HÒA THƯỢNG VÀ MỸ NHÂN
Sư Minh Tâm giảng ngày 11-03-2011 tại Úc châu. Thiện Châu (London) đánh máy.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa Chư vị đồng tu, hôm nay chúng tôi xin cống hiến Quý vị một câu chuyện nổi tiếng của thiền sư Nhật viết, khi đọc xong câu chuyện thú thật với Quý vị, chúng tôi cũng rớt vài ba giọt nước mắt. Chúng tôi cũng có đi tìm lại và thấy cẩm nang ghi chép của vị thiền sư ấy, vị thiền sư ấy cũng rớt nhiều nước mắt chứ không phải vài ba giọt. Vì câu chuyện hay nên chúng tôi cũng mượn để cống hiến đại chúng, hy vọng đại chúng cũng rớt vài ba giọt nước mắt. Như vậy sẽ làm trôi đi những phiền não của thế gian, nhất là giọt nước mắt của mỹ nữ.
Từ xưa đến giờ Quý vị đều biết, giọt nước mắt của mỹ nữ có sức mạnh di sơn, dời núi lấp sông. Núi cao mấy cũng dời hết, sông nó nổi sóng cho nên giọt nước mắt cuả mỹ nhân rất là kinh khủng. Ngày xưa khi Đức Thế Tôn chứng đắc, Ngài hướng dẫn tăng đoàn trở về thăm thành cũ, thăm phụ vương và thăm lại bạn đời cũ…..Và công chúa không ra chịu đảnh lễ và nói: Đức Thế Tôn phải vào chứ tại sao công chúa lại ra. Tại sao thế? Đáng lẽ ra người ta khi nói có Đức Thế Tôn đến thì phải tới đãnh lễ, chứ tại sao Đức Thế Tôn mà lại đi chào người khác. Công chúa ở trong phòng không chịu ra. Nhưng khi Đức Thế Tôn nghe thì Đức Thế Tôn cũng hiểu và Ngài vẫn làm với tâm từ, không chấp, không chấp vào tướng cũng không chấp vào cương vị, vẫn đi vào phòng và đi với ngài Anan.
Công chúa phủ phục và ôm chân Đức Thế Tôn khóc, rớt nước mắt. Ấy, ở chổ này, rớt nưóc mắt kinh khủng lắm Quý vị như chúng tôi đã trình bày từ đầu. Nước mắt mỹ nhân làm tan những ngọn núi và đại dương cũng sóng động nữa. Quý vị đã đọc truyện Kiều. Quý vị thấy Từ Hải chết ở đâu? Từ Hải chết đứng ở giữa thành phải không? Thế thì tại sao Từ Hải chết đứng, cũng vì mấy giọt nước mắt cuả mỹ nhân mà Từ Hải chết đứng trân trân giữa dòng, hồn phách đi mất mà xác còn đứng lại giữa dòng, chịu không nổi nước mắt mỹ nhân.
Thế thì khi Đức Từ Phụ vào phòng công chúa để viếng thăm, công chúa phủ phục trên chân của Ngài. Sau khi Ngài ngồi xuống giáo hóa thì công chúa giác ngộ ra lẽ sanh tử. Quý vị thấy chổ nhiệm màu này không? Tức là Ngài rất thiện xảo và rất tâm từ. Vì tâm từ cho nên Ngài giáo hóa cho người bạn đời cũ của mình. Ngài giáo hoá bằng thiện xảo. Cái khó là ở chổ nước mắt đang rơi mà làm sao giáo hoá được, cái đó mới là khó. Khi Đức từ phụ thuyết giảng, công chúa giác ngộ được lẽ sanh tử. Ở đây rất là quan trọng, phải giác ngộ được lẽ sanh tử mới tu nổi, mới có thể vượt sông mê đi vào dòng thánh được, chỉ có cách duy nhất là phải hiểu được lẽ sanh tử. Cho nên Đức Thế Tôn nói rất nhiều lân: "Người sống cả đời là không biết lẽ sanh tử không bằng người sống một ngày mà biết được lẽ sanh tử".
Đức Thế Tôn rất từ bì dùng thiện xảo để mà giáo huấn cho công chúa, Công chúa sau khi nghe được bài pháp của Đức Thế Tôn thì giác ngộ được lẽ sanh tử. Nói thì nói thế chứ người nữ cũng còn chấp trước rất là nhiều, dù đó là phụ nữ tu bao nhiêu kiếp đi chăng nữa cũng còn chấp trước nhiều lắm. Bởi thế cho nên khi lập ra ni đoàn, Đức Thế Tôn phải lập ra bát kỉnh pháp, không có 8 điều ấy thì Ngài không cho phép thành lập ni đoàn. Đấy, cho nên nó vướng mắc chổ đấy, chính người nữ là như thế đấy.
Mô Phật, thế thì Đức Thế Tôn giáo hóa công chúa và công chúa giác ngộ hiểu được lẽ sanh tử. Nhưng mà cũng vẫn còn nước mắt mỹ nhân. Khi đi ra ngoài Ngài Anan bạch riêng với Phật: Bạch Đức Thế Tôn, sao ngài để công chúa ôm chân Ngài? Sao Ngài để công chúa khóc trên chân Ngài? Phật nói: "Anan nói gì lạ thế, hãy dòm cái chân của ta đi". Dòm chân Đức Thế Tôn thì thấy có những chổ tím bầm. Ngài Anan mới hỏi Đức Thế Tôn: Bạch Đức Thế Tôn tại sao lạ vậy? Thân của Ngài là thân kim sắc, thân của Ngài không bị nhiễm ô, thân của Ngài là kim cang. Tại sao lại có những vết đen như vậy?
Đức Thế Tôn nói đó chính là nước mắt của công chúa, nhỏ xuống thì đương nhiên phải chịu thôi.
Đức Thế Tôn nói đó chính là nước mắt của công chúa, nhỏ xuống thì đương nhiên phải chịu thôi.
Nhưng điều quan trọng là sự thật như thế nào? Công chúa sau khi nghe Đức Thế Tôn giáo hoá biết lẽ sanh tử là quan trọng cho nên chuyển tâm tánh cũng là tốt. Nhưng thật sự chuyển được bao nhiêu? Sau khi Đức Thế Tôn cùng tăng đoàn ra thọ trai, công chúa làm một bát riêng, trong đó có 500 (đơn) hoàn, hoàn đó gọi là hoàn kích thích, tăng cường sinh lực…..(kinh sách chép lại như thế). Công chúa muốn đem 500 viên ấy cúng dường cho Đức Thế Tôn, nhưng e rằng không cúng dường được, tại vì rất khó. Ngay lúc ấy Đức Thế Tôn xử dụng thần thông, Ngài biết trước là công chúa sẽ đưa 500 viên cho Đức Thế Tôn. Cho nên Ngài sử dụng thần thông hiện ra vô số hình dáng giống Thế Tôn. Lúc bấy giờ công chúa mới sai La Hầu La đem ra đưa Đức Thế Tôn. Điều kỳ lạ là La Hầu La bưng tô hoàn dược ra dâng cho Đức Thế Tôn, thì La Hầu La đi tới chính xác Đức Phật. Sau đó ngài thọ dụng nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì hết. Ở đây chúng tôi nói những ẩn dụ. Ẩn dụ là tại sao? Quý vị nên nhớ kinh sách là ngón tay và mặt trăng. Ngón tay chỉ cho mặt trăng, cái bè đưa người hành giả sang sông mê. Kinh sách không phải là chân lý, chân lý là bất nhị.
Ẩn dụ ở trong đó nói cái gì? Khi nói đến chỉ có La Hầu La mới biết tướng thật của Đức Thế Tôn, trong khi đó Đức Phật sử dụng thần thông biến hoá ra cả 5 trăm Đức Phật giống y như nhau, và chỉ có La hầu La mới biết ai là Phật thật, mới cầm bình bát tới. Ẩn dụ nói cái gì? Tại sao Đức Thế Tôn lại đi vào phòng của công chúa và công chúa ôm Ngài khóc, ôm chân Ngài ẩn dụ cái gì? Khi công chuá nhỏ giọt nước mắt làm cho chân của Phật bị đen bầm (theo như kinh sách để lại) vậy cái đó ẩn dụ cái gì? Không phải là chữ nghĩa bình thường như chúng ta hiểu đâu.
Chúng tôi giáo đầu Quý vị một vài tiết mục để Quý vị biết nước mắt mỹ nhân quan trọng như thế nào? Quý vị có nghe câu thơ: “ Đưa người ta sang sông mà sao có sóng ở trong lòng“. Ấy, có phải vậy không Quý vị? Nước mắt mỹ nhân nó quan trọng như thế đấy, rồi hiểu đựợc cái tánh, tướng, thể, dụng, lực của nó thì Quý vị sẽ thấy đó phương tiện là thù thắng vô cùng trên con đường hành đạo, trên con đường tu học.
Trong Đại Trí Độ Luận, ngài pháp sư Hỷ Căn và ngài pháp sư Ý Căn đã nói rất rõ. Ngài pháp sư Ý Căn chấp có dâm nộ si, vì dâm nộ si làm não loạn cho nên tu không được. Nhưng ngài pháp sư Hỷ Căn nói rất rõ: tướng, tánh, thể, dụng, lực của dâm nộ si và chẳng có gì phải sợ hải nó, tại vì cái gì có hình tướng đều là như huyễn. Cho nên những cái gì đều có hình tướng là duyên sanh, hễ có hình tướng thì hư vọng. Vạn pháp do duyên sanh các pháp do duyên diệt, Đức Thế Tôn đã dạy như thế. Nếu chấp có thật là lỗi tại mình. Giống như nẩy giờ chúng tôi có nói và Quý vị chấp vào đấy là lỗi tại Quý vị chứ không phải lỗi tại chúng tôi. Bóng chim bay ngang dòng sông không có ý lưu lại bóng trên dòng sông. Còn người nào muốn lưu cái bóng trên dòng sông ấy là lỗi tại dòng sông ôm ấp cái bóng thì ráng mà chịu.
Kính thưa Chư vị đề tài hôm nay chúng ta không nói về nước mắt mỹ nhân, nhưng chúng ta nói về Hòa thượng và mỹ nhân. Hoà thượng cũng là một ẩn dụ và mỹ nhân cũng là một ẩn dụ. Câu chuyện được viết lại bởi vị thiền sư người Nhật với tựa đề Mối tình của vị cao tăng chùa Shiga. Chúng tôi hơi rắn mắc sửa lại là Hoà thượng và mỹ nhân. Hòa thượng và mỹ nhân là hai đối tượng, hai cái pháp đối đãi như thế nào? Ta sẽ tìm ra cái tâm của chúng ta nằm ở khoảng nào? Nằm giữa hai cái đấy hay chẳng nằm chổ nào cả.
Năm 1946, Jean Cocteau (1889-1963) dựng phim Giai nhân và ác thú (La Belle et La Bête) và năm 1954 ông thiền sư tên là Mishima Yukio lần đầu tiên đưa lên cốt truyện Mối Tình của vị cao tăng chùa Shiga. Cả hai đều khai triển tình yêu tuyệt đối qua sự hoà điệu đối tượng và bản chất vốn không thể hoà điệu. Tức là hòa thượng là hòa thượng, mỹ nhân là mỹ nhân, không thể nào hòa điệu được. Nhưng nó có một cái hoà điệu ở một chổ là tình yêu tuyệt đối. Thế thì tình yêu tuyệt đối là gì? Chổ này rất hay để chúng ta có thể chiêm nghiệm.
Sư cụ chùa Shiga là một vị cao tăng rất là đạo đức, ngài rất là già, tấm thâm rất là gầy gò, cho đến nỗi ngài phải dùng thiền trượng mới có thể lê chân đi được. Trong ánh mắt của người đã dày công lao tu hành từ nhỏ như cụ, xa lánh cỏi đời ô trược, cuộc sống ở trong hiện tại đều là bụi bậm rác rưởi, cụ không quan tâm, là người đã được an nhiên tụ tại . Chính cụ cũng nghĩ rằng suốt trong cuộc đời tu học của cụ như thế trong lòng đã an nhiên tự tại, tức là đã được thể thanh tịnh rồi. Điều này rất quan trọng cứ tưởng mình đã được sống trong bản thể thanh tịnh. Thế nhưng đó là tiền trần thanh tịnh, sư cụ cũng thế, đang sống trong tiền trần thanh tịnh. Tạm gọi là như vậy, lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu nó là cái gì?
Nhìn những kẻ giàu sang sư cụ chỉ nở một nụ cười thương cảm, không khinh và thầm hỏi tại sao họ không ý thức được rằng các loại khoái lạc đang tìm đến chỉ là chỉ là mộng ảo. Khi giáp mặt với một người đàn bà có dung nhan xinh đẹp thì ngài cảm thấy tội nghiệp gã đàn ông còn vướng vào vòng phiền não, nổi trôi trong chốn mê lầm.
Nếu như con người nào không còn có đồng cảm với động cơ đang xoay vần của kiếp sống hiện tại, thì kể từ giây phút đó trở thành bất động. Đấy, chổ này mới là hay. Trong con mắt của vị cao tăng ấy, ông chỉ thấy cái tướng bất động của cuộc đời. Nó chỉ là bức trang vẽ trên giấy hay bức địa đồ cuả niềm đất nào xa lạ, đã đến chổ dứt bỏ đam mê phiền não, sẽ không còn biết sợ hãi. Do đó lão tăng cũng không quan tâm tới địa ngục.
Mô Phật, một buổi nọ ông cảm thấy buồn vì hiểu rằng sống trong kiếp hiện tại chỉ là vướng mắc vào giấc mộng đầy những biến đổi đau thương. Sư cụ tu từ nhỏ cho tới lớn, vậy mà tới giờ chót trong lòng lại dấy lên nổi buồn. Ấy, tức là cái tâm khởi động, đừng nói là đã sống trong bản thể thanh tịnh.
Vào mùa xuân, gặp tiết thưởng hoa người kinh đô đổ xô đến thôn Shiga. Vì từ lâu tâm cụ đã an nhiên cho nên ai đến thì đến, ai đi thì đi, cụ chẳng quan tâm. Lúc nào cũng vậy, cụ ngồi bên bờ nước và thực hành phép Thủy Quán Tưởng (trầm tư về nước và theo nước để biết các thể hiện tánh sanh sanh diệt diệt cuả cái tâm, đó cũng là một phép tu). Nhưng ở đây mới là mấu chót, sóng động nước mắt mỹ nhân, nước mắt mỹ nhân đâu chưa thấy mà thấy ngay có sự sóng động.
Vào lúc ấy, người ta đỗ xô đến thăm thôn Shiga, thứ nhất có cảnh đẹp, thứ nhì có cao tăng ở đấy, ai cũng muốn đến đãnh lễ. Cũng lúc ấy có một chiếc xe bò kéo nhà quyền quý đang đi vòng hồ, tiến gần và dừng lại ngay cạnh chổ vị tăng đang đứng, đó là chiếc xe ngự hoàng y kim Kyôgoku. Nàng đi đến Shiga để thưởng thức tiết xuân và trên đường về như muốn chào biệt cảnh hồ nên cho xe dừng lại và vén bức rèm lên để ngắm cảnh một cách hoàn toàn vô tình.
Vị tăng bất giác nhìn về hướng đó. Vẽ yêu kiều cuả bà phi đập vào mắt cụ. Trong một giây ánh mắt của cụ và bà hoàng phi gặp nhau. Vì đôi mắt cúa vị cao tăng vẫn đăm đăm không rời nên bà phi cũng không tránh né. Bà phi không thể khoan dung trước cái nhìn vô lễ, nhưng người đứng trước mặt mình là nhà sư khổ hạnh, cho nên bà phi không thấy trong ánh mắt kia có một động cơ trần tục của thường nhân. Bà vội vàng rũ rèm xuống và chiếc xe bắt đầu chuyển bánh nhưng vị sư vẫn tiếp tục đứng nhìn cho tới khi chiếc xe nhỏ dần và khuất bóng sau những lùm cây.
Quý vị thấy cái lỗi đau đớn chưa? Khi tâm vọng tưởng rằng mình tu từ nhỏ tới lớn trong bao nhiêu năm là mình sẽ được bản thể thanh tịnh, an nhiên tự tại, ai đến ai đi cũng mặc nhưng trong một thoáng giây va chạm vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, mà kẹt chổ này. Tức là khi xe đã đi mà vị lão tăng ấy vẫn lặng nhìn theo cho đến khi chiếc xe nhỏ dần mất bóng sau những lùm cây.
Quý vị thấy không? Chỉ cần có một nháy mắt thôi. Tại sao thế? Tại vì trong tiền kiếp, cụ đã biết bao nhiêu lần khinh rẽ các người đẹp, cho nên trong kiếp này chỉ một nháy mắt cũng đủ sức để trả thù cái vị cao tăng này bằng sức mạnh của sắc đẹp ấy. Sắc đẹp rất là khủng khiếp. Thế thì kẻ tưởng mình đã bình yên nay sắp sửa thành ra ngói tan, trúc chẻ, vỡ tan tành ra hết, không còn một chút gì hết.
Khi trở về am vị lão tăng cố niệm danh hiệu Đức Thế Tôn, nhưng khi niệm chỉ thấy hình bóng vọng tưởng ngoi lên quấy phá. Hình bóng ấy là gì? Hình bóng ấy là của bà phi. Chết chưa ? Quý vị thấy kinh khủng không? Ở chổ này vô cùng màu nhiệm, nếu người ta quán chiếu tâm. Cụ tự hiểu hình dáng đẹp kia chỉ là ảo ảnh, xác thịt kia hiện ra trong chốc lát rồi cũng hủy diệt. Mặc dù nói chống chế như thế nhưng sắc đẹp của bà phi vẫn đánh gục cụ trong khoảng cách bên bờ hồ, đã trói chặt tâm hồn cụ bằng sức mạnh chưa từng thấy. Xác thịt là cái không thể thay đổi hình dáng một sớm một chiều. Có thể hiểu là tinh thần cụ đã bị biến chất như đã uống một thứ độc dược mạnh và không thể nào chống cự lại được. Độc dược ấy là sắc.
Vị lão tăng này đã từng giữ giới và biết rất rõ chưa bao giờ nhìn phụ nữ mà dấy động tâm và cũng chưa bao giờ chạm tới thân xác phụ nữ. Thời còn trẻ cụ đã từng chiến đấu với nội tâm và giữ giới cho nên không bao giờ đụng chạm tới. Cụ hiểu rằng xác thịt đàn bà không có gì hơn là đối tượng của nhục dục. Bởi vì xem như thế cho nên cụ khinh thường tất cả những người đẹp, bây giờ sắc đẹp đang tấn công cụ và sắc đẹp đang chiến thắng.
Chỉ cần có một thoáng thôi, khi người đàn bà vén rèm để nhìn mà cụ kẹt ngay chổ ấy. Cụ không biết đặt cho nó cái tên gì, cũng không tìm được lối nào để đi ra nữa và cụ bị nó đánh lừa. Cụ suy ngẫm và lâu nay những cái mà gọi là sâu thẩm trong tâm hồn của cụ nó ngầm ngầm ẩn núp, che đậy bằng cách này cách kia, tưởng rằng an lạc. Nhưng không phải, cái kiếp hiện tại, nó đã ngầm ngầm ẩn núp yên tĩnh đánh lừa cụ được lâu lắm rồi, nhưng bây giờ mới lộ đầu ra. Nó yên tĩnh từ bấy nhiêu lâu, bây giờ nó bước ra khỏi tấm tranh và bắt đầu khuấy động.
Cụ thấy mình như người lấy hai tay bịt tai đứng giữa đường kinh đô, nơi ngưạ xe qua lại đông đúc. Thế rồi, người đó bất chợt buông tay và tiếng động ồn ào trên phố đùng đùng tấn công vào lỗ tai. Hồi xưa tới giờ cụ nhắm mắt bịt tai, coi như không nghe không thấy không biết gì trong cuộc sống, cho nên thấy tự tại. Nhưng đâu ngờ rằng đấy là do phương tiện bịt mắt bịt tai lại. Khi tự nhiên buông tay thì đột nhiên tất cả những âm thanh sắc tướng tấn công vào nội tâm và nó dấy động đến mức cụ không thể nào làm chủ được và cũng không biết chổ nào đi ra. Tại vì nó làm cho cụ lạc đưòng, lạc hướng. Khi đứng trước Phật mà cụ cũng thấy Phật bị biến dạng mang đường nét của bà phi. Thế giới của vị tăng đã trở thành vòng tròn chật hẹp và trong ấy chỉ có vị tăng phía bên đây và phía bên kia là nguời đẹp cung đình.
Thưa Quý vị, bà hoàng phi đi về thì quên bẵng, không để ý gì. Đi về rồi, thì quan trong triều báo tin có một ông sư cũng nổi tiếng như thế, vì sắc đẹp của hoàng phi cho nên mê mê mẫn mẫn, cho tới giờ này trở thành người bất thường. Lão tăng là người đức độ, trong triều ai cũng kính trọng. Mặc dù hoàng phi rất chán người đàn ông phàn tục đeo đuổi từ lâu nay. Nhưng khi nghe tin có một vị tăng cũng mê mẫn vì mình cho nên thoả mãn lòng tự ái. Tại vì ít nhất cũng còn có một người đức độ như vậy mà vẫn còn mê mẫn mình. Đấy là tự ái, nhưng nàng cũng hết sức mộ đạo, nàng chỉ mơ tưởng có một việc, đó là thứ tình yêu, thứ tình yêu ấy không thể có trên cỏi đời này.
Việc nhà sư Shiga mê mê mẫn mẫn như vậy, đồn rao khắp nơi, ai cũng biết sư cụ đắm đuối nhan sắc bà phi là sự thật. Nghĩa là sao? Nghĩa là sư cụ chấp nhận hy sinh tất cả những kiếp về sau, thay vì đi về tây phương cực lạc thì bây giờ mê mẫn với sắc đẹp của hoàng phi. Tức là cái sắc mà chúng ta thường nói là sắc, thanh, hương, vị, xúc…ngũ uẩn. Hay là tức sắc thị không, nhưng khi thử lửa rồi mới biết nó có thị không hay không, hay là nó có thị có. Đây là sư cụ mà còn vướng mắc chổ này.
Ở trong triều ai cũng nói vấn đề này, người ta rêu rao. Vị cao tăng đã có một lần vứt bỏ cuộc đời. Cụ ta còn đáng mặt đàn ông hơn tất cả những người công khanh khác, những công khanh mê mẫn về sắc thanh hương, về danh lợi, kiếp hiện tại. Cụ với tuổi này đã vứt bỏ hết tất cả rồi. Bây giờ vì sắc đẹp của hoàng phi cụ sẵn sàng vứt bỏ luôn những kiếp tương lai. Quý vị thấy không? Kiếp quá khứ hiện tại vị lai, chổ này mới là nhiệm màu. Tức là ông thiền sư này viết rất là hay, mô tả lại cụ ta đã bỏ hết tất cả hiện tại mà bây giờ thấy sắc đẹp lại vứt bỏ luôn kiếp hiện tai và tương lai luôn. Ấy, vì sắc đẹp của người đàn bà.
Người đàn bà này rất mộ đạo, nhớ tới cái phép Liên hoa tưởng. Đây cũng là một phép thiền (nếu có dịp chúng tôi sẽ trình bày). Phép tu Liên hoa tưởng cho nàng hình dung đóa hoa sen bề rộng hai trăm năm mươi do tuần thay vì một đoá hoa sen nhỏ nhìn thấy trước mắt chỉ là hoa. Chỉ có hoa sen vĩ đại như thế mới cân xứng nguyện vọng của nàng. Cũng giống như nghe tiếng cây thì thào trong gió, nàng thấy nó không có nghĩa lý gì với âm nhạc cõi Tịnh độ trên cõi Tịnh độ. Khi nàng nghĩ đến những nhạc khí treo trên thượng giới thì không có người đánh cũng vang lên, thấy những loại cầm tay đàn sáo trong cung chỉ là những thứ âm thanh buồn bã tẻ nhạt.
Đấy, tức là có đối đãi, có chấp đấy Qúy vị. Đối đãi chấp cái cao, cái thấp, cái cái có, cái không, tức là rớt hết, mê mê mẫn mẫn. Mặc dù là mơ tưởng đến Liên hoa tưởng, cách tu ấy để liên tưởng ra hoa sen nhưng vẫn rớt vào chấp, chấp rằng cái pháp ấy là có, tu thì được như thế.
Đấy, tức là có đối đãi, có chấp đấy Qúy vị. Đối đãi chấp cái cao, cái thấp, cái cái có, cái không, tức là rớt hết, mê mê mẫn mẫn. Mặc dù là mơ tưởng đến Liên hoa tưởng, cách tu ấy để liên tưởng ra hoa sen nhưng vẫn rớt vào chấp, chấp rằng cái pháp ấy là có, tu thì được như thế.
Vị cao tăng từ nhỏ đến lớn, cố mong chế ngự xác thịt, cụ có mục đích làm sao đạt đến cõi Cực lạc kiếp sau trong một kiếp. Nhưng bây giờ nó rõ như ban ngày, chẳng còn gì để nghi ngờ. Chính cụ cũng không thể nghi ngờ được nữa. Cụ chẳng cầu mong siêu sanh Tịnh độ làm gì nữa, tại vì sắc đẹp người mỹ nhân này. Cụ cũng quên luôn công lao mình giữ giới trong quá khứ, và cũng quên luôn hy vọng siêu sanh Cực lạc. Chỉ vì môt hành động xảy ra trong nháy mắt, bóng tối bủa vây không thấy được tương lai. Quý vị thấy kinh khủng không? Sắc mà tới trong một sát na làm đảo lộn hết tất cả.
Trước khi bà phi này đến, cụ mơ tưởng tới một Niết bàn cuả kiếp lai sinh đã tới trong vòng tay. Tức là cụ nghĩ rằng giới luật đã giữ như thế, tâm đã được an lạc, thế thì trước sau gì cụ cũng nắm được Niết bàn ở trong tay thôi, không sớm thì muộn. Nhưng bây giờ đột nhiên trong một sát na, cụ thấy được sắc đẹp của bà phi và vì sắc đẹp ấy, cụ chợt tĩnh ra chung quanh chỉ là màn đen của kiếp hiện tại và không biết cái gì sẽ chờ đợi mình trong tương lai.
Những phép tu như là Hoa tọa tưởng, Tổng quán tưởng, Tạp lượng quán…..tất cả những thứ ấy đều trở thành vô dụng. Mỗi một lần cụ bắt đầu tập trung tâm trí thì khuôn mặt mỹ miều của bà phi lại hiện ra. Đứng trước hồ, cụ lại thử phép Thuỷ quán tưởng nhưng cũng bằng thừa, từ dưới những làn sóng lăn tăn khuôn mặt người đẹp như ngọc của bà phi lại chập chờn theo sóng nổi lên.
Nếu người bình thường trong cuộc đời người ta nói đây là trạng thái của những người yêu đương, những người biết yêu. Nhưng không phải đâu thưa Chư vị. Ở đây là sự thử thách của một vị cao tăng. Khi sự việc đến nó làm cho vị cao tăng không tập trung được. Cụ lại cố gắng làm cho nó tập trung. Sự cố gắng này có dụng công, mà khi dụng công rồi thì có phản ứng ngược, phản ứng hại chứ không có phản ứng có lợi đâu. Tại vì sự tập trung tư tưởng lại làm cho lòng của cụ mê lầm hơn khi cụ cố gắng chia trí ra để thoát ra. Cụ đã chấp sự mê lầm là có thật. Cụ cảm thấy bị đè bẹt dưới một sức ép, thay vì chiến đấu chống lại nó trong tuyệt vọng cứ từ bỏ chạy chuyện trốn nó mà trong tư tưởng nghĩ về hình bóng bà phi, nhiều lúc cụ nghĩ như vậy, đôi khi lại khoẻ hơn. Cứ nghĩ tới bà phi đi khoẻ hơn là cố gắng tìm tới một công thức nào đó để đẩy hình bóng của bà phi đi ra.
Suy nghĩ về điều đó, vị cao tăng nhận thấy rằng hình ảnh bà phi mà cụ đã tô vẽ không chỉ hoàn toàn là vật chất mà cũng không phải hoàn toàn là hình ảnh chỉ có trong đầu. Thật sự ra chỉ vẽ lại yếu tính của nàng đấy thôi. Hình dáng bà phi giờ đây đã nhập lại với một hình ảnh đóa hoa sen vĩ đại rộng đến 250 do tuần, ngã lưng trên mặt nước được muôn vàn hoa sen nâng đở, thân hình của bà trải ra bao la rộng hơn cả ngọn núi Tu di, rộng hơn diện tích của một vương quốc.
Vị cao tăng này càng cố tạo ra hình ảnh bà phi khó diễn đạt đến chừng nào thì cụ phản bội giáo lý Đức Phật một cách lộ liễu chừng ấy. Tại vì nó đi ngược lại những sự giải thoát mà Đức Thế Tôn đã dạy. Sự giải thoát và sự trói buộc là hai chân lý, hai chân lý đối đãi nhau, đối đãi thì không thể có chân lý. Chân lý chỉ có một. Chân lý bất nhị, chúng tôi đã trình bày Quý vị nhiều lần pháp bất nhị, chân lý bất nhị. Chân lý không thể nào có vừa giải thoát vừa trói buột.
Vì tuyệt vọng trong tình yêu, tâm trí của cụ đâm sâu mọc rễ trong những vọng tưởng tà niệm và cụ ao ước được nhìn khuôn mặt bà phi một lần nữa. Nhưng cụ sợ rằng khi nhìn khuôn mặt nay đã nhập làm một đóa hoa sen vĩ đại thì nó sẽ sụp đổ vỡ tan biến đi. Nếu chuyện đó xảy ra thì nguy hiểm, tại vì cụ đang ao ước có một đóa hoa sen vĩ đại, có một cái để nhìn thấy nhung nhan ấy, nếu mất đi thì uổng lắm. Ấy, nếu mất đi thì cụ sẽ ngộ đạo và được giải thoát. Chính vì hiện tượng ngộ đạo giải thoát tức là vượt ra khỏi những trói buộc ấy làm cho cụ sợ hãi tới mức mà cụ muốn ở trong vòng chứ không muốn nhảy ra. Quý vị thấy không nào? Cho nên cụ cố tìm bằng mọi cách đánh lưà cụ, dối gạt cụ. Cụ cũng cố gắng thoát ra khỏi nanh vuốt của tình yêu. Nhưng cuối cùng cụ không làm sao hơn được. Cụ phải đi vào để đối diện.
Cụ đi vào cung thành và một thị nữ bẩm với hoàng phi: có một nhà sư già tiều tụy trong lớp áo tu đen sờn đang đúng ủ rũ. Nhìn một đổi hoàng phi nhận ra người đó đúng là vị lão tăng đã gặp bên bờ hồ Shiga. Khi nhìn ra như vậy nàng mới biến sắc, nàng không biết phải xử lý như thế nào. Trở lại nàng này rất là lo. Trong cuộc đời nàng gặp biết bao nhiêu đàn ông, biết bao nhiêu người nàng đã từ chối, coi thường người ta. Chổ này quan trọng, coi thường người ta. Bây giờ gặp người cao tăng dám vứt bỏ tất cả những kiếp hiện tại, những kiếp quá khứ và vứt bỏ luôn cái Niết bàn trong tương lai để chỉ mong muốn có gặp nàng thôi, cho nên nàng đâm ra sợ hãi. Sợ hãi đến mức kinh khủng và tưởng tượng ra mối tình của vị lão tăng thì nàng hết hồn và nàng không còn cảm thấy trong mối tình ấy có những cái gì khoái cảm dục vọng nữa mà nàng rất là sợ.
Bà phi ngắm nghiá y trang hoa lệ và hai bàn tay đẹp đẽ của mình rồi nhìn nhà sư già nua xấu xí trong manh áo sờn rách đang đứng bên một gốc vườn. Kết hợp hai thứ hoàn toàn đối nghịch như thế chỉ có thể nhờ hấp lực của địa ngục. Hai thứ ấy hoàn toàn đối nghịch, một thứ rất là đẹp, một thứ rất là xấu trên hình tướng. Hai hình ảnh đó không giống một chút nào những gì đã xảy ra trong giấc mộng huy hoàng từng đến với nàng. Nàng đã từng mơ hoa sen rộng đến 500 do tuần và trãi rộng ra như thế mà bây giờ như là đổ vỡ hết. Nàng cảm nhận được rằng vị lão tăng này giống như là người từ dưới đấy âm ty đi lên chứ không có một chút uy nghi đạo đức nào hết và cũng không có nói gì được pháp nào là pháp Tịnh Độ, như là nàng từng mơ ước thấy Đức Thế Tôn đằng sau đầu của Ngài có hào quang, có ánh sáng tịnh độ. Bây giờ con người này thấy nó là bê bối, thấy nó là già nua, thấy nó là khúm núm, bà phi nghĩ như thế. Cho nên bà phi này không biết trả lời như thế nào. Biết rằng vị lão tăng này đang có mối tình với bà nhưng bà không biết nó là cái gì.
Trong khi ấy, vị lão tăng đã quên hết mệt mõi, mặc dù chân đi không nổi mà vẫn vác thiền trượng lê đến kinh đô, và đứng trong vườn ngự sở của hoàng phi. Ông nghĩ rằng người đàn bà yêu dấu có lẽ đang ở sau bức rèm. Ông chỉ mong gặp nàng, gặp người đàn bà ấy thôi, để xác minh rõ ràng mình có thể thấy đuợc cái gọi là Tịnh độ hay là thấy được cái sắc, hay là thấy được cái tình yêu, hay là thấy được cái vọng tưởng, hay là thấy một cái gì, chỉ cần thấy thôi. Bất chấp quá khứ mình đã bao nhiêu công lao tu học vứt đi và những cái hy vọng trong tương lai, kiếp lai sinh sẽ vào Niết bàn cũng vứt đi luôn. Ông cụ chỉ muốn nhìn thấy mặt hoàng phi thôi và chỉ cần có bấy nhiêu thôi, không cần gì hết.
Vị cao tăng đứng suốt, lã luôn cho tới chiều mà cũng không có tín hiệu gì hết. Bà phi không biết trả lời như thế nào. Bà đâm ra sợ hãi. Bà nghĩ rằng người đứng trước mặt là hồn oan, vì những vọng tưởng mê lầm trong tiền kiếp bà ta đã từng làm. Bà đã từng coi thường người ta. Bà mơ ước có hoa sen 500 do tuần, đại khái như vậy. Bà dấy lên những kiêu hãnh, nhưng bây giờ những kiêu hãnh ấy bà không thể xua đuổi được nữa, tại vì vị sư đó đứng đằng trước. Bà đưa mắt nhìn qua tấm rèm thấy nhà sư vẫn đứng trơ trơ ra đấy và bà cảm thấy bực bội.
Thế thì màn đêm buông xuống, ánh trăng rọi vào dáng gầy guộc của nhà sư chẳng khác nào như là một hài cốt. Nhưng hoàng phi thì lo lắng tới mức không ngủ được. Nhiều lúc tự vấn lòng với mình bà nói rằng là: thôi chuyện đó chẳng quan hệ gì tới mình, ông đó có yêu mình thì cái chuyện của ông đó, không mắc mớ gì tới mình đâu, không có liên can gì hết. Bà tự chối, tự nói trong lòng như thế. Đến sáng lờ mờ hừng đông bà vẫn thấy ông tăng đó đứng nguyên và cuối cùng bà thua cuộc. Thế thì bà đầu hàng sao thưa Chư vị?
Bà gọi thị nữ ra sau vườn, mời nhà sư đến trước rèm. Ấy, đây là khúc quan trọng …. Khi nhận ra người thị nữ xuống gọi lên thì lão tăng cũng hết hồn kinh hãi, không biết tại sao lại có chuyện này?, nhưng cũng chấp nhận. Thế rồi bà phi ngồi trên kiệu bước ra, lão tăng quỳ trước xuống bà, dĩ nhiên có kiệu thì có rèm che không nhin thấy được đâu. Lão tăng quỳ xuống trước bà, hai tay bưng mặt khóc.
Cụ khóc một hồi lâu không nói lấy một lời và chỉ biết khóc, tưởng như là không bao giờ hết tiếng khóc. Trong lúc ấy bên dưới bức rèm từ trong bóng tối lờ mờ một bàn tay trắng như tuyết chìa ra phiá ngoài. Vị cao tăng đưa hai tay ra đón nhận ấp ủ hai bàn tay của người mình yêu thương trong mộng tưởng. Cụ áp bàn tay đó lên trán mình rồi lên má mình. Và khi vị hoàng phi này cảm được cái lạnh từ bàn tay thô kệch đến tay. Sau một lúc bàn tay đó bổng nóng lên rồi dần dần ướt đẫm. Bà cảm thấy không một chút thoải mái khi bàn tay mình thấm nước mắt của ai đó. Chổ này là nước mắt của nhà sư đó Quý vị. Chứ không phải nước mắt mỹ nữ như chúng tôi trinh bày đâu. Nước mắt của nhà sư.
Thế nhưng bầu trời đã trắng bạch, hoàng phi nhận ra ánh sáng bắt đầu len vào sau rèm và trong lòng người đàn bà có con tim đạo hạnh này. Bỗng nhiên một linh cảm lạ lùng từ đâu xâm chiếm và không còn nghi ngờ gì nữa. Cái bàn tay không quen biết đã ôm ấp ủ tay ta bên tấm rèm kia chỉ có thể chính là bàn tay của Đức Thế Tôn. Ấy…. tại vì tới cái chổ nó chết đi tất cả những cảm giác khi nó nhận rõ tất cả những cái gọi là duyên sanh. Một cảnh tượng huyền ảo như sống dậy trong lòng hoàng phi, đó là cõi Tịnh độ vô số cung điện bằng thất bảo v.v… và hoàng phi khi chờ đợi người đàn ông có bàn tay của Đức Phật lên tiếng gọi hãy vén rèm lên mà thôi. Vị lão tăng có thể cầu xin điều đó, và nàng phi có thể làm điều đó, nhưng không vị tăng chỉ muốn xem bàn tay của hoàng phi mà thôi.
Thế nhưng vị lão tăng không thốt lên một lời, cụ cũng không cầu xin gì cả. Bàn tay cuả cụ nắm chặt lấy bàn tay người đẹp và cuối cùng buông ra. Cụ để cho bàn tay trắng muốt như tuyết trơ trọi trong ánh sáng của buổi bình minh và vị cao tăng đó đi khuất. Sau khi vị cao tăng đó đi, hoàng phi cảm thấy tim mình giá buốt.
Vài hôm sau có tin đưa đến là vị cao tăng đó đã viên tịch trong thảo am của người. Từ đó hoàng phi Kyôgoku bắt đầu nắn nót ngồi chép lại những trang kinh để cúng nhà chùa, đó là kinh Vô Lượng Thọ kinh, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, toàn là những bản kinh quý hiếm.
Kính thưa Chư vị ở đây chúng ta học điều gì? Những cái mà chúng ta cố công tu học, dụng công để đè nén. Tong tất cả tam tạng kinh điển chúng tôi đã trình bày chỉ có một cái duy nhất là chúng ta cần phải chú ý đến một chữ thôi. Đó là chữ ngã, vì nêú có ngã thì có tất cả các pháp. Ngã cũng là một pháp nhưng nếu thấy có ngã là lập tức có vũ trụ, có núi lửa, có con người, có những hình tướng chung quanh. Nếu ngã không có và biết rất rõ là tứ đại và ngũ uẩn - tứ đại và ngũ uẩn đều không - thấy rất rõ thật tướng cuả nó mà không khởi niệm sân hận, không khởi niệm ghét, không khởi niện ưa thì ở nơi ấy mới có gọi là thanh tịnh. Còn nếu dụng công bằng bất cứ phương thức nào, quán tưởng ngồi thiền hay niệm phật cũng chỉ là phương pháp dụng công. Phương pháp dụng công đó là đè cỏ không cho nó mọc lên. Nếu đè không cho mọc lên thì khi dời tảng đá đi cỏ sẽ mọc trở lại.
Tâm của chúng ta cũng như thế đó thưa Chư vị. Nhiều lúc chúng ta tu hành tụng kinh, chúng ta cảm thấy an lạc, chúng ta cảm thấy xa rời tất cả những ồn ào của thế gian, chúng ta cảm thấy không bị quyến rũ bởi những cái bình thường cuả thế gian. Nhiều khi chúng ta có những tư tưởng miệt thị những cái bình thường ấy. Chúng ta nói rằng đó là pháp hữu vi, đó là pháp bê bối, đó là pháp nhàm chán, đó là những pháp không thanh tịnh. Chúng ta khởi lên niệm phân biệt là không ưa thích, ghét những thứ ấy. Nhưng thật sự ra trong bản tâm của chúng ta đã thanh tịnh nhận chân ra được các pháp vốn là không có chưa? Thật tánh vốn là không, tướng có nhưng tánh là không do duyên sanh. Có nghiã là các pháp đều là như huyễn, như bóng trăng, như bọt nước, như điện chớp không có thật.
Ví chấp có thật nên khởi tâm, một là ưa thích, hai là chán ghét. Hễ có khởi tâm ưa thích chán ghét thì tất cả những cái ấy đều là dụng công. Hễ có dụng công thì đều có thanh tịnh. Sự thanh tịnh ấy là giả thanh tịnh chứ không có thật thanh tịnh. Giả thanh tịnh là cái tâm của mình, nó bị đè xuống không có vọng tưởng, nhưng thật sự có vọng tưởng hay không? Cho nên khi Quý vị quán chiếu trong tâm của mình thấy được cái tâm của mình, thấy được cái ngã của mình là gì? Ngã là tứ đại giai không, ngũ uẩn là vô chủ. Vị lão tăng tu tập được bao nhiêu khiếp, thấy rất rõ mình đã giữ giới. Giữ giới để làm gì? Giữ giới với mong cầu. Quan trọng là như thế này. Giữ giới không phải là để xả bỏ cái ngã , mà giữ giới với mong cầu là trong kiếp lai sinh hay trong kiếp tới nữa ta sẽ vào Niết bàn. Hễ nói ta sẽ vào Niết bàn thì lập tức phát hiện ra cái ngã. Tại vì ta chính là ngã, và phát hiện ra thêm một cái nữa là đối trọng với cái ngã ấy là Niết bàn. Có cái gọi là Niết bàn, Niết bàn là thật.
Trong khi đó kinh Pháp Hoa chúng ta học chúng ta điều biết. Kinh Pháp Hoa nói về Niết bàn là thành giả, không có thật. Do chúng sanh căn cơ không đồng đều. Nên Đức Thế Tôn và chư Phật hiện ra trên đời nói rằng là: này các con hãy tu đi các con sẽ thành Phật, tại vì trong tâm các con đã có Phật các con sẽ là Phật. Có thể các con đã là Phật nhưng mê mờ trong sinh tử, vì tham sân si cho nên các con không thấy được Phật tánh của các con. Cho nên các con mãi mãi trôi trong 3 cõi 6 đường. Chỉ khi nào các con thấy được cái ngã của các con là không có thật. Và vì không có thật các con sẽ thấy rằng là cái Niết bàn cũng sẽ không có thật. Tại vì thật chất tất cả đều chỉ là phương tiện. Lập tức có cái ngã thì phát hiện ra cả thế giới vũ trụ, cả con người, cả thương yêu, cả ghét bỏ và cứ như thế 3 cõi 6 đường trôi nổi ở trong ấy.
Lão cao tăng cũng thế tu bao nhiêu khiếp với hy vọng mong cầu trong kiếp lai sinh sẽ vào Niết bàn. Cái chổ này là chổ chết của người tu đấy. Cái chổ này là chổ địa ngục của người tu đó thưa Chư vị. Nếu thấy rằng ta tu, từ bao nhiêu kiếp để rồi hy vọng ta sẽ bước vào Niết bàn vì chính đây là mình đang mở cửa địa ngục. Ở đây chúng tôi thường dùng danh từ là ngục tù trí tuệ, nó nhốt chúng ta vào, chúng ta thoát ra không nổi. Tự mình bày ra một cái địa ngục. Cái tên của nó là ngục tù trí tuệ hay là Niết bàn rồi chui vào đấy, an lạc trong ấy, tưởng chừng nó là thật. Nhưng thật tánh là gì? Thật tánh chúng ta đều có tham sân si nên nhìn không rõ.
Sư cụ cũng thế, ngài tu bao nhiêu năm, ngài quán hết phương tiện này, phương tiện kia, thuỷ quán, tổng tướng quán…. Để mà chi? Để mà dẹp tan tất cả cảnh bên ngoài và dẹp tan cảnh bên trong. Cảnh bên ngoài là gì? Là hiện tướng gió, nước, con người ồn ào v.v.…. Cảnh bên trong là gì? Là tâm sôi nổi bên trong vọng động sanh sanh diệt diệt. Cho nên cảnh có 2 trạng thái cuả nó. Một là cảnh bên ngoài, hai là cảnh bên trong. Nếu Quý vị nhận được cảnh bên ngoài là Quý vị nhận được một mặt của đồng tiền. Khi nào Quý vị nhận được cảnh bên trong thì mới nhận được chân tướng của các pháp.
Thế thì khi nhà sư tưởng rằng mình đã yên, nhưng trong một sát na oan chướng, nghiệp chướng, mà trong một sát na đó hoàng phi vén rèm lên. Thưa Chư vị có phải hoàng phi đó vén rèm lên tại vì vô tình không? Tại sao không vén rèm vào chổ khác, lúc khác mà lại vén rèm vào lúc ấy, chổ ấy?
Thưa Chư vị, tất cả đều là có duyên chứ không phải vô duyên đâu. Vì hoàng phi này luôn luôn coi thường đàn ông tức là coi thường sắc, tức là không hiểu rõ thật tướng của sắc. Chấp rằng đàn ông là dơ bẩn, đàn ông là bê bối, đàn ông là hèn yếu trước sắc đẹp phải cầu cạnh. Vì nhiều người cầu cạnh hoàng phi cho nên hoàng phi coi thường đàn ông, khởi niệm coi thường ấy đã nhập vào tâm thức của bà. Vì nhập vào tâm thức của bà cho nên bà mơ đến một thế giới không có thật. Tức là thế giới ở đâu ấy có một hoa sen 500 do tuần. Bà nằm trên hoa sen ấy trãi rộng đến khắp cõi chân trời, khắp cõi quốc độ, từ đông sang tây, từ nam sang bắc. Bà mơ tuởng tới một cái như thế trong một cái gọi là diệu dụng, một cái gọi là pháp thuật hay một cái gọi là thần thông. Khi bà mơ tưởng như thế thì nghiệp chướng xoay vần cho nên bà phải gặp nhà sư này để rồi trong phút giây đó bà phải vén rèm lên.
Vì nhân duyên này bà mới thấy thật rõ thật tướng của các pháp là gì? Đàn ông cũng là một pháp, đàn bà cũng là một pháp. Các pháp đều duyên sanh. Duyên sanh như huyễn.
Kính thưa Chư vị, tại sao lão tăng nắm bàn tay đẹp -bàn tay rất là trắng, bàn tay rất là xinh đẹp, bàn tay rất là mỹ miều- rồi tự nhiên ngài rớt nước mắt, ngài bỏ đi, ngài về giác ngộ và nhập Niết bàn? Có Quý vị nào nghĩ ra điều này hay không?
Kính thưa Chư vị, tại sao lão tăng nắm bàn tay đẹp -bàn tay rất là trắng, bàn tay rất là xinh đẹp, bàn tay rất là mỹ miều- rồi tự nhiên ngài rớt nước mắt, ngài bỏ đi, ngài về giác ngộ và nhập Niết bàn? Có Quý vị nào nghĩ ra điều này hay không?
Thưa Chư vị, tại vì từ xưa tới giờ ngài chưa có cơ hội thử nghiệm được cái ngã của ngài. Ngài tưởng rằng đã dẹp được cái ngã. Ngài tưởng rằng tất cả các pháp đều là không dưới con mắt của ngài. Ngài khóc không phải là vì ngài nghĩ đến cái ngã mà ngài khóc là vì từ xưa tới giờ ngài nghĩ lầm. Ngài nghĩ lầm rằng là nữ sắc là bê bối, âm thanh làm nhiễu loạn, cho nên ngài bịt tai bịt mắt không muốn nhìn ai và coi thường tất cả mọi sự việc. Người ta đến, đi ngài coi như thường, không quan trọng. Có biết bao nhiêu cô gái đẹp quan quyền, ngài đều coi như không. Trong khi ngài coi như không thì sao thưa Chư vị? Thì lập tức cái ngã dấy lên. Cái ngã ấy ngầm ngầm vi tế mà chúng ta có thể nói là cống cáo ngã mạn. Nó vô cùng vi tế cho tới lúc ngài nắm tay bà hoàng phi thì sao ngài rớt nước mắt lại quay trở về và nhập Niết bàn được?
Thưa Chư vị, trước khi nắm bàn tay ngài nghĩ rằng nó là thần thánh, nó là thứ gì ghê ghớm lắm mà nó làm cho cái tâm của ngài điên đảo. Nhưng khi nắm được bàn tay rồi, ngài khóc ròng vì ngài thấy bàn tay cũng chỉ là duyên sanh. Ấy…..chổ này là giáo lý của Từ phụ. Tất cả kinh điển chỉ nói có một cái thôi. Đó là vạn pháp do duyên sanh.
Cho nên ngài Xá Lợi Phất đi tầm đạo gặp Mã Tịnh. Thấy ngài Mã Tịnh dáng rất thơ thới hân hoan và an tịnh mới hỏi: Này hiền giả, ngài tu theo pháp gì? Bổn sư của ai mà thơ thới tự tại như thế? Ngài Mã tịnh mới nói: Bạch ngài, vạn pháp do duyên sanh, vạn pháp do duyên diệt, đức Bổn sư của tôi thường dạy như thế.
Đức Thế Tôn lúc nào cũng dạy có một pháp thôi. Vạn pháp do duyên sanh, vạn pháp do duyên diệt. Nhưng tại căn cơ chúng sanh không đồng đều cho nên Ngài mới chế ra nhiều pháp, Ngài nói ra nhiều kinh điển cũng chỉ quay lại có một cái chữ ngã. Để nói thật tướng của cái ngã là do duyên sanh. Khi chúng ta hiểu được rồi thì chúng ta không khởi niệm chê hay là ghét hay là thương hay là mến trọng. Tại vì nó là như thế, duyên sanh là như huyễn. Nếu biết nó là như huyễn rồi thì có cái gì nữa mà thương, mà ghét, mà chê trách hay oán hay là ân… Nó đều là như huyễn. Không có chấp trước, bám vào đấy. Ngay chổ ấy phát hiện ra cái ngã của mình không có thật. Và biết các pháp đều do duyên sanh thì tự tại . Ở vào nơi ấy mình mới thật sự bước vào cảnh giới, gọi là cảnh giới an nhiên tự tại. Chổ tự tại ấy mới là tự tại thiệt. Còn tất cả dụng công hay làm phương tiện chỉ là tiền trần thanh tịnh đè cái vọng tưởng điên đảo ấy xuống mà thôi (gọi là tưởng tri), chưa thể sống trong cái gọi là liễu tri, tức là vạn pháp như thị.
Cũng vì duyên sanh, ân oán ấy, nghiệp chướng ấy mà nhà sư phải gặp hoàng phi và hoàng phi phải gặp nhà sư để rồi cả hai đều thấy rất rõ chân tướng của các pháp.
Ở nơi nhà sư, cả bao nhiêu kiếp tu học, tới giờ chót hiểu được lý duyên sanh và rớt nưóc mắt. Nhà sư thấy rất rõ bàn tay có đẹp chăng nữa cũng chỉ là duyên sanh, duyên sanh thì như huyễn. Chẳng qua phước đức bà hoàng phi tu tập nhiều kiếp, biết đâu bàn tay này đã từng hái hoa cúng dường chư Phật mười phương hay là luôn luôn đãnh lễ các chư Phật mười phương cho nên có bàn tay đẹp. Nó đều do duyên sanh.
Ở nơi nhà sư, cả bao nhiêu kiếp tu học, tới giờ chót hiểu được lý duyên sanh và rớt nưóc mắt. Nhà sư thấy rất rõ bàn tay có đẹp chăng nữa cũng chỉ là duyên sanh, duyên sanh thì như huyễn. Chẳng qua phước đức bà hoàng phi tu tập nhiều kiếp, biết đâu bàn tay này đã từng hái hoa cúng dường chư Phật mười phương hay là luôn luôn đãnh lễ các chư Phật mười phương cho nên có bàn tay đẹp. Nó đều do duyên sanh.
Cũng như thế vị hoàng phi thấy nước mắt rơi, từ xưa tới giờ cống cao ngã mạn coi thường đàn ông và những đàn ông là tầm thường. Nhưng cho tới giờ phút này, khi bị hoà thượng nắm tay và rớt nước mắt thì tự nhiên tâm rúng động cảm nhận ra được các pháp đều huyễn. Từ nơi ấy sẽ không còn có vọng tưởng đìên đảo là muốn có một hoa sen 500 do tuần, và cũng không muốn khi chết đi về Tịnh độ. Tại vì hiểu được thật tướng của các pháp đều như huyễn.
Kính thưa Chư vị, thực ra chúng tôi chẳng quan tâm đến câu chuyện này. Nhưng chúng tôi mượn nó để có thể lý giải, đưa cho Quý vị thấy thật tướng của các pháp. Suốt mấy tháng nay chúng ta học nào kinh điển, lý giải, luận giải. Tất cả chỉ là chữ nghiã, chúng ta chưa có cảm thông được, đi sâu được trong chiều sâu tâm thức con người như là thực tại.
Nay chúng tôi mượn câu chuyện này nổi tiếng của Nhật, câu chuyện nói về nhà sư, với hy vọng ít nhất cống hiến cho Quý vị được một chút lợi lạc và nhìn vào trong thật thể cuộc sống như thị. Thấy rất rõ thật tướng của các pháp là như thế. Không khởi lên niệm sanh, niệm si, không khởi lên niệm ái, niệm ghét, không khởi lên niệm nhân ngã bỉ thử. Biết rất rõ thật tướng của các pháp như thế cho nên các cô ở trong Đạo tràng nếu có thấy mình đẹp thì cũng biết duyên sanh như huyễn. Cũng không khởi lên cống cao ngã mạn, coi thường đàn ông.
Và các vị tăng khi thấy các phụ nữ sinh đẹp như vậy cũng đừng khởi lên niệm coi thường sắc đẹp của người khác, nói sắc đẹp ấy là ô nhiễm, sắc đẹp ấy là bất tịnh. Đức Thế Tôn dạy quán bất tịnh là để cho con người đừng chạy theo cảnh nhưng chúng ta nên nhớ là cảnh có hai loại cảnh, cảnh bên ngoài và cảnh bên trong. Cảnh bên ngoài còn thấy được nhưng cảnh bên trong khó thấy lắm Chư vị ơi. Cảnh bên trong là cái sanh sanh diệt diệt, âý là cái ghét, cái thương, cái vi tế ở bên trong.
Các pháp duyên sanh như huyễn, có vị tu từ lâu, từ hồi nhỏ. Nhưng đôi khi chúng tôi thử một cái là thấy vị đó ở đâu sóng động ba đào. Cũng như thế, vị cao tăng ở đây, tu từ nhỏ tới lớn. Diệt tất cả tham sân si, diệt hết tất cả, những ảo ảnh thật tế đều coi thường. Vậy mà chỉ trong một sát na khi thấy vị hoàng phi vén rèm lên. Trong một sát na ấy mà chết, chết trong chổ ấy không tìm đường ra. May mắn thay đã tìm ra một con đường.
Cái kẹt đó là sắc. Sắc, thanh, hương, vị, xúc chứ không phải sắc đẹp. Đây chỉ là ẩn dụ. Người hành giả kẹt vào sắc, thanh, hương, vị, xúc. Tức là chấp rằng các pháp có thật. Cảnh bên ngoài và cảnh bên trong. Cảnh bên ngoài là núi sông, tiếng hót con chim…. Cảnh bên trong là cái tâm. Hiện tượng của tâm. Tâm vẽ lên nhiều vẽ đẹp bên trong. Chưa gặp người con trai, người con trai đẹp như thế nào? Nói năng hiền diệu như thế nào?....Chưa đi tới một nước nào đó, thì nghĩ rằng nước đó là đẹp, như thế này, như thế kia…. Nhiều khi đi tới nơi rồi thì thất vọng hoàn toàn. Hy vọng cao thì thất vọng nhiều.
Hy vọng cao là gì? Trong trường hợp bà hoàng phi, bà đặt hy vọng rất cao. Bà quán tưởng đủ thứ bằng công năng này, công năng kia để bà được cái hoa sen 500 do tuần và nằm trên đó thân lớn từ đông sang tây, từ nam sang bắc. Đấy cũng là cái tưởng, sống hoàn toàn trong tưởng mà nghĩ rằng mình biết nhưng thật sự ra chỉ là tưởng tri chứ không phải liễu tri.
Hy vọng cao là gì? Trong trường hợp bà hoàng phi, bà đặt hy vọng rất cao. Bà quán tưởng đủ thứ bằng công năng này, công năng kia để bà được cái hoa sen 500 do tuần và nằm trên đó thân lớn từ đông sang tây, từ nam sang bắc. Đấy cũng là cái tưởng, sống hoàn toàn trong tưởng mà nghĩ rằng mình biết nhưng thật sự ra chỉ là tưởng tri chứ không phải liễu tri.
Qua câu chuyện ngày hôm nay, chúng tôi gợi ý cho Quý vị những cái gì chúng ta học trong suốt mấy tháng qua về giáo lý, về kinh điển. Nhưng chúng ta chưa có cơ hội thử áp dụng vào trong cuộc sống. Nếu áp dụng trong cuộc sống thì sẽ như thế nào? Phật pháp bất ly thế gian pháp. Nếu pháp của Phật không áp dụng vào trong cuộc sống thì sẽ không ích lợi gì cho ai hết.Tại vì những con người ngồi đây, những con người sống cõi ta bà, những con người vì nghiệp chướng, nghiệp lực mà phải quay vào đây, để cố gắng tu học, mong rằng đi ra khỏi đây. Thế thì ở đây có chổ ra không thưa Chư vị?
Nếu nói như vị cao tăng này, cả một đời giữ giới, cuộc đời tu học dẹp hết tất cả cảm thọ bên ngoài để rồi mong ước trong tương lai, lai sinh sẽ đi về Niết bàn. Niết bàn có hay không? kiếp lai sinh có hay không? Đấy là câu hỏi của người tu phải nhìn cho rõ. Nhìn cho rõ các pháp để rồi không vướng mắc nữa. Nơi không vướng mắc nữa thì không khởi niệm. Một niệm không sanh trí tuệ pháp sanh, đây là mục tiêu chính của bài pháp này.
Hòa thượng và mỹ nhân là một pháp tu. Vị đại thiền sư ở Nhật đã chứng ngộ, ngài đã thấy ra và gởi gấm trong câu chuyện này. Nướt mắt đây là nước mắt gì? Nước mắt đây không phải là nước mắt mỹ nhân như từ đầu chúng tôi nói mà đây là nước mắt của vị hòa thượng. Nứớc mắt khi nhìn thấy rõ thật tướng của các pháp, tự nhiên ngộ. Tại sao vì cả bao nhiêu kiếp tu học rồi tới giờ chót mới hiểu lý duyên sanh.Vì thấy thật tướng của các pháp như thế cho nên rớt nước mắt. Nước mắt đó là ẩn dụ: từ nơi nước mắt, giọt nước nho nhỏ ngài quán chiếu thấy được lý duyên sanh của cả vũ trụ. Có nghĩa là chúng ta có thể dùng pháp hành quán chiếu một việc rất là nhỏ thôi. Từ nơi giọt nước chúng ta có thể hiểu cả đại dương. Đây là thâm ý chúng tôi muốn gởi ngày hôm nay. Tức là từ nơi giọt nước nho nhỏ, nếu chúng ta quán chiếu một cách đúng đắn chúng ta sẽ hiểu được cả đại dương. Đại dương phiền não, đại dương tham sân si, đại dương của chúng sanh. Chỉ cần thông qua một giọt nước rất là nhỏ mà chúng ta thấu được. Tại sao? Tại vì giọt nước và đại dương cùng một thể, cùng một tánh. Tướng thì khác, số lượng thì khác nhưng nó đều là nước (H2O). Có nghĩa là vị giải thoát ở nơi giọt nước nhỏ và vị giải thoát ở đại dương cũng cùng một vị, không lớn không nhỏ, không tăng, không giảm, mà cũng bất cấu bất tịnh.
Cái thâm ý chúng tôi gởi Quý vị, tức là khi hành trì chỉ cần quán chiếu việc rất nhỏ, nhỏ như đầu kim. Nhưng nếu quán chiếu thâm sâu, xuyên suốt và miên mật thì sẽ thấy tất cả các vũ trụ nằm trong cái pháp ấy, hiểu được, thể nhập vào thật tướng, thật tánh của vũ trụ. Bài giảng này thật sự cốt lõi là gì? Cốt lõi lấy ở trong kinh Hoa Nghiêm. Tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo tác. Có nghĩa là nhỏ nhất như mũi kim cũng là nó, lớn nhất bao trùm cả không gian vũ trụ cũng là nó. Pháp của vũ trụ và pháp nhỏ nhất cũng không khác. Một giọt nước và cả đại dương cũng giống nhau.
Nếu Quý vị quán chiếu, không nên quán chiếu nhiều hiện tượng ở quá xa hay là quá lớn. Vì những cái đó làm hỗn loạn và có khi không lợi lạc. Quý vị chỉ cần quán chiếu một cái nho nhỏ thôi. Ví dụ luôn luôn canh chừng cái tâm của mình. Khi tâm nổi sân lên, tại sao cái sân ở đâu mà ra? Nếu nó diệt, ở đâu mà diệt? Nếu là người hành giả thật tế chỉ quán chiếu cái khẩu, tại sao cái miệng lại nói? Nếu là người tu hành, chúng ta đều biết kinh Pháp Hoa có dạy: trên lưỡi sen hồng phóng hòa quang. Hòa quang là trí tuệ, sen hồng là thơm tho từ bi. Trên lưỡi nói ra một lời, lời nói phải có trí tuệ. Trí tuệ phải thanh khiết như hoa sen, thơm tho như hoa sen. Có nghĩa là trong lời nói phải từ bi, hỷ xã, tha thứ đùm bọc yêu thương….. Tất cả những yếu tố đó mới gọi là hoa sen. Cho nên hành giả giữ được cái khẩu không thôi thì những cái khác lâu ngày cũng đi theo.
Chúng tôi xin kết thúc ở đây, xin gởi Quý vị một câu thơ của một nhà thơ Việt nam rất nổi tiếng. Ở trong câu thơ này nếu Quý vị nghiền ngẫm biết đâu đó là công án đưa Quý vị, bạn đồng tu, người hành giả sang sông mê. Câu thơ
o Đưa người ta không đưa sang sông.
o Mà sao có sống ở trong lòng
o Nắng chiều không uá không vàng vọt
o Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
o Đưa người ta không đưa sang sông.
o Mà sao có sống ở trong lòng
o Nắng chiều không uá không vàng vọt
o Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng tôi xin tạm ngưng bài pháp thoại ngày hôm nay với tựa đề Hòa thượng và mỹ nhân.
Đánh máy:Thiện Châu (London)
No comments:
Post a Comment