cho
Sinh.
Hỏi 12: Sinh là gì ?
Đáp 12: Sinh được hiểu là sinh lại nữa. Hiện diện trở
lại dưới nhiều hình thức, nhóm, quốc độ, có những nhóm uẩn khác nhau, có những
cơ quan cảm nhận khác nhau. Sinh duyên Già Chết.
Hỏi 13: Già và Chết là gì ?
Đáp 13: Già là tóc bạc,, sức yếu, lưng còng, răng rụng,
và chết là chấm dứt sự kết hợp và hoạt động của Thân. Các yếu tố tan rã. Thân bị
tiêu huỷ.
Cần phải chú ý đến khái niệm và ý nghĩa của chữ Sanh
(birth) hay Tái sinh (rebirth). Mọi người nghĩ ngay về cái bào thai trong bụng
mẹ. Không hẳn thế. Khi chúng ta sanh ra trong cái bào thai, thì đó là chấm dứt
sự Sanh của một kiếp. Chúng ta đau khổ vì chúng ta sợ hãi, lo lắng, khổ não vô
cớ về cái Sắp Chết không sao tránh khỏi trong nay mai. Nhưng không mấy ai lo lắng
về cái Sanh hay Tái Sanh ra sao ? về đâu ? hình dáng nào ? quốc độ nào ? cảnh
giới nào ? Chúng ta lo lắng cái Già Chết vì chúng ta Tham Ái cái Thân (Self, I, Me). Chính cái Tôi,
Ta, Ngã này làm khổ chúng ta.
Cái vòng duyên sinh trong chúng ta (paticca
samuppada) chính là cái ngu ngốc nhất của chúng ta. Chúng ta cho phép cái đau
khổ cười cợt trên cái Ngu của chúng ta; rằng có hoàn thành tốt vòng nhân duyên
hay không ? Biết nó hoàn thành không ? Có khuyết chỗ nào không ?
Duy nhất có một điều chắc chắn là hễ còn Thủ
(attachment) là còn đau khổ.
(còn tiếp)
Subscribe to:
Posts (Atom)