Joyce Anne Nguyen
Có đôi khi suy nghĩ, tôi chợt cảm thấy có lẽ mình nên bỏ tất cả. Bỏ tất cả việc viết lách này. Có rất nhiều lý do để tôi không nên tiếp tục viết.
Tôi 16 tuổi, ở tuổi này như những người đồng trang lứa tôi nên chú tâm học hành và có những mối quan tâm phù hợp với lứa tuổi.
Tôi không bị ép buộc phải lên tiếng, và tôi không đủ tư cách để lên tiếng và kêu gọi người khác phải đứng dậy tranh đấu cho quyền lợi cá nhân và thay thế 1 chế độ khác với những nhà cầm quyền khác, bởi dù gì tôi cũng đang sống ở nước khác, tôi là kẻ hèn nhát đứng từ xa hò hét kêu gọi, khi có chuyện tôi không phải cam chịu gì cả, và tôi nói gì cũng được, gào gì cũng được.
Có đôi khi tôi cảm thấy nhục nhã và ghê tởm với bản thân. Và có lẽ sự im lặng là lựa chọn tốt hơn cho tôi. Có nhiều lúc tôi cảm thấy như vậy. Dù tôi có viết hàng trăm, hàng ngàn bài, cũng không có điều gì xảy ra. Mọi việc đều diễn ra như vậy. Vô số người đã viết, vô số người đã lên tiếng, vô số người đã đấu tranh và cống hiến cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không có gì thay đổi. Việc viết lách của tôi nói chung cũng không có lợi gì. Ko tạo nên 1 sự thay đổi. Cũng không thuyết phục hay lôi kéo được ai. Rất nhiều người cũng đã bảo VN không cần những người như tôi, và thay vì chê bai chế độ, không đóng góp, có lẽ tôi nên ngậm họng và sống cho đất nước tôi đang sống.
Có đôi khi tôi cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Dĩ nhiên khi ở VN, tôi không viết, ý tôi là tôi có viết về những bức xúc trong xã hội nhưng không viết về chính trị chẳng phải vì tôi sợ, mà trong nước tôi chưa kịp thấy nhiều để ý thức được người dân trong nước không may mắn như thế nào. Chỉ khi được đến 1 đất nước khác và đi 1 số nơi, tôi mới thấy 1 số điều và so sánh, tôi mới bắt đầu viết về chủ đề này. Nhưng có lẽ tôi nói chung cũng vẫn là 1 kẻ hèn nhát to miệng, kêu gọi người dân trong nước đứng lên phản kháng, trong khi mình đã an toàn.
Có lẽ tôi nên im lặng. Và mọi người cùng im lặng.
Chúng ta hãy cùng ngồi yên và chấp nhận hoàn cảnh, với suy nghĩ mọi nước đều có vấn đề, khó khăn riêng, và mỗi chế độ đều có cái tốt cái xấu của nó.
Chúng ta hãy cùng im lặng và lờ đi những vấn nạn của đất nước, với an ủi rằng đất nước dù sao cũng đang tiến bộ.
Chúng ta hãy cùng im lặng và tin tưởng rằng việc im lặng chấp nhận sẽ giúp đất nước bình yên.
Chúng ta hãy dùng từ “nhạy cảm” để né tránh mỗi khi bất kỳ ai đề cập đến vấn đề an ninh lãnh thổ.
Chúng ta hãy tập trung học hành, làm việc và đừng quan tâm đến chính trị.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ kéo sang tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên, hủy hoại môi trường sống, giết chết sinh vật, gây bệnh tật cho đồng bào ta, và từ từ chiếm phần trung tâm của đất nước ta.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để TQ thuê rừng đầu nguồn và chấp nhận tất cả những hậu quả của nó như sự ảnh hưởng đến sinh thái và lũ lụt, và để dân TQ kéo sang VN sống.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, và để đồng bào ta bị đánh cướp hoặc giết chết ngoài biển Đông.
Chúng ta hãy ngồi yên đó, để tấm bản đồ lưỡi bò đi khắp TG, và mọi người dần dần tin rằng biển Đông thuộc về TQ, HS- TS thuộc về TQ.
Chúng ta hãy nhắm mắt lại, và ngưng việc đọc báo đi, để tưởng tượng rằng không có điều gì tồi tệ xảy ra và đất nước vẫn đang phát triển.
Nhưng liệu tôi, và bạn có thể làm được thế ko?
Nếu muốn, tôi có thể quên VN đi. Tôi có thể chỉ nên sống cho Na Uy. Và bất kỳ cái gì khác. Bạn cũng vậy. Nhưng liệu chúng ta có thể làm được như thế ko?
Mọi chuyện có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu không có những vấn đề với TQ. Bây giờ ai cũng biết tình hình giữa TQ và VN đã nghiêm trọng như thế nào. Ko, đừng nói với tôi VN là nước nhỏ. Ko, đừng nói với tôi VN xui xẻo nằm quá gần 1 đất nước đầy tham vọng bá quyền như TQ. VN không phải là nước nhỏ duy nhất phải chống chọi với 1 nước lớn. VN không phải là nước duy nhất nằm gần TQ. Tôi biết tôi không thể làm được gì cả. Tôi là 1 cá nhân, và 1 cá nhân chỉ là được những việc nhỏ nhặt trong giới hạn của 1 cá nhân. Nhưng nếu nhiều cá nhân gộp lại?“Don’t wait for leaders; do it alone, person to person.”- Mother Teresa. Nếu VN phải đối mặt với TQ, nếu nhân dân VN phải đối mặt với nguy cơ mất nước, ai sẽ cứu VN ngoài chính người dân VN? Mỹ ư? Ồ không bạn ạ, người Mỹ chỉ làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ, đừng quên Mỹ đang mắc nợ TQ, và đừng quên không có lý do cụ thể nào để Mỹ phải giúp đỡ VN. Hay 1 vị Bụt hiện ra hỏi “Vì sao con khóc?” và phẩy cây phất trần biến điều ước trở thành hiện thực? Phật có câu “No one saves us but ourselves. No one can and no one may. We ourselves must walk the path.” “It’s a dirty world out there, but if no one agrees to do the cleaning, the whole country goes down a shit house.”- Vikas Swarup.
Tôi đủ tỉnh táo để hiểu những bài viết của tôi không đem lại 1 sự thay đổi cụ thể nào. Có 1 số người đã hỏi thẳng, tôi nhận được bao nhiêu tiền để viết. Tôi cảm thấy hổ thẹn cho họ. Tôi sẽ không giải thích, tôi chỉ đơn giản trích 1 câu của Isabel Allende “How can one not write about war, poverty and inequality when people who suffer from these afflictions don’t have a voice to speak?” Nếu bạn hoàn toàn cho rằng việc viết lách là vô bổ, đừng quên trong chiến tranh không phải ai cũng tham gia chiến đấu, có những người chiến đấu bằng ngòi bút. Có những người đóng góp theo cách riêng của họ.
Mọi người biết việc viết lách không đem lại ích lợi gì nhiều. Vô số người đã viết. Vô số người đã lên tiếng. Ko có gì được thay đổi. Bản kiến nghị phản đối dự án bauxite được rất nhiều người ký tên cuối cùng cũng bị bỏ mặc. Những người biểu tình phản đối TQ bị bắt. Blogger bị bắt và bỏ tù. Ko có gì được thay đổi. Nhà nước vẫn tiếp tục làm việc của họ. Họ vẫn chặn facebook. Họ vẫn kiểm soát thông tin. Họ vẫn cấm nhắc tên Hoàng Sa Trường Sa trên game online. Họ vẫn treo băng rôn chúc mừng quốc khánh TQ. Họ vẫn xử tù người bất đồng chính kiến. Họ vẫn tiến hành dự án bauxite Tây Nguyên. Họ vẫn tiến hành dự án điện hạt nhân. Họ vẫn cho thuê TQ thuê rừng đầu nguồn. Họ vẫn.. Họ vẫn…
Nhưng thay vì đặt câu hỏi tại sao tôi lại viết dù biết việc lên tiếng không đem lại ích lợi, tại sao bạn không hỏi vì sao đã rất nhiều người lên tiếng nhưng vẫn không có điều gì thay đổi? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ hoàn toàn không quan tâm đến nhân dân? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không cho phép nhân dân biểu tình hoặc chỉ đơn giản là cất tiếng nói? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ gạt ngang không đếm xỉa đến bản kiến nghị phản đối 1 dự án gây tác hại trầm trọng đến môi trường, sự sống, và cả an ninh, lãnh thổ đất nước? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ chặn blog, chặn website? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi dân oan khiếu kiện, họ không bao giờ giải quyết? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không đầu tư công sức vào nền giáo dục, tiếp tục những trò cải cách chạy vòng quanh không cần thiết, bằng cách lấy kiến thức năm này đắp vào năm khác và quay vòng? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không giải quyết vấn đề tham nhũng trầm trọng và giải thích VN không phải là nước tham nhũng nhất TG và quốc gia nào cũng có? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không màng đến vấn đề giao thông, để hàng chục ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông, và phần lớn vì đường sá chật chội, đầy “lô cốt”, kém chất lượng và gây ra nhiều cái chết phi lý? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ xem nhân dân là con cái không được phép cãi lời và “hàng xóm” không cần can thiệp? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ lên nắm quyền khi nhân dân không biết họ là ai để bầu cho họ? Họ là những người lãnh đạo như thế nào mà họ dù làm bất kỳ điều gì, vẫn tiếp tục giữ cái ghế của mình? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ e ngại mọi sự so sánh và kết luận đó là vọng ngoại và phản quốc? Họ là những người lãnh đạo như thế nào khi họ không dám nhìn thẳng vào khuyết điểm và huyễn hoặc nhân dân rằng mọi đất nước đều có vấn đề riêng và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ?
Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề ý thức. Tôi không có ý định tung hô nước ngoài như nhiều người sẵn sàng chụp mũ. Tôi chỉ đưa ra 1 vài so sánh. Trong ý thức người dân cũng như người lãnh đạo ở những quốc gia có tự do dân chủ, nhà nước được nhân dân bầu lên, và tồn tại vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Nhân dân đóng thuế nuôi các ông lãnh đạo, và khi các ông làm việc không tốt, các ông phải nghe phê bình, và có thể bị phế truất. Có rất nhiều người vẫn thường lầm lẫn giữa khái niệm yêu nước và yêu nhà nước. Tất cả đơn thuần chỉ là trò chơi đánh tráo khái niệm. 1 kiểu áp đặt thường thấy. Quốc gia dân tộc là cái trường tồn. Nhà nước là cái tồn tại tạm thời. Khi 2 cái đi ngược nhau, tôi không nghĩ tôi nên chọn cái ngắn thay vì cái dài. Có nhiều người sẽ bảo tôi là kẻ vô ơn. Rằng tôi sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, tôi ăn cơm trong chế độ này, tôi đi học trong chế độ này, tôi phải mang ơn thay vì phản chủ. 1 lần nữa phải nhấn mạnh, đây chỉ là vấn đề ý thức. Ko biết vì lý do gì, dường như người dân VN có thói quen thường sợ hãi và mang ý thức mình đang mang ơn nhà nước. Trong khi thực tế nhà nước lập ra để lèo lái đất nước, và đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Tôi phải biết ơn à? Tôi đã nhìn thấy các ông lãnh đạo như thế nào. 1 tờ báo chính thức trong nước từng viết, phải mất 175 năm để VN đuổi kịp Singapore, với điều kiện Singapore đứng yên- điều này là không thể. GDP cũng tụt hàng trên TG. Tôi phải biết ơn đất nước vì đã độc lập, tự do, hạnh phúc à? Ta độc lập mà ta không dám nhắc đến mối quan hệ VN- TQ? Ta độc lập mà ta không dám biểu tình chống TQ? Hạnh phúc? Hạnh phúc mà sau này vô số người vẫn tìm cách bỏ đi, bằng cách này hay cách khác, hôn nhân, du học, lao động hợp tác, làm giấy tờ giả…? Hạnh phúc mà đa phần những người đã đi đều không muốn về nước sống?
Tôi sẽ bị xem là kẻ hèn nhát. Tôi không dám ở ngay trong nước hô hào. Tôi thừa nhận, có nhiều lúc tôi đã tự cảm thấy mình là 1 kẻ hèn nhát. Tôi đi. Tôi không ở lại. Nhưng cách đây không lâu, ở trường tôi có buổi giới thiệu về 1 số trường ĐH ở Na Uy và ở những nước khác như Anh, Úc, Mỹ, New Zealand… có 1 tấm bảng có dòng chữ lớn: “Do something for your country: LEAVE.” May mắn được đi, tôi có những quyền tôi không thể có trong nước. May mắn được đi, bằng những bài viết, dù có thể là vô bổ, tôi đóng góp 1 phần nào đó. May mắn được đi, tôi có cơ hội mở rộng tầm nhìn, và so sánh sự khác biệt giữa 2 TG (tôi thích nói là 2 TG). Những người e ngại sự so sánh không thể nhìn thẳng vào những khuyết điểm và hạn chế của bản thân để chỉnh sửa và tiến bộ. So sánh là cần thiết. So sánh dẫn đến cạnh tranh. Cạnh tranh giúp phát triển. Thử tưởng tượng, nếu cả 1 khu vực bạn sống chỉ có 1 tiệm giày. Bạn không còn lựa chọn nào khác, dù đẹp dù xấu bạn cũng phải vào đó mua giày. Nhưng nếu có khoảng chục tiệm giày, à không nhất thiết, có 2 tiệm giày thôi cũng được, bạn được quyền lựa chọn vào tiệm A hay tiệm B, và để thu hút khách hàng, mỗi tiệm dĩ nhiên phải cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tương tự với chính trị. Ồ vâng bạn sẽ nghĩ tôi là đứa tâm thần khi so sánh chính quyền với tiệm giày, nhưng tôi chỉ đang phân tích. Nếu có nhiều đảng, các đảng phải cạnh tranh nhau, đưa ra nhiều chính sách vì nhân dân và đất nước, và người dân dĩ nhiên sẽ bỏ phiếu cho cái đảng có nhiều chính sách tối ưu hơn. Nhưng nếu chỉ có 1 đảng duy nhất, và đặc biệt những người lãnh đạo không bao giờ bị bắt lỗi, không bao giờ bị phê bình, không bao giờ bị phế truất, các ông muốn làm bao lâu cũng được, ngồi đó bao lâu cũng được. Ko phải rõ ràng là trong trường hợp đó, cái đảng duy nhất này có thể làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc có hại cho đất nước sao?
Trong bài viết “Ai không muốn được tự do?”, tôi đã có đề cập đến sự tự do. Vấn đề chỉ là khái niệm về tự do. Khi con người đã sống quá lâu trong 1 xã hội nơi họ không được phép có tư duy độc lập và phát biểu ý kiến thực sự của mình, họ dần dần quên mất lẽ ra là con người, họ nên có quyền cất tiếng nói. Trong nghệ thuật, nếu có khuôn mẫu định sẵn và 1 dây xích kìm hãm, người nghệ sĩ không thể làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Thiếu tự do, con người bị kìm hãm, khả năng bị giới hạn. Cũng như trong đời sống. Albert Camus từng nói “A free press, of course, can be good or bad, but most certainly, without freedom, a press will never be anything but bad.” Nói mỗi nước đều có tự do dân chủ, chỉ là chế độ khác biệt nên sự dân chủ có màu sắc khác nhau chỉ là lối né tránh cái thực tế chẳng có tự do dân chủ. Nói mỗi nước đều có vấn đề, không có chế độ nào hoàn hảo chỉ là 1 lối lấp liếm không dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm của mình.
Đúng, không có chế độ nào 100% hoàn hảo. Nhưng cho đến nay, qua thời gian, đến sự tiến bộ hiện nay của loài người, chế độ dân chủ được xem là lựa chọn tốt nhất. Nhưng có lẽ con chim bị nhốt quá lâu trong lồng khi nhìn thấy cửa mở cũng rụt lại không dám bay ra TG rộng lớn bên ngoài. Có lẽ con người sợ hãi sự thay đổi. Thay vì góp sức vào 1 sự thay đổi, thay vì đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính bản thân mình, họ ngồi yên chấp nhận thực tế và họ cách lơ đi những vấn nạn của đất nước. Erich Fried có câu nói nổi tiếng được viết ngay trên phần còn sót lại của bức tường Berlin tôi đã may mắn có dịp thấy tận mắt: “He who wants the world to remain as it is doesn’t want it to remain at all.”
Nếu muốn, tôi có thể đáp máy bay về nước, có thể để bị bắt và ngồi tù, lúc đó mọi người sẽ biết đến tôi, sẽ cuối cùng công nhận tôi chứng minh được những gì mình đang nói thay vì khoác lác phô trương, sẽ cuối cùng ban cho tôi 1 danh hiệu, hay 1 tấm bằng khen để sau này ra tù tôi treo trong nhà và tự hào giới thiệu mỗi khi khách đến, nhưng liệu điều ấy có giúp ích được gì ko? Ý tôi không phải bảo việc ngồi tù là vô bổ. Tôi rất nể trọng và kính phục những người đã dám lên tiếng và chấp nhận việc ngồi tù là 1 cái giá của việc tranh đấu của mình. Tôi thực sự rất nể trọng họ. Và cảm thấy những gì mình làm chẳng là chút gì so với những gì họ đã làm. Và nhiều lúc cảm thấy bản thân là 1 kẻ hèn nhát đáng ghê tởm.
Nhưng..
Đừng bảo tôi im vì tôi sống ở Na Uy.
Đừng bảo tôi im vì tôi 16 tuổi.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi chưa đủ trải nghiệm.
Đừng bảo tôi im và bảo tôi thiếu hiểu biết.
Đừng bảo tôi im và kết tội tôi chỉ copy và paste.
Đừng bảo tôi im vì bạn im.
Joyce Anne Nguyen
Áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày nhằm thăng hoa tâm linh, phát triển từ bi hỷ xả, lợi người lợi mình, phuc vụ chúng sinh.
"Này các tỳ-kheo, khi các người hội họp lại thường có hai việc phải làm: một là đàm luận về phật pháp, hai là giữ im lặng của bậc thánh" (Buddha)
Application of Buddha's teachings into daily living conditions aiming at perfecting our spirituality, loving kindness, compassion for the benefits of ourselves and others.
Thursday, November 25, 2010
Tuesday, November 23, 2010
Changing life by a Free Wheelchair - (Thich Minh Tam)
Thich Minh Tam 's program of wheelchairs to the disabled poor people changes their lives and brings long lasting happiness to their families
Ngo Thi Thao Vien - Can Tho city, Vietnam:
18 years of immovability
Mentally disorder
permanent stress to herself and her family
Venerable Thich Nhu Vinh - Quang Ngai city, Vietnam
25 years of mental incapacity
incapacity to manage self - all normal actions.
cared by an aged mother 85 yrs old
Watch THICH MINH TAM - GIUP THICH NHU VINH CHUA BENH 25 NAM TE LIET in Activism & Non-Profit | View More Free Videos Online at Veoh.com
Wheelchairs for disabled people in Hanoi city, Vietnam
Thich Minh Tam re-visits an invalid veteran in Can Gio city, Vietnam
Wheelchairs program in Vietnam
Watch WHEELCHAIRS DISTRIBUTION FOR THE DISABLED in Activism & Non-Profit | View More Free Videos Online at Veoh.com
Ngo Thi Thao Vien - Can Tho city, Vietnam:
18 years of immovability
Mentally disorder
permanent stress to herself and her family
Venerable Thich Nhu Vinh - Quang Ngai city, Vietnam
25 years of mental incapacity
incapacity to manage self - all normal actions.
cared by an aged mother 85 yrs old
Watch THICH MINH TAM - GIUP THICH NHU VINH CHUA BENH 25 NAM TE LIET in Activism & Non-Profit | View More Free Videos Online at Veoh.com
Wheelchairs for disabled people in Hanoi city, Vietnam
Thich Minh Tam re-visits an invalid veteran in Can Gio city, Vietnam
Wheelchairs program in Vietnam
Watch WHEELCHAIRS DISTRIBUTION FOR THE DISABLED in Activism & Non-Profit | View More Free Videos Online at Veoh.com
Friday, November 19, 2010
Pháp Âm - Sound of Dhamma
Y Phương Minh
Thich Minh Tam giảng ve Y Phương Minh và quan điểm Đạo Phật. Medicine and treament for public from Buddhist Perspective
Thursday, November 18, 2010
Wednesday, November 17, 2010
Monday, November 8, 2010
Interfaith Seminar on International Day of Peace, Sydney Australia 22 09 2010
Event: UN DAY OF PEACE 22 SEPTEMBER 2010
Title: A Buddhist ‘s Perspective of World Peace
Speaker: Venerable Thich Minh Tam
Organization: International Buddhist Organization For Culture Education & Social Development
Thich Minh Tam co-organized the Interfaith Seminar on International Day of Peace in NSW Australia 22 September 2010 Venue: 125 Kinggrove Rd, Kinggrove NSW Australia
www.phatphaptrenmang.com www.onlinebuddhism.org email: thichminhtam@gmail.com
My today topic is Peace and Buddha. There has been a Worldwide misperception about the Buddha and his teachings. Despite his physical entering Nirvana more than 2550 years ago, his Dharma teachings and Peace embodiment has survived time even until now.
I. What Buddhism Has to Say About Peace and the Peaceful Resolution of Conflict ?
Buddhism is peace. Peace is Buddhism. There has been no bloody war in the history of Buddhism. A Buddhist collection of verses on daily practice, the Pali (Theravadin) Dhammapada, makes this abundantly clear. Verse five of the text (of 423 verses) states: "Hatred is never appeased by hatred. Hatred is only appeased by Love (or, non-enmity). This is an eternal law." The Pali term for "eternal law" is dhamma, or the Buddha’s teachings. So, this verse on non-enmity has to do with a tenet of the Buddhist faith that is fundamental, namely, peace and non-violence. (Moreover, though not often cited, the very last verses of the Dhammapada condemn the class (varna) and other prejudicial distinctions that would divide people.) Similarly, the famous 8th century Mahayana poet, Santideva, said the same thing. For example, in Santideva's great work, the Bodhicaryavatara, these verses categorically point out the dangers of hatred: "There is no evil equal to hatred, and no spiritual practice equal to forbearance. Therefore, one ought to develop forbearance, by various means, with great effort." --(Ch. 6, verse 2).
Buddha categorically tells us that hatred and aversion, like their opposites desire and greed, all spring from a fundamental ignorance. That exits due to our false belief of our own permanent, independent existence. We furthermore habor under an incorrect view as if we are separate beings, unconnected with others. In addition, we also harbor various kinds of prejudices. Not one of us is completely free from prejudicial attitudes. Human beings can form pre-judgements and make their choices. Free will and choice are taken as fundamental rights. So, the question arises that what's the problem?
Ladies and Gentlemen,
The problem occurs when our own individual likes and dislikes become reified and solidified. Not only do we form inflexible opinions, but treat them as truths. At this point, we have entered into the arena of prejudice which causes harm and suffering both for ourselves and for others. The World is as a result filled with endless conflict. Ethnic and racial prejudices run rampant in today's global, multicultural society. And, all over the world, wars are waged in the name of religion. Martin Luther King, Jr. once said, "We have only two choices: to peacefully coexist, or to destroy ourselves." If we are ultimately to survive on this planet, we must appreciate each other as human beings and thus to live together in peace. Disarming of all nation states will not be possible until we have first disarmed our own, individual hatred hearts. In reality, at our innermost cores we are all exactly the same. We are human beings who struggle for happiness and avoid suffering. Yet, out of ignorance, we forcefully attempt to achieve these goals blindly violently and without insight examination. As a result, we suffer because we nurture the false belief of our self-separateness or individualistic existence from one another. The illusion of self-separateness actually stops us from recognizing this erroneous spiral. Buddha tells us that from the very moment the notions of 'I' and 'mine' arise, there simultaneously arises the notions of 'not me' and 'not mine.' That is, from the moment we conceive of 'us,' there is 'them.' Once the notions of self-separateness, difference, and otherness enter our mind, they then go on literally and figuratively--to colorize all of our subsequent experience, judgments and perceptions. The world is viewed by us in terms of us vs. them, me vs. else, mine vs. yours. We are immediately trapped up in a world of illusionary, logically unfounded, and seemingly uncontrollable hatred and prejudice. To the question, then, "Can racial, ethnic and religious hatreds and prejudices among human beings be terminated?," the answer is, 'Yes, it can.' Of course, ending something so deep-rooted and unconsciously operative for years is not an easy task. The dismantling of hateful prejudices begins with the right recognition that we do, in fact, attach and harbor them. Next, we must be willing to examine at our own particular prejudices with honesty and resolve. We must examine how and why we harbor such views. And through this understanding, we are willing to replace them with more positive views and proper behaviors.
Lastly, it is us who make a difference. We can work together for positive change in our own society and in the world. We must appreciate that hatred is learned. To establish Peace, we must un-learn it. Racism and racial profiling is learned behavior. We must determined to un-learn it. Ethnic and class distinctions are learned. We must appreciate the common humanity that unites us.
II. How Buddhist Practice Can Help to Replace a War-like Mentality in a War-torn Country, with a Peaceful Way of Thinking ?
If we wish to achieve a culture of peace, we must maintain continuous effort, resolve, patience, cooperation, and practice. Fortunately, the varied forms of meditative practices that Buddhist traditions have developed over their twenty-five hundred year history is available. Since meditation is the very heart of Buddhism, Buddhists should avail themselves of its meditative methods to look deeply into the origins of our various prejudices with regard to ourselves as well as towards others--and to transform them. Transformation is the work of meditation. Buddhist traditions have offered methods for helping others do those things. We could all cooperate to form methods that are less ladened with doctrinal or dogmatic theory and terminology. Buddhism is a practical methodology for recognizing and then transforming our ignorance. It is not good enough that we simply use the methods of Buddhism to establish the inner peace for ourselves. Rather, having obtained such inner peace, we must share and spread it. This involves further extra effort and action. In conclusion, I would like to leave you with these two thoughts: 1) Being a pacifist does not mean being passive. 2) In Buddhism, one is taught to use the end as the means, that is, in order to become a Buddha or Enlightened One, we must begin now, to act and think as Buddha. There is no path to peace; peace is the path. Buddha said: “Better than a thousand hollow words, is one word that brings peace” and he continued “I never see what has been done; I only see what remains to be done”. He emphatically points out: “Peace comes from within. Do not seek it without”.
I wish you an inner peace (or peace in your mind) forever.
Good wishes and Loving kindness to all Peace Lovers.
Venerable Thich Minh Tam
Title: A Buddhist ‘s Perspective of World Peace
Speaker: Venerable Thich Minh Tam
Organization: International Buddhist Organization For Culture Education & Social Development
Thich Minh Tam co-organized the Interfaith Seminar on International Day of Peace in NSW Australia 22 September 2010 Venue: 125 Kinggrove Rd, Kinggrove NSW Australia
www.phatphaptrenmang.com www.onlinebuddhism.org email: thichminhtam@gmail.com
A Multifaith Prayers and Seminar on International Day of Peace was held on 22 September 2010 at the Church of Community of Christ, Bhai, Islam Church at 125 Kinggrove Rd, Kinggrove NSW Australia.
(click here or at the link to see more photos) http://www.facebook.com/album.php?aid=31560&id=100000377551973&l=f02820b486
Venerable Thich Minh Tam presents a speech title " Peace and Buddha".
(video of the speech)
(click here or at the link to see more photos) http://www.facebook.com/album.php?aid=31560&id=100000377551973&l=f02820b486
Venerable Thich Minh Tam presents a speech title " Peace and Buddha".
(video of the speech)
The speech text :
Ladies and Gentlemen,
My today topic is Peace and Buddha. There has been a Worldwide misperception about the Buddha and his teachings. Despite his physical entering Nirvana more than 2550 years ago, his Dharma teachings and Peace embodiment has survived time even until now.
I. What Buddhism Has to Say About Peace and the Peaceful Resolution of Conflict ?
Buddhism is peace. Peace is Buddhism. There has been no bloody war in the history of Buddhism. A Buddhist collection of verses on daily practice, the Pali (Theravadin) Dhammapada, makes this abundantly clear. Verse five of the text (of 423 verses) states: "Hatred is never appeased by hatred. Hatred is only appeased by Love (or, non-enmity). This is an eternal law." The Pali term for "eternal law" is dhamma, or the Buddha’s teachings. So, this verse on non-enmity has to do with a tenet of the Buddhist faith that is fundamental, namely, peace and non-violence. (Moreover, though not often cited, the very last verses of the Dhammapada condemn the class (varna) and other prejudicial distinctions that would divide people.) Similarly, the famous 8th century Mahayana poet, Santideva, said the same thing. For example, in Santideva's great work, the Bodhicaryavatara, these verses categorically point out the dangers of hatred: "There is no evil equal to hatred, and no spiritual practice equal to forbearance. Therefore, one ought to develop forbearance, by various means, with great effort." --(Ch. 6, verse 2).
Buddha categorically tells us that hatred and aversion, like their opposites desire and greed, all spring from a fundamental ignorance. That exits due to our false belief of our own permanent, independent existence. We furthermore habor under an incorrect view as if we are separate beings, unconnected with others. In addition, we also harbor various kinds of prejudices. Not one of us is completely free from prejudicial attitudes. Human beings can form pre-judgements and make their choices. Free will and choice are taken as fundamental rights. So, the question arises that what's the problem?
Ladies and Gentlemen,
The problem occurs when our own individual likes and dislikes become reified and solidified. Not only do we form inflexible opinions, but treat them as truths. At this point, we have entered into the arena of prejudice which causes harm and suffering both for ourselves and for others. The World is as a result filled with endless conflict. Ethnic and racial prejudices run rampant in today's global, multicultural society. And, all over the world, wars are waged in the name of religion. Martin Luther King, Jr. once said, "We have only two choices: to peacefully coexist, or to destroy ourselves." If we are ultimately to survive on this planet, we must appreciate each other as human beings and thus to live together in peace. Disarming of all nation states will not be possible until we have first disarmed our own, individual hatred hearts. In reality, at our innermost cores we are all exactly the same. We are human beings who struggle for happiness and avoid suffering. Yet, out of ignorance, we forcefully attempt to achieve these goals blindly violently and without insight examination. As a result, we suffer because we nurture the false belief of our self-separateness or individualistic existence from one another. The illusion of self-separateness actually stops us from recognizing this erroneous spiral. Buddha tells us that from the very moment the notions of 'I' and 'mine' arise, there simultaneously arises the notions of 'not me' and 'not mine.' That is, from the moment we conceive of 'us,' there is 'them.' Once the notions of self-separateness, difference, and otherness enter our mind, they then go on literally and figuratively--to colorize all of our subsequent experience, judgments and perceptions. The world is viewed by us in terms of us vs. them, me vs. else, mine vs. yours. We are immediately trapped up in a world of illusionary, logically unfounded, and seemingly uncontrollable hatred and prejudice. To the question, then, "Can racial, ethnic and religious hatreds and prejudices among human beings be terminated?," the answer is, 'Yes, it can.' Of course, ending something so deep-rooted and unconsciously operative for years is not an easy task. The dismantling of hateful prejudices begins with the right recognition that we do, in fact, attach and harbor them. Next, we must be willing to examine at our own particular prejudices with honesty and resolve. We must examine how and why we harbor such views. And through this understanding, we are willing to replace them with more positive views and proper behaviors.
Lastly, it is us who make a difference. We can work together for positive change in our own society and in the world. We must appreciate that hatred is learned. To establish Peace, we must un-learn it. Racism and racial profiling is learned behavior. We must determined to un-learn it. Ethnic and class distinctions are learned. We must appreciate the common humanity that unites us.
II. How Buddhist Practice Can Help to Replace a War-like Mentality in a War-torn Country, with a Peaceful Way of Thinking ?
If we wish to achieve a culture of peace, we must maintain continuous effort, resolve, patience, cooperation, and practice. Fortunately, the varied forms of meditative practices that Buddhist traditions have developed over their twenty-five hundred year history is available. Since meditation is the very heart of Buddhism, Buddhists should avail themselves of its meditative methods to look deeply into the origins of our various prejudices with regard to ourselves as well as towards others--and to transform them. Transformation is the work of meditation. Buddhist traditions have offered methods for helping others do those things. We could all cooperate to form methods that are less ladened with doctrinal or dogmatic theory and terminology. Buddhism is a practical methodology for recognizing and then transforming our ignorance. It is not good enough that we simply use the methods of Buddhism to establish the inner peace for ourselves. Rather, having obtained such inner peace, we must share and spread it. This involves further extra effort and action. In conclusion, I would like to leave you with these two thoughts: 1) Being a pacifist does not mean being passive. 2) In Buddhism, one is taught to use the end as the means, that is, in order to become a Buddha or Enlightened One, we must begin now, to act and think as Buddha. There is no path to peace; peace is the path. Buddha said: “Better than a thousand hollow words, is one word that brings peace” and he continued “I never see what has been done; I only see what remains to be done”. He emphatically points out: “Peace comes from within. Do not seek it without”.
I wish you an inner peace (or peace in your mind) forever.
Good wishes and Loving kindness to all Peace Lovers.
Venerable Thich Minh Tam
Chairman of International Buddhist Organization for Culture Education and Social Development
Friday, November 5, 2010
Vai Trò Người Phụ Nữ Trong Phật Giáo - ngày 6 tháng 11 năm 2010
Đề Tài : Vai Trò Người Phụ Nữ Trong Phật Giáo
Ngày: 6 November 2010
Giờ: 5.30PM VietNam 9.30PM Sydney
Giảng đường: Đạo Phật Vào Đời - Paltalk Online
Giảng Sư: Thích Minh Tâm
Tóm tắt:
Trước thời Đức Phật, người phụ nữ không được hưởng tự do đầy đủ và không được có cơ hội để phát triển khả năng tinh thần và bẩm tánh đạo đức của mình. Giai cấp bà la môn (brahmin) vẫn giữ toàn thể dân Ấn trong bàn tay sắt của họ, dìm thấp người phụ nữ xuống hàng tôi đòi hay nô lệ. Người đàn bà không có quyền gì riêng của mình, không tự do ăn nói, và được xem là không xứng đáng được hưởng bất luận gì cao hơn là hàng tôi tớ của chồng, của cha hay của anh. Nữ giới không bao giờ được sắp ngang hàng với nam giới trong xã hội. Ở Ấn Độ, vào thời xưa cũng như còn ở nhiều nơi ngày nay, sanh con gái là thêm một trở ngại, một bất hạnh trong gia đình.
Theo sách Manusmrti, The Laws of Manu, một quy luật để hướng đạo số phận của cuộc sống trong xã hội Ấn Độ thời xưa mà nhà luật nổi tiếng Manu đã ban hành, hôn nhân là tăng cường những ràng buộc cột trói người đàn bà trong vòng nô lệ, siết chặt trọn cuộc đời vào người đàn ông – là một phần của chồng, là người làm công, người giúp việc để phục vụ chồng.
Trái lại, Đức Phật không coi rẻ phẩm giá của người phụ nữ mà chỉ ghi nhận bẩm chất yếu đuối của họ. Ngài nhìn nhận có thiên tánh trong cả hai giới, nam và nữ, và trong giáo huấn Ngài đặt mỗi giới vào đúng vị trí của nó. Nam hay nữ không phải là một trở ngại việc thanh lọc thân tâm hay trong công trình phục vụ độ tha.
Đôi khi, để chỉ người đàn bà, phạn ngữ (Pali) có danh từ "matugama" nghĩa là "hạnh làm mẹ" hay "xã hội những bà mẹ". Là mẹ, người phụ nữ được hưởng danh dự xứng đáng trong Phật Giáo. Bà mẹ được xem là cây thang thích nghi để con cái nương theo đó mà lên tận những cảnh trời. Vợ hiền là người bạn chí thân của chồng (parama sakha).
Thoạt tiên Ngài từ chối, không chấp nhận nữ giới vào Giáo Hội, nhưng về sau , do lời thỉnh cầu tha thiết của Đức Ananda và của bà Maha Pajapati, kế mẫu Ngài, Đức Phật cho phép thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni (nữ tu sĩ). Như vậy, Đức Phật là người đầu tiên sáng lập một đoàn thể phụ nữ có giới luật và kỹ cương đầy đủ.
Đối với người phụ nữ bị ngược đãi đủ điều trước thời Đức Thế Tôn, sự thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni chắc chắn là một phước lành. Trong Giáo Hội nầy, các bà hoàng hậu, công chúa, các tiểu thơ trong hàng quý tộc, các mệnh phụ phu nhân, những bà mẹ khổ đau, những người phụ nữ thân cô, chí đến hạng gái giang hồ, bất luận ở đẳng cấp nào trong xã hội, đều tụ hợp nhau lại, ôn hòa và vui vẽ, cùng nhau đồng hưởng và đồng hấp thụ không khí tự do bình đẳng, khác hẳn với nếp sống lầu son gác tía và cung vàng điện ngọc. Có rất nhiều người, theo lẽ thông thường ắt phải mãi mãi bị lãng quên trong bóng tối, đã tỏ ra lỗi lạc và đã thành tựu mục tiêu giải thoát sau khi tìm nương tựa nơi Giáo Hội.
Cũng như hai vị A La Hán Sariputta (Xá Lợi Phất) và Moggallana (Mục Kiền Liên) là đại đệ tử cai quản Giáo Hội Tỳ Khưu, giáo hội độc thân có tánh cách dân chủ xưa nhất trong lịch sử, hai vị A La Hán Khema và Uppalavanna là đại đệ tử bên phái nữ, cai quản Giáo Hội Tỳ Khưu Ni. Nhiều vị đệ tử khác cũng được Đức Phật liệt vào hàng lỗi lạc và nhiệt thành nhất. Trong những người dòng Vajjian cũng vậy, tánh cách tự do của người phụ nữ được xem là một trong những nguyên do đưa dân tộc này đến trạng thái phồn thịnh.
Hôm nọ, trong lúc Đức Phật đang nói truyện với vua Kosala thì có tên lính hầu vào báo tin hoàng hậu hạ sanh công chúa. Được tin, vua tỏ vẻ không bằng lòng. Thấy vậy Đức Phật khuyện:
‘Không nên băn khoăn, tâu Đại Vương,
Một bé gái có thể,
Còn tốt hơn con trai,
Vì lớn lên em có thể thông minh và đức hạnh,
Là một người vợ hiền, mẹ chồng em sẽ yêu quý.
Rồi đứa con trai mà em sẽ sanh ra
Có thể làm nên đại sự
Trị vì một lãnh thổ rộng lớn, đúng vậy, con trai
Của bà vợ cao quý trở thành người lãnh đạo quốc gia’.
Trong Phật Giáo, sự khác biệt giữa nam và nữ không phải là một trở ngại để thành tựu mức độ toàn hảo cao thượng nhất. Đề cập đến Bát Chánh Đạo mà Ngài ví như một cổ xe, Đức Phật dạy:
‘Dầu là người nữ, dầu là người nam
Cổ xe cũng vẫn chờ đợi, cùng một chiếc xe ấy
Sẽ đưa vào tận Niết Bàn’
Tỳ Khưu Ni Khema, vị đệ tử đứng đầu hàng trong Giáo Hội, trước kia là thứ hậu sinh đẹp của vua Bimbisara (Bình Sa Vương), không chịu gặp Đức Phật vì nghe nói rằng Đức Phật thường nhắc đến sắc đẹp bề ngoài với những lời lẽ không tưng bốc. Ngày kia bà tình cờ đi đến một ngôi chùa để thưởng ngoạn phong cảnh, rồi dần dần vào giảng đường, lúc ấy Đức Phật đang thuyết Pháp. Đọc được tư tưởng của bà, Đức Phật dùng thần thông tạo nên một thiếu nữ sinh đẹp đứng hầu bên cạnh và cầm quạt, quạt Ngài. Bà Khema mãi mê ngắm sắc đẹp tuyệt trần của thiếu nữ. Đức Phật làm cho thiếu nữ biến dần từ trẻ đẹp đến trưởng thành, rồi già nua, tóc bạc răng long, da nhăn, lưng còm và cuối cùng kiệt sức, té quỵ xuống đất.
Chỉ đến lúc ấy bà Khema mới nhận định tánh cách phú du tạm bợ của sắc đẹp bề ngoài và bản chất vô thường của đời sống. Bà nghĩ: "Thân hình sinh tươi đẹp đễ kia phút chốc đã trở nên héo tàn hư hoại dường ấy. Vậy thì hình dáng mỹ miều của ta sẽ tàn tạ có khác gì?"
Thấu hiểu ý nghĩ thần kín ấy, Đức Phật khuyên bà:
- "Người khứng làm nô lệ cho tham dục sẽ lăn trôi theo dòng,
- Giống như loài ruồi muỗi bị cuốn quấn trong mạng nhện.
- Nhưng, quả thật thảnh thơi,
- Người đã cắt lìa tất cả những trói buộc,
- Tâm tư hướng về nơi khác, không màng thế sự,
- và, bỏ lại một bên mọi dục lạc của ngũ trần.
Về sau bà Khema đắc quả A La Hán và, với sự đồng ý của đức vua, bà xuất gia Tỳ Khưu Ni và được liệt vào hàng cao kiến nhất trong Giáo Hội.
Bà Patacara vừa mất hai con, chồng, cha, mẹ, và anh trong một trường hợp thê thảm, tâm lực của Đức Phật dẫn dắt đến Ngài. Sau khi nghe lời khuyên dạy êm dịu của Ngài bà đắc Quả Tu Đà Hườn và xin xuất gia. Ngày nọ, xuống suối rửa chân, bà ghi nhận rằng khi rút chân lên có những giọt nườc từ chân liên tiếp gieo điểm xuống dòng suối, trôi đi một đổi, rồi tan mất. Có những giọt trôi xa hơn nữa, nhưng rồi cũng tan mất. Bà suy nghĩ: "Cùng dường thế ấy, tất cả chúng sanh đều phải chết. Người lúc thiếu thời, người đã trưởng thành, cũng có người lúc tuổi thọ đã cao, nhưng tất cả đều phải chết."
Đức Phật đọc tư tưởng ấy, biến hình xuất hiện trước mặt bà và thuyết giảng một thời Pháp. Khi nghe xong bà đắc quả A La Hán. Về sau bà trở thành một nguồn an ủi cho nhiều bà mẹ bất hạnh.
Hai bà Dhammadinna và Bhadda Kapilani là hai vị Tỳ Khưu Ni được biệt danh là chú giải Giáo Pháp.
Để giải đáp cho Mara (Ma Vương), chính Tỳ Khưu Ni Soma đã ghi nhận:
"Bên trong một người phụ nữ có tâm vững chắc và tri kiến cao thượng, bản chất người phụ nữ có ảnh hưởng gì đến quyền tìm hiểu Giáo Pháp? Người còn ôm ấp mối hoài nghi về câu hỏi: "Trong những vấn đề nầy ta có phải là đàn bà không? Hay ta là đàn ông, hay như vậy, ta là gì khác? - Đó là con người thích nghi để nói chuyện với ma vương Tâm Ác."
Trong hành tín nữ cũng có nhiều vị lỗi lạc với tâm đạo nhiệt thành, lòng quảng đại bố thí, kiến thức sâu rộng và tâm từ.
Bà Visakha là vị đại thí chủ của Giáo Hội đứng đầu trong hàng thuần thánh chân chánh.
Bà Suppiya, một tín nữ giàu lòng mộ đạo khác, vì không thể tìm ra thịt ở chợ, cắt một miếng ở đùi mình để nấu bát cháo dâng lên một vị tỳ khưu đang đau ốm.
Bà Nakulamata là một người vợ trung thành đã cứu được chồng ra khỏi bàn tay tử thần nhờ đọc lại phẩm hạnh của mình.
Samavati là một bà hoàng hậu sùng đạo dễ mến, mặc dầu bị thiêu đốt, bà không tỏ ý oán giận, trái lại, còn rải tâm từ cho người chủ mưu hại mình.
Hoàng hậu Mallika nhiều lần có thể gián và khuyên giải chồng là vua Pasenadi.
Một tỳ nữ Khujjuttara, giảng giải Giáo Pháp và cảm hóa được nhiều người.
Bà Punabbasumata, có lòng muốn nghe Pháp nhưng còn phải dỗ ngủ đứa con đang khóc cho nó nín rồi mới đi được. Bà ru con:
- "Nín đi con, bé Uttara! Hãy ngủ đi
- Punabbasu, để mẹ được đi nghe Giáo Pháp
- Mà bậc tôn sư,bậc trí tuệ nhất thế gian truyền dạy
- Mẹ rất yêu mến con của mẹ
- Và cũng hết lòng quý trọng cha con.
- Nhưng mẹ càng yêu quý hơn nữa
- Giáo lý cao siêu đã vạch ra con đường" [12]
Một bà mẹ có nhiều nghĩ ngợi suy tư khác vừa mất đứa con duy nhất. Nhưng bà không than khóc như người thường. Có người hỏi tại sao, bà đáp:
"Nó đến đây một mình, không ai kêu gọi,
Và sớm ra đi, cũng một mình, không ai mời mọc.
Đến như thế nào, nó ra đi cùng thế ấy.
Vậy thì ở đây có lý do gì để sầu muộn?"
Hai bà Sumana và Subhadda có những đức tánh gương mẩu và hết lòng đặt niềm tin nơi Đức Phật.
Những bài trong bộ Anguttara Nikaya (Tăng Nhứt A Hàm) và Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm) để nhận định đến mức nào đấng Toàn Giác đã chú trọng đến tình trạng an lành của ‘xã hội các bà mẹ’. Theo Đức Phật, tất cả mọi tiến bộ và mọi thành tựu, tại thế cũng như siêu thế, đều nằm trong tầm khả năng của người phụ nữ cư sĩ sống với nếp sống trong gia đình và theo những khuynh hướng đạo đức của người tại gia, miễn là người ấy thực hành theo lời dạy của Đức Phật.
Những phẩm hạnh đem lại tình trạng an lành cho người phụ nữ trong cả hai, thế gian này và cảnh giới về sau, đã được Đức Phật ban hành như sau:
1. Tâm đạo nhiệt thành
2. Biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi
3. Không dể duôi, buông xuôi theo chiều hướng độc hiểm, thù oán và sân hận
4. Không ganh tỵ
5. Không keo kiết bỏn xẻn mà quảng đại rộng rãi
6. Đức hạnh trong sạch
7. Sóng cuộc đời đạo đức và thích hợp với thuần phong mỹ tục
8. Trau giồi học vấn và kiến thức thâm sâu
9. Hăng say và nhiệt thành
10. Cảnh giác và lanh trí
11. Sáng suốt và khôn ngoan
Một thiếu nữ mà có những phẩm hạnh như trên đã vững chắc tiến bước trên con đường an lành và hạnh phúc.
Dầu sao, Đức Phật vạch rõ những yếu kém và khuyết điểm của hàng phụ nữ, không phải để chế nhạo và chê cười là thua sút, mà Ngài nhắm đến mục tiêu cao quý là giúp họ nhận định những khó khăn gây trở ngại cho những nỗ lực thành tựu mục tiêu của mình và khuyến khích họ thận trọng canh phòng các cuộc tấn công của những khát vọng và các cuộc đột kích của những cám dỗ.
Có lời dạy rằng những thích thú của năm giác quan - sắc, thinh, hương, vị, xúc vốn làm say mê và cám dỗ người nam - đều tập trung và kết tinh trong hình dáng người đàn bà. Với năng lực làm say đắm mê hồn ấy người đàn bà có thể nô lệ hoá và đặt người đàn ông dưới quyền thống trị của mình.
Người ta thường nói rằng người phụ nữ cám dổ và lôi cuốn con người dể duôi buông lung bằng những cái liếc mắc, những nụ cười duyên, những dáng điệu yêu đương, bằng cách thân mến chăm nom chải chuốt (duni-vatthena) và bằng những lời quyến rũ dịu dàng dễ mến.
Bộ kinh Angutara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, mở đầu như sau: ‘Này chư tỳ khưu, Như Lai không biết một hình thể nào khác chiếm đoạt quả tim người đàn ông như bóng dáng của người đàn bà. Này chư tỳ khưu, hình dáng của người phụ nữ làm cho tâm trí người nam đắm đuối say mê’.
‘Như Lai không biết một âm thanh...
Như Lai không biết một hương thơm...
Như Lai không biết một mùi vị...
Như Lai không biết một sự đụng chạm nào...
mà có thể làm đắm đuối say mê và giam cầm quả tim người nam như âm thanh, hương thơm, mùi vị và sự đụng chạm của một người đàn bà. Tiếng nói, hương thơm, mùi vị và sự đụng chạm với người phụ nữ chiếm đầy tâm trí người nam.
‘Này chư tỳ khưu, Như Lai không biết sắc, thinh, hương, vị, xúc nào khác mà làm cho quả tim người đàn ông hoàn toàn đắm đuối say mê trước những quyến rũ và cảm xúc ấy’.
Nơi đây có một thời nói Pháp về sự thân cận nam nữ và năng lực không thể cưỡng của nó được diễn đạt trong một ngôn ngữ giản dị và không thể nhầm lẫn, chân lý mà không người biết lẽ phải nào có thể dám phủ nhận. Sự gần gũi giữa nam và nữ được Đức Phật xem là dục vọng hùng mạnh nhất, là bản năng có sức mạnh hùng hậu nhất của con người. Nếu ta để cho tình dục lôi cuốn, trở thành người bị trói buộc, người nô lệ của những dục vọng, người hoàn toàn tự hảm mình trong cạm bẩy, tự hiến mình vào nanh vuốt của mê hoặc - thì con người dũng mãnh nhất cũng trở thành như loài sâu bọ thế cô; một người thánh thiện sáng suốt cũng hành động như điên cuồng khờ dại, chí đến một hành giả đã thành đạt những từng thiền cao cũng có thể rơi xuống thâm sâu trong những khổ cảnh trần gian.
‘Không có lửa nào như tham ái,
Khát vọng không tàn lụi, nó bừng cháy’.
Đó là lời của Đức Phật về những cảm xúc của tình dục. Nhưng ta phải nhớ rằng Đức Phật không khinh rẻ, không có ý làm tổn hại danh dự, suy giảm giá trị của nữ giới. Ngài chỉ nêu lên tâm tánh yếu mềm và tình trạng mỏng manh của người nữ và muốn họ cảnh giác đề phòng. Đàng khác Ngài thấm nhuần và in sâu vào lòng họ bài học tự mình uốn nắn tâm tánh và sửa đổi tác phong để thành một nguồn an ủi và sức mạnh của nhân loại.
Nói về người phụ nữ Đức Phật vắn tắt phê bình: ‘Tác phong dể duôi hay kém đạo đức là ô nhiễm của người phụ nữ’. Nhưng một lần nữa Đức Thế Tôn khẳng định rõ ràng ‘Người tốt nhất trong những bà vợ hiền là người làm vui lòng chồng’, và ở một nơi khác Ngài ghi nhận ‘Vợ là bạn hiền tốt nhất’.
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới, về phương diện khả năng và thành đạt mục tiêu Niết Bàn, và trên nấc thang thành tựu của nhân loại, có khả năng đạt đến mức tột đỉnh mà người nam có thể đến.
Trong mọi lãnh vực nỗ lực của nhân loại, người nam không có gì hơn người nữ, nhưng cùng lúc Đức Phật nhìn nhận khuyết điểm dính liền theo nữ tính, khuynh hướng nhẹ dạ và thiên tánh yếu mềm của người phụ nữ dễ dàng rơi vào đường tội lỗi, dễ bĩ khuyến dụ đi trên con đường kém đạo đức, và vốn là một vị thầy luân lý vĩ đại - là vị thầy vĩ đại nhất trong lịch sử loài người - Ngài gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, chỉ vạch những dấu hiệu hiểm nguy trên con đường tiến bộ của các bà.
Mối lo âu chánh của Đức Phật là phục hưng tinh thần đạo đức và luân lý cho tất cả mọi người, nam và nữ; là giải thoát họ ra khỏi những trói buộc vô cùng tận của vòng luân hồi và đưa họ đến hạnh phúc trường cửu của Niết Bàn.
Suốt đời Ngài không bao giờ xen vào những tổ chức của chánh quyền; Ngài không bao giờ nhúng tay vào những vấn đề chánh trị nhưng dầu sao, không thể phủ nhận và luận bàn, rằng trong khi tuyên ngôn bức thông điệp vĩnh cửu về sự giải thoát nhân loại, cùng lúc ấy, vì lý do cao cả của giáo huấn tuyệt luân, Ngài đã đem lại tiến bộ xã hội đáng ghi nhớ và sự giác ngộ chánh trị cho toàn thể nhân loại, duy nhất trong lịch sử thế giới. Những chuyện tích thuật lại dưới đây cho thấy rằng giáo huấn tuyệt vời của Đức Phật đã có một ảnh hưởng thấm nhuần sâu xa vào đời sống của hàng phụ nữ trong thời Ngài .
Hầu hết tất cả những tích chuyện này đều được phiên dịch từ kinh điển và các Bản Chú Giải Pali.
Xin xem tiếp những chuyện tích thuật của các Tỳ Khưu Ni vào thời Đức Phật, qua các bài sau đây cũng trong trang phụ nữ:
1. Người Phụ Nữ Vĩ Đại Nhất, Maha Pajapati Gotami,
2. Người Con Gái Chăn Đà La
3. Mắt Người Trinh Nữ
4. Kisagotami, Bà Mẹ Khổ Đau
5. Người Con Gái Thợ Dệt
6. Upagupta và Cô Gái Nhảy
7. Kundala Kesa (Cô Gái Tóc Quăn)
8. Một Trường Hợp Thay Hình Đổi Dạng
9. Dhammadinna, Vị Pháp Sư và
10. Visakha, Vị Đại Thí Chủ của Đức Phật.
2. Người Con Gái Chăn Đà La
3. Mắt Người Trinh Nữ
4. Kisagotami, Bà Mẹ Khổ Đau
5. Người Con Gái Thợ Dệt
6. Upagupta và Cô Gái Nhảy
7. Kundala Kesa (Cô Gái Tóc Quăn)
8. Một Trường Hợp Thay Hình Đổi Dạng
9. Dhammadinna, Vị Pháp Sư và
10. Visakha, Vị Đại Thí Chủ của Đức Phật.
Sources:
Vi Trí của người phụ nữ trong phật giáo
Vị Trí Của Hàng Phụ Nữ Trong Phật Giáo - Đai Tạng Kinh - Phạm Kim Khánh dịch
GIA QUYẾN TU ÐÀ CẤP CÔ ÐỘC (Sunama)
http://phatphap.wordpress.com/2008/10/20/v%E1%BB%8B-tri-c%E1%BB%A7a-hang-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-trong-ph%E1%BA%ADt-giao/
http://www.buddhanet.net/e-learning/history/position.htm
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/dewaraja/wheel280.html
http://www.buddhistvihara.com/newsletters/2003-winter/status_of_women.htm
Phap Cu 277. Dhamma Verse 277.
"A-tu- la nên biết
Xưa vậy, nay cũng vậy:
Ngồi im, bị người chê,
Nói nhiều, bị người chê,
Nói vừa phải, bị chê.
Làm người không bị chê,
Thật khó tìm ở đời." (Pháp Cú 227)
1. Twin Verses (Yamaka-vaggo)
(Pali language)
Manopubba'ngamaa dhammaa manose.t.thaa manomayaa
Manasaa ce padu.t.thena bhaasati vaa karoti vaa
Tato na.m dukkhamanveti cakka.m'va vahato pada.m. -- 1
Manasaa ce padu.t.thena bhaasati vaa karoti vaa
Tato na.m dukkhamanveti cakka.m'va vahato pada.m. -- 1
Manopubba'ngamaa dhammaa manose.t.thaa manomayaa
Manasaa ce pasannena bhaasati vaa karoti vaa
Tato na.m sukhamanveti chaayaa'va anapaayinii -- 2
Manasaa ce pasannena bhaasati vaa karoti vaa
Tato na.m sukhamanveti chaayaa'va anapaayinii -- 2
(English translated by Muller)
All that we are is the result of what we have thought: it is founded on our thoughts, it is made up of our thoughts. If a man speaks or acts with an evil thought, pain follows him, as if the wheel follows the foot of the ox that draws the carriage.
All that we are is the result of what we have thought: it is founded on our thoughts, it is made up of our thoughts. If a man speaks or acts with a pure thought, happiness follows him, like a shadow that never leaves him.
English translation by Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna
1. Mind precedes all knowables,
mind's their chief, mind-made are they.
If with a corrupted mind
one should either speak or act
dukkha follows caused by that,
as does the wheel the ox's hoof.
If with a corrupted mind
one should either speak or act
dukkha follows caused by that,
as does the wheel the ox's hoof.
2. Mind precedes all knowables,
mind's their chief, mind-made are they.
If with a clear, and confident mind
one should speak and act
happiness follows caused by that,
as one's shadow ne'er departing.
mind's their chief, mind-made are they.
If with a clear, and confident mind
one should speak and act
happiness follows caused by that,
as one's shadow ne'er departing.
dien giai HT Thích Trí Quang
Pc. 1
Ðối với các pháp
tâm ý dẫn đầu.
làm chủ, tác động.
do vậy nếy ai
đem ý nghĩ ác
mà miệng nói ác
mà làm thân ác,
thì sự đau khổ
đi theo người ấy
như xe lăn theo
con thú kéo xe.
Ðối với các pháp
tâm ý dẫn đầu.
làm chủ, tác động.
do vậy nếy ai
đem ý nghĩ ác
mà miệng nói ác
mà làm thân ác,
thì sự đau khổ
đi theo người ấy
như xe lăn theo
con thú kéo xe.
Pc. 2
Ðối với các pháp,
tâm ý dẫn đầu
làm chủ, tác động.
do vậy nếu ai
đem ý nghĩ lành
mà miệng nói lành
mà làm thân lành,
thì sự yên vui
đi theo người ấy
như bóng thế nào
do hình thế ấy.
Ðối với các pháp,
tâm ý dẫn đầu
làm chủ, tác động.
do vậy nếu ai
đem ý nghĩ lành
mà miệng nói lành
mà làm thân lành,
thì sự yên vui
đi theo người ấy
như bóng thế nào
do hình thế ấy.
dich nghia
1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Duyen Su:
1. Nếu Con Mắt Ngươi Làm Hại Ngươi, Hãy Móc Bỏ Nó Ði
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
- Tại Xá-vệ.
- Cho ai?
- Cho Trưởng lão Cakkhupàla.
Tôi nghe như vầy: Tại Xá-vệ có một Trưởng giả tên là Ðại Phú (Mahà Suvanna). Ông ta rất giàu, có nhiều của cải và đủ trò vui chơi giải trí, nhưng lại chẳng có con.
Ngày nọ trên đường đi tắm trở về nhà, ông trông thấy bên vệ đường một cây rừng thật lớn, tán lá to rộng. Nghĩ rằng đây chắc là chỗ ở của một vị thần đầy uy lực, Trưởng giả ra lệnh cho dọn sạch miếng đất dưới gốc cây, rào tường chung quanh và rải cát bên trong, rồi cho trang hoàng đủ loại cờ xí và nguyện: "Nếu có một đứa con, ta sẽ tạ ơn thần xứng đáng".
Chẳng bao lâu vợ ông mang thai. Bà lập tức báo tin cho chồng. Ông liền tổ chức lễ Bảo thai cho bà. Sau mười tháng bà hạ sinh một bé trai, và ông đặt tên con là Pàla, có nghĩa là người Bảo Trợ, vì nhờ sự bảo vệ và chăm sóc cội cây mới sinh được đứa bé. Ít lâu sau, ông có thêm đứa con nữa, bèn đặt tên là Culla Pàla (Bảo Trợ em), đứa lớn là Mahà Pàla (Bảo Trợ anh). Ðến tuổi trưởng thành ông bà cưới vợ cho hai con. Thời gian sau, cả hai ông bà đều qua đời, để lại cho hai anh em toàn bộ gia sản.
Lúc bấy giờ đức Phật đang chuyển Pháp Luân. Sau khi du hành từ nơi này đến nơi nọ, Ngài trú tại Tinh Xá Kỳ Viên do Trưởng Giả Cấp Cô Ðộc xây cất, trị gía năm trăm bốn chục triệu đồng.
Suốt thời gian ngụ tại Kỳ Viên , đức Phật dạy về pháp sanh thiên, pháp giải thoát (Ðức Thế Tôn chỉ ở lại một mùa an cư tại ngôi tịnh xá do hai nhánh thân tộc Ngài xây dựng, một nhánh gồm tám vạn gia đình bên ngoại và một nhánh gồm tám vạn gia đình bên nội. Ngài trú tại Kỳ Viên suốt mười chín hạ, và sáu hạ tại Pubbàràma, một tịnh xá do bà Tỳ-xá-khư, một nữ cư sĩ lỗi lạc xây cất, trị giá hai trăm bảy chục triệu đồng. Do công đức lớn lao của hai gia đình Cấp Cô Ðộc và Tỳ-xá-khư, đức Phật đã an cư gần Xá-vệ trong suốt hai mươi lăm hạ).
Ông Cấp Cô Ðộc và bà Tỳ-xá-khư mỗi ngày đều đặn đi đến Thế Tôn hai lần. Họ không bao giờ đi tay không vì biết rằng các thầy Sa-di trẻ đang chờ họ để bát. Trước ngọ, họ dâng thức ăn loại cứng và loại mềm. Sau ngọ, họ cúng năm thứ dược liệu và tám thức uống. Ngoài ra họ luôn dành sẵn chỗ tại nhà cho hai ngàn Tỳ kheo. Bất cứ vị nào cần thức ăn, nước uống hay thuốc men liền được cung cấp như ý muốn.
Trưởng gỉa Cấp Cô Ðộc không hề thưa hỏi Phật. Người ta nói rằng sở dĩ ông không dám thưa hỏi vì Quá kính mến Phật. Ông nghĩ rằng đức Thế Tôn là một vị Phật cao qúy và là một thái tử phong nhã. Sở dĩ Thế Tôn thuyết pháp cho ai vì nghĩ đó là thí chủ của Ngài. Nếu bây giờ phải thuyết pháp cho ta, Ngài sẽ nhọc mệt thêm. Vì lý do đó, Trưởng giả Cấp Cô Ðộc không hề thưa hỏi Phật. Nhưng khi ông vừa ngồi xuống, đức Phật đã nghĩ: "Trưởng giả này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ. Ta đã trải qua bốn a-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp để thành tựu đạo quả. Mái tóc đeo đầy trang sức Ta đã cắt bỏ, đôi mắt Ta đã vứt đi, máu thịt tim Ta cũng nhổ bỏ tận gốc. Con Ta, vợ Ta thân thiết như chính mạng sống, Ta cũng từ bỏ, chỉ vì muốn đem chánh pháp đến cho chúng sanh. Người này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ". Rồi đức Phật thuyết một bài pháp.
Lúc ấy có năm mươi triệu trong số bảy mươi triệu cư dân thành Xá-vệ nghe xong liền xin làm đệ tử tại gia của Phật. Còn lại hai mươi triệu chưa tin đạo. Các cư sĩ đệ tử của Phật có hai nhiệm vụ: trước ngọ để bát cho chư Tăng, sau ngọ cầm hương hoa và cùng với tôi tớ mang y phục, thuốc men, thức uống đi đến đức Phật nghe pháp.
Một ngày nọ, Mahà Pàla trông thấy các cư sĩ đi đến tịnh xá với hương hoa trên tay, anh ta bèn hỏi:
- Các vị đi đâu vậy?
Và được trả lời:
- Ði nghe pháp.
- Cho tôi đi với.
Rồi anh ta đi theo họ đến đảnh lễ đức Phật và ngồi bên ngoài vòng pháp hội.
Khi chư Phật thuyết pháp, các Ngài luôn tùy theo căn cơ của thính chúng từng người một, xem người nào thích hợp để quy y, để thọ giới hoặc xuất gia. Ngày hôm ấy, đức Phật để ý đến căn cơ Mahà Pàla và thuyết pháp cho anh ta. Ngài giải thích rành rẽ, theo thứ lớp từng vấn đề về trí tuệ, bố thí, giới luật, sự sanh thiên, nghiệp báo, sự ngu si và uế trược của dục lạc, và về phước lành của hạnh xuất gia.
Gia chủ Mahà Pàla chú tâm lắng nghe. Anh nhận định khi con người từ giã cõi đời sang bên kia thế giới, chẳng có thể đem theo con cái hay tài sản; hơn nữa, cả thân này cũng chẳng đi theo được, vậy sống đời tục gia có lợi gì? Và anh định xuất gia. Vì thế cuối thời pháp, Mahà Pàla đến bên đức Phật xin gia nhập Tăng đoàn.
Ðức Phật hỏi:
- Con còn thân nhân nào không, để việc xuất gia được đúng pháp?
- Bạch Thế Tôn! Con còn một em trai.
- Vậy thì hãy báo tin cho em con.
Mahà Pàla hoan hỷ thưa:
- Xin vâng.
Rồi chào Phật trở về nhà, gọi em đến bảo:
- Này chú! Mọi tài sản trong nhà, động sản và bất động sản, anh giao hết cho chú, hãy bảo quản.
Người em ngạc nhiên hỏi:
- Còn anh thì sao?
- Anh sẽ theo Phật, gia nhập Tăng đoàn.
- Anh nói gì vậy, anh thân yêu? Khi mẹ mất anh chăm lo cho em như mẹ, đến cha mất anh lại thay cha. Nhà anh đầy của cải, chắc chắn anh sẽ làm được việc thiện dù sống đời tại gia. Xin anh đừng xuất gia.
- Này chú, sau khi nghe Phật thuyết pháp, anh không muốn sống đời tại gia nữa. Ðức Phật đã giảng rất hay trong phần đầu, phần giữa và phần cuối. Ngài đã nêu lên một cách chính xác và đúng đắn ba tính chất của các pháp: vô thường, khổ và vô ngã. Anh không thể hành trì trọn vẹn giáo pháp nếu còn bận bịu việc nhà. Anh phải xuất gia em à!
- Anh ơi! Anh còn trẻ lắm, để lúc già hãy đi tu.
- Ðợi đến già để thành lão khọm à! Tay chân lụm khụm, không làm gì được theo ý mình, lại thêm con cháu đùm đề. Không, anh không thể nghe lời chú được. Anh sẽ làm tròn bổn phận Tỳ-kheo.
Tuổi già tay yếu run chân
Tu sao được nữa khi thân mỏi mòn?
Anh sẽ đi tu, dù chú cản trở cách gì.Tu sao được nữa khi thân mỏi mòn?
Mặc người em than khóc, Mahà Pàla đi đến gặp Phật và xin xuất gia vào Tăng đoàn. Ðược thu nhận và tu học, Mahà Pàla trải qua năm mùa hạ với thầy Tế độ và Giáo thọ. Mãn hạ thứ năm và làm lễ giải hạ xong, thấy đến chỗ Phật, đảnh lễ và thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Nương theo Thế Tôn con có bao nhiêu bổn phận tu tập phải thọ trì?
- Này Tỳ-kheo! Chỉ có hai là Pháp học và Pháp thiền.
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Pháp học? Và thế nào là Pháp thiền?
- Pháp học là hiểu biết Phật ngôn tùy theo căn cơ mỗi người, phải thông suốt một hoặc hai bộ A Hàm, hay toàn bộ Tam Tạng kinh điển, thuộc lòng, đọc tụng và giảng dạy. Còn Pháp thiền sẽ dẫn đến quả vị A-la-hán. Thiền định đòi hỏi một đời sống đạm bạc, ưa thích ở nơi vắng, luôn chuyên niệm về lão và tử, và khai triển Minh sát tuệ bằng sự nỗ lực bền bỉ.
- Bạch Thế Tôn! Vì con đã lớn tuổi mới xuất gia, con không thể làm tròn bổn phận đối với Pháp học, nhưng con có thể làm tròn bổn phận đối với Pháp thiền. Xin dạy cho con thiền định.
Phật dạy cho thầy pháp tu dẫn đến quả vị A-la-hán. Thầy đảnh lễ đức Phật và tìm được sáu mươi vị Tỳ-kheo cùng đi với mình. Thầy đi khoảng hai mươi dặm (tám mươi cây số), đến một làng rộng lớn gần biên giới, và cả đoàn vào làng khất thực. Dân làng thấy các vị oai nghi chỉnh tề, làm tròn bổn phận tăng sĩ và lại dễ thân cận nên sanh lòng quý kính. Họ mời các thầy ngồi, dâng những thức ăn ngon.
Rồi họ hỏi:
- Thưa chư Tôn giả, các vị đi đâu?
- Này chư thiên tín, chúng ta đi đến một chỗ ẩn cư thích hợp.
Dân làng khôn ngoan tự hiểu rằng những vị Tỳ-kheo đáng kính đang tìm chỗ an cư trong mùa hạ. Họ thỉnh cầu:
- Nếu chư Tôn giả bằng lòng ở đây suốt ba tháng hạ, chúng con xin quy y và thọ giới.
Nghĩ rằng nhờ những thí chủ này trợ giúp để tu ra khỏi sanh tử luân hồi, các thầy ưng thuận ở lại. Dân làng dựng ngay một tịnh xá, xây khu vực ban đêm và khu vực ban ngày, dâng cúng lên chư Tăng. Các Tỳ-kheo chỉ có việc đều đặn vào làng khất thực. Có một y sĩ phát tâm đến tịnh xá chữa bệnh, ông đã trình lên chư Tăng nguyện vọng của mình:
- Chư Tôn giả! Chỗ nào đông người đều không tránh khỏi bệnh tật. Nếu có người bệnh, xin nhắn tôi đến chữa trị.
Ngày đầu hạ, Trưởng lão Mahà Pàla đã gọi tất cả Tỳ-kheo lại hỏi:
- Các huynh đệ, suốt ba tháng hạ các vị sẽ tu trong mấy oai nghi?
- Trong bốn oai nghi, bạch Ðại đức.
- Nhưng có thích hợp không, các huynh đệ?
Chúng ta phải thật chánh niệm, chính vì đức Phật chỉ dạy Pháp thiền mà chúng ta đến đây hành trì. Sở dĩ chúng ta được chư Phật gia hộ chẳng do nhờ dối trá hai mặt, mà chính do hạnh tinh tấn tu tập. Bốn thứ khổ sanh, lão, bệnh, tử đang chờ người giải đải tán tâm, đó là cảnh giới họ ra vào quen thuộc như nhà riêng của mình. Vì thế, các huynh đệ hãy chánh niệm.
- Còn Ngài, thưa Ðại đức?
- Tôi chỉ dùng ba oai nghi. Tôi sẽ không đặt lưng nằm.
- Tốt lắm! Thưa Ðại đức, hãy chánh niệm!
Sau tháng thứ nhất Trưởng lão Mahà Pàla, người tự nguyện không ngủ, bắt đầu thấy nhức mắt. Nước mắt chảy ra từ mắt thầy giống như từ chiếc bình bể. Suốt đêm dài, thầy dốc hết thân tâm ngồi thiền, và chỉ đến sáng thầy mới vào liêu ngồi nghỉ. Ðến giờ đi bát, chư Tăng đến chỗ Trưởng lão thưa:
- Bạch Trưởng lão! Ðã đến giờ đi khất thực.
- Tốt lắm, huynh đệ, hãy lấy y và bát.
Bảo họ lấy y bát rồi, chính thầy cũng lên đường. Các Tỳ-kheo thấy thầy chảy nước mắt, hỏi:
- Có việc gì vậy, thưa Ðại đức?
- Gió làm xốn mắt tôi.
- Sao ta chẳng mời y sĩ, thưa Ðại đức? Chúng ta sẽ nhắn ông ta đến.
- Tốt lắm.
Các Tỳ-kheo báo tin cho y sĩ. Ông chế một thứ thuốc gởi đến. Trưởng lão thoa thuốc mỡ vào mũi và vẫn ngồi như thường lệ. Rồi Ngài vào làng. Y sĩ gặp Ngài hỏi thăm:
- Thưa Tôn giả, con nghe nói gió làm Ngài bị đau mắt?
- Ðúng thế, thiện tín ạ.
- Thưa Tôn giả, Ngài có thoa vào mũi thuốc con đã chế và gởi đến không?
- Có, thiện tín ạ.
- Bây giờ Tôn giả thấy thế nào?
- Vẫn đau nhức như trước.
Y sĩ bán tín bán nghi, thuốc mình gởi đến chỉ thoa một lần là khỏi bệnh, vì sao Tôn giả không hết đau? Ông bèn hỏi tiếp:
- Khi thoa thuốc Ngài ngồi hay nằm?
Trưởng lão im lặng. Mặc cho y sĩ hỏi đôi ba phen, Ngài vẫn không nói một lời. Y sĩ không biết làm sao để giải quyết, chỉ còn cách chào Ngài và đến tịnh xá xem xét chỗ ở.
Liêu của Trưởng lão chỉ có lối kinh hành và một chỗ ngồi, không có chỗ nằm. Y sĩ thắc mắc:
- Thưa Tôn giả, khi thoa thuốc Ngài đã ngồi hay nằm?
Trưởng lão vẫn im lặng.
- Thưa Tôn giả, xin Ngài đừng làm vậy. Việc tu tập chỉ có thể tiến hành khi nào thân thể được chăm sóc cẩn thận. Ngài có nằm khi thoa thuốc không?
Y sĩ hỏi đôi ba lần, Trưởng lão mới trả lời:
- Hãy về đi, Y sĩ. Tôi sẽ hội ý lại và quyết định việc này.
Trưởng lão không có ai thân thích ở đó cả, vậy thì Ngài hội ý với ai? Ngài chỉ bàn với chính mình: "Này Pàlita, thầy quí con mắt hay quí Phật đạo? Trong vòng luân hồi không manh mối, biết bao lần thầy không được sáng mắt. Trong vô số muôn ngàn đức Phật đã ra đời, thầy đã không gặp được một vị nào. Giờ đây trong mùa hạ này, thầy đã quyết không nằm suốt ba tháng. Vậy cứ để cho đôi mắt bị hư. Chỉ lo giữ giới luật, đừng giữ con mắt".
Và để khiển trách thân, Ngài đọc bài kệ sau:
Mắt tai nay đã hỏng rồi,
Cả thân này nữa cũng thôi không còn.
Ðó là chuyện mỏi mòn thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai này đã hết mong,
Cả thân này nữa chẳng trông lâu dài.
Ðó là chuyện hoại hư thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai nay đã tiêu tan,
Cả thân này nữa tan hoang còn nào!
Ðó là chuyện hư hao thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Tự khiển trách mình với ba câu kệ xong, Trưởng lão thoa thuốc lên mũi, lại tiếp tục ngồi như trước, rồi Ngài vào làng khất thực. Y sĩ trông thấy hỏi:Cả thân này nữa cũng thôi không còn.
Ðó là chuyện mỏi mòn thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai này đã hết mong,
Cả thân này nữa chẳng trông lâu dài.
Ðó là chuyện hoại hư thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai nay đã tiêu tan,
Cả thân này nữa tan hoang còn nào!
Ðó là chuyện hư hao thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
- Thưa Tôn giả, Ngài có thoa thuốc vào mũi?
- Có.
- Ngài thấy thế nào?
- Vẫn đau như trước.
- Thưa Tôn giả, Ngài có ngồi khi thoa thuốc hay nằm xuống?
Trưởng lão im lặng. Y sĩ hỏi lại mấy lần, Trưởng lão vẫn không nói một lời. Y sĩ bảo:
- Ngài không chịu làm điều phải làm để lành bệnh. Vì vậy Ngài không nên xin thuốc, và tôi cũng sẽ không chế thuốc cho Ngài. Tôi không còn cách nào hơn.
Bị y sĩ từ chối chữa bệnh, Trưởng lão trở về tịnh xá, tự dặn dò: "Tỳ-kheo, dầu cho thầy bị y sĩ từ bỏ, chớ từ bỏ tư thế ngồi của mình".
Như con bệnh nan y,
Y sĩ thôi chữa trị,
Chắc chắn gặp tử thần,
Pàlita, sao còn tán tâm?
Tự khiển trách mình với bài kệ trên, Trưởng lão lại tiếp tục thiền định. Vào cuối đêm đôi mắt Ngài mù hẳn, các lậu đồng thời hết sạch. Ngài chứng A-la-hán an trú trong an lạc của Minh sát tuệ. Rồi Ngài vào liêu ngồi nghỉ. Ðến giờ khất thực, các Tỳ-kheo đến bên Trưởng lão thưa:Y sĩ thôi chữa trị,
Chắc chắn gặp tử thần,
Pàlita, sao còn tán tâm?
- Bạch Tôn giả, đã đến giờ chúng ta đi bát.
- Ðến giờ rồi ư, chư hiền hữu?
- Thưa vâng.
- Thế thì các thầy hãy đi.
- Còn Ngài, thưa Tôn giả?
- Mắt tôi đã mù.
Họ nhìn vào mắt Ngài và mắt họ đẫm lệ:
- Ðừng lo ngại, chúng con sẽ săn sóc Ngài.
Họ an ủi Trưởng lão, và sau khi xong bổn phận hành thiền, họ vào làng khất thực.
Không thấy Trưởng lão, dân làng hỏi thăm:
- Bạch quý thầy, Tôn giả Trưởng lão của chúng con đâu?
Khi rõ sự việc, họ gởi cháo về cúng dường Ngài. Sau đó, từng người một đem thức ăn đến đảnh lễ Trưởng lão, lăn mình dưới chân Ngài, không ngớt than khóc. Rồi họ an ủi Ngài:
- Thưa Tôn giả, xin đừng lo lắng, chúng con sẽ săn sóc Ngài.
Từ đó, dân làng đều đặn gởi cháo đến tịnh xá. Trưởng lão thường răn nhắc sáu mươi Tỳ-kheo, và các Tỳ-kheo đều tuân hành theo lời Ngài, nghiêm chỉnh đến nỗi vào ngày giải hạ tất cả đều chứng A-la-hán và đắc thần thông.
Cuối mùa an cư, vì muốn gặp Phật, các Tỳ-kheo thưa với Trưởng lão xin đi. Trưởng lão không tránh khỏi đăm chiêu: "Ta nay sức yếu, trên đường về lại đi qua khu rừng có nhiều ma quỷ. Nếu ta cùng đi, các thầy sẽ nhọc công và không thể khất thực. Ta sẽ để họ đi trước".
Và Ngài bảo:
- Các thầy hãy đi trước.
Các Tỳ-kheo thắc mắc:
- Nhưng còn Tôn giả?
- Tôi ốm yếu, đường đi phải băng qua khu rừng có nhiều ma quỷ, nếu tôi cùng đi các thầy sẽ nhọc công. Các thầy hãy đi trước.
- Không được, thưa Tôn giả. Chúng con chỉ đi cùng Ngài.
- Xin các thầy đừng làm thế, tôi chẳng vui lòng. Nếu em tôi gặp các thầy và hỏi thăm tôi, hãy bảo là tôi mù mắt, nó sẽ gởi người đến và dẫn tôi về. Hãy nhân danh tôi chào mừng đấng Thập Lực và tám mươi vị Ðại Trưởng lão.
Nói xong, Tôn giả bảo họ ra đi. Bắt buộc phải lên đường, các Tỳ-kheo đành xin phép Trưởng lão vào làng khất thực rồi lên đường.
Dân làng mời ngồi, dâng thức ăn, năn nỉ ở lại; nhưng biết các Tỳ-kheo phải về gặp Phật, họ đành khóc lóc tiễn đưa. Du hành một thời gian, các thầy đến Kỳ Viên và nhân danh Trưởng lão chào mừng Ðạo sư cùng tám mươi vị Ðại Trưởng lão. Xong các thầy đi khất thực, qua nhà gia chủ em của Trưởng lão. Gia chủ nhận ra các thầy ngay, thân mật đón tiếp, mời ngồi và hỏi thăm Trưởng lão.
Các Tỳ-kheo kể lại những gì đã xảy ra. Người em lăn mình trên đất, than khóc mếu máo, không biết phải làm sao bây giờ.
Các Tỳ-kheo vỗ về:
- Trưởng lão muốn có ai đến đưa Ngài về.
- Thưa, đây là Pàlita, con của chị con. Xin gởi nó đi!.
- Ðể nó đi không ổn vì đường nhiều nguy hiểm. Nếu cho nó xuất gia thì an toàn hơn.
Người em bằng lòng.
Thế là các thầy làm lễ xuất gia cho chàng trai, dạy anh ta cách thức đắp y v.v.. trong vòng hai tuần, rồi chỉ đường cho anh ta đi.
Băng qua nhiều làng mạc, một hôm thầy Sa-di trẻ gặp một cụ già tại cổng làng đó và hỏi thăm:
- Chào cụ, cụ có biết một tu viện ẩn cư nào gần đây không?
- Thưa Tôn giả, có.
- Ai sống ở đó?
- Có một Trưởng lão tên Pàlita.
- Hãy chỉ cho tôi đường đến đó.
- Tôn giả là ai?
- Tôi là con của em gái vị ấy.
Cụ già liền dẫn thầy đến nơi ẩn cư. Thầy tới đảnh lễ Trưởng lão, và trong hai tuần làm đủ bổn phận từ việc lớn đến việc nhỏ đối với Trưởng lão, chăm sóc Ngài thật tận tụy. Rồi thầy đề nghị với Trưởng lão:
- Thưa Tôn giả, cậu của con mong được gặp Ngài.
Chúng ta hãy trở về.
- Tốt lắm, hãy nắm lấy gậy của ta.
Và như thế tay không rời gậy, cả hai người một già một trẻ đi vào làng. Dân làng tìm hết cách thuyết phục Trưởng lão ở lại nhưng vô hiệu, họ đành khóc lóc đưa đi một đoạn đường. Họ đi đến ngôi làng kế cận ở ven rừng tên là Katthanagara, và lần bước ra khỏi làng.
Bỗng từ xa cất tiếng hát của một cô gái đang gom củi. Thầy Sa-di chợt cảm thấy yêu mến ngay tiếng hát trong trẻo (Ðức Thế Tôn đã từng dạy: "Này các Tỳ-kheo! Chưa từng có âm thanh nào khác thâu nhiếp con tim người nam bằng tiếng người nữ"). Và quá xao xuyến thầy liền buông đầu gậy ra thưa với Trưởng lão:
- Thưa Tôn giả, chờ con một lát. Con bận một chút việc.
Nói xong thầy tất tả đi về hướng cô gái. Trông thấy thầy, nàng ngừng hát và thầy phạm giới tà hạnh với cô gái. Trưởng lão đợi thầy Sa-di hồi lâu chưa thấy trở lại, đoán ngay có điều bất thường, có tiếng hát phụ nữ và chú Sa-di lại đi lâu quá, chắc đã phạm giới rồi.
Thầy Sa-di sau đó trở về bên Trưởng lão, hối hả giục Ngài tiếp tục lên đường:
- Thôi ta đi, thưa Tôn giả.
Trưởng lão nghiêm giọng:
- Này Sa-di, con đã phạm tội phải không?
Thầy im lặng, và dù được hỏi lần nữa thầy vẫn nín khe. Trưởng lão răn tiếp:
- Một kẻ tội lỗi như chú không bao giờ được nắm đầu gậy của ta.
Thầy Sa-di quá ăn năn, cởi chiếc y vàng, khoác áo thế tục, cúi đầu nhận lỗi:
- Thưa Tôn giả, trước đây con là thầy tu, nay trở lại làm cư sĩ. Con đi tu chẳng phải do tín tâm, chỉ vì sợ những bất trắc dọc đường. Giờ thì chúng ta đi thôi.
Trưởng lão vẫn không đổi ý:
- Một kẻ xấu ác, dù là bậc xuất gia hay tại gia vẫn là kẻ xấu ác. Khi là Sa-di chú không giữ được phạm hạnh, thì liệu chú có là người tốt khi làm cư sĩ không ? Một kẻ tội lỗi như chú không bao giờ được nắm đầu gậy của ta.
-Tôn giả ! Ðường đầy ma qủy, Ngài lại mù, làm sao Ngài lại ở đây được ?
- Chú đừng lo việc ấy. Ta có nằm chết ở đây hay đi đâu chăng nữa, cũng không có gì quan trọng. Ta không đi với chú.
Nói xong, Trưởng lão ngâm đoạn kệ sau:
Ôi ánh sáng mắt ta đã mất!
Con đường dài mệt mỏi xiết chi.
Ði cùng với kẻ ngu si,
Thà rằng nằm xuống chẳng đi, không màng.
Ôi ánh sáng mắt ta đã mất!
Con đường dài mệt mỏi xiết chi.
Ði cùng với kẻ ngu si,
Thà rằng phải chết, chẳng đi, không màng.
Chú nghe những lời này, hối hận, nghẹn ngào, cất tiếng than:Con đường dài mệt mỏi xiết chi.
Ði cùng với kẻ ngu si,
Thà rằng nằm xuống chẳng đi, không màng.
Ôi ánh sáng mắt ta đã mất!
Con đường dài mệt mỏi xiết chi.
Ði cùng với kẻ ngu si,
Thà rằng phải chết, chẳng đi, không màng.
- Con đã phạm một tội ghê gớm, một lỗi lầm kinh khủng.
Rồi khóc lóc vặn vẹo đôi tay, chú lao vào rừng mất dạng.
Ðức hạnh của Trưởng lão làm cho ngai vàng Ðế Thích dài sáu mươi dặm, rộng năm mươi dặm, dày mười lăm dặm, rực rỡ màu hoa hồng đỏ, tự động hạ thấp khi Ðế Thích ngồi, vương cao khi Ðế Thích đứng, bỗng nhiên nóng bỏng lên. Ðế Thích giật mình không hiểu ai có thể hắt ngài ra khỏi ngai như thế này, và quan sát thế gian, với thiên Nhản Ngài thấy Trưởng lão. Người xưa kể rằng:
Ðế Thích có ngàn mắt,
Làm thanh tịnh mắt thần.
Pàla ghét tội lỗi,
Làm thanh tịnh tâm thân.
Làm thanh tịnh mắt thần.
Pàla ghét tội lỗi,
Làm thanh tịnh tâm thân.
Ðế Thích có ngàn mắt,
Làm thanh tịnh mắt thần.
Pàla sùng giới luật,
An lạc trong đạo tâm.
Ðế Thích tự nhủ: "Nếu ta không đến giúp một Trưởng lão ghê tởm tội lỗi và tôn sùng giới luật như vậy, thì đầu ta sẽ bể làm bảy mảnh. Ta sẽ đến giúp Ngài".Làm thanh tịnh mắt thần.
Pàla sùng giới luật,
An lạc trong đạo tâm.
Vậy là:
Ðế Thích có ngàn mắt,
Thống lãnh hết chư thiên,
Ðến ngay trong khoảnh khắc,
Bên Cakkhupàla.
Và Ðế Thích bay đến Trưởng lão. Khi đến gần, Ngài kéo lê chân.. Trưởng lão bèn hỏi:Thống lãnh hết chư thiên,
Ðến ngay trong khoảnh khắc,
Bên Cakkhupàla.
- Ai đó?
- Tôi, một bộ hành.
- Này thiện tín, ngươi đi đâu vậy?
- Ðến Xá-vệ, thưa Tôn giả.
- Hãy tiếp tục lộ trình.
- Nhưng thưa Tôn giả, Ngài đi đâu?
- Tôi cũng đến đó.
- Tốt quá, vậy thì chúng ta cùng đi.
- Này bạn, tôi ốm yếu, đi với tôi bạn sẽ chậm trễ.
- Tôi không có việc gì gấp. Hơn nữa nếu đi với Ngài, tôi sẽ được công đức vì đã làm một trong mười điều thiện. Ta hãy cùng đi, thưa Tôn giả!
Nghĩ rằng đây là một người ngoan đạo, Trưởng lão bằng lòng:
- Tốt lắm, hãy nắm lấy đầu gậy của tôi.
Ðế Thích y lời và làm phép thâu ngắn đoạn đường để họ đến Kỳ Viên kịp trong chiều ấy. Và rồi tiếng kèn, trống và những nhạc cụ khác nổi lên bên tai, Trưởng lão ngạc nhiên:
- Tiếng ấy ở đâu?
- Ở Xá-vệ.
- Này thiện tín, lần trước tôi đi lâu lắm mới đến, sao kỳ này nhanh vậy?
- Thưa Tôn giả, tôi biết một lối đi tắt.
Trưởng lão hiểu ngay đây không phải là người thường mà là một vị trời.
Phạm thiên có ngàn mắt,
Thống lãnh hết chư thiên,
Thâu ngắn đi khoảng cách,
Ðến Xá-vệ thật nhanh.
Rồi Ðế Thích dẫn Trưởng lão đến một túp lều bằng lá và cỏ, nơi người em của Trưởng lão dựng riêng cho anh mình ở tạm, để Trưởng lão ngồi trên giường, và hóa thành anh bạn đến thăm người em. Anh bạn này kêu lên khi đến nhà:Thống lãnh hết chư thiên,
Thâu ngắn đi khoảng cách,
Ðến Xá-vệ thật nhanh.
- Bạn Pàla!
Pàla chào bạn:
- Gì vậy bạn?
- Anh có biết Trưởng lão đã về chưa?
- Chưa! Ngài về thật sao?
- Quả vậy, tôi vừa từ nơi ẩn cư về, thấy Trưởng lão đang ngồi trong lều của anh.
Nói xong anh bạn ra đi.
Vị gia chủ bèn đi đến lều cỏ. Vừa trông thấy Trưởng lão, anh gieo mình xuống chân Ngài, lăn trên đất khóc lóc:
- Con biết mà, Trưởng lão! Vì thế con không muốn để người đi tu.
Hàn huyên thăm hỏi xong, gia chủ bèn trả tự do cho hai nô lệ, cho chúng xuất gia làm đệ tử Trưởng lão để trông nom Ngài. Anh dặn dò:
- Nhớ về làng lấy cháo và thức ăn, chăm lo săn sóc Trưởng lão.
Hai tân Sa-di chăm sóc Trưởng lão hết sức tận tụy, làm đủ các bổn phận từ việc lớn đến việc nhỏ.
Ngày nọ, một nhóm thầy Tỳ-kheo ở xứ khác đến kính viếng Phật. Sau khi lễ Phật và thăm tám mươi Ðại Trưởng lão, họ đi tham quan tịnh xá. Ðến thất của Trưởng lão Cakkhupàlahọ bàn nhau đến vấn an Ngài. Chiều hôm đó họ định vào thăm, nhưng một cơn bão dữ dội nổi lên, họ đành quay về và hẹn sáng hôm sau trở lại. Cơn mưa lớn kéo dài suốt canh một, đến canh hai thì dứt. Trưởng lão, một con người giàu nghị lực đã quen kinh hành, lần xuống hàng hiên vào canh năm, và vô tình giẫm chết rất nhiều côn trùng bò lổn ngổn trên nền đất ẩm. Các thầy Tỳ-kheo ngụ tại đó không quét dọn sớm, nên khi các thầy Tỳ-kheo ở xa đến thăm Trưởng lão, thấy đủ loại côn trùng nằm chết rải rác ngoài hàng hiên. Họ kinh ngạc lên tiếng:
- Ai đã bước đi trên lối này?
Và được trả lời:
- Thưa Tôn giả, Thầy chúng tôi.
Họ bực bội nói:
- Xem một Tỳ-kheo kìa! Khi ông ấy sáng mắt thì nằm ngủ và không tạo tội. Còn bây giờ mù mắt lại nghĩ: "Tôi sẽ kinh hành". Và đã giết chừng ấy côn trùng. Ông ấy nghĩ mình làm đúng, nhưng thật chẳng đúng tí nào.
Rồi họ bỏ đi và bạch với Phật:
- Bạch Thế Tôn! Trưởng lão Cakkhupàla nghĩ "Tôi sẽ kinh hành", và đã giết hại nhiều côn trùng.
Thế Tôn gạn hỏi lại:
- Nhưng các ông có thấy ông ấy giết không?
- Thưa không thấy.
- Thực sự các ông không thấy ông ấy giết, cũng vậy, ông ấy không thấy côn trùng. Này Tỳ-kheo! Người giải thoát các lậu hoặc, không còn ý sát sanh.
- Bạch Thế Tôn, vị ấy chắc chứng A-la-hán, vậy do đâu mà bị mù?
- Này các Tỳ-kheo, đó là vì lỗi lầm trong một kiếp quá khứ.
- Sao thế, bạch Thế Tôn, vị ấy đã làm gì?
- Các ông hãy lắng nghe!
Chuyện quá khứ
1-A. Người Ðàn Bà Và Ông Thầy Thuốc Ðộc Ác.
Thuở xưa, khi vua Kàsi lên ngôi ở Ba-la-nại, có một thầy thuốc đi dạo xóm làng chữa bệnh. Gặp một người đàn bà đau mắt, ông hỏi:
- Bà sao vậy?
- Tôi không thấy rõ.
- Tôi sẽ chữa cho bà.
- Xin thầy làm ơn chữa giùm.
- Bà sẽ trả công cho tôi thế nào?
- Nếu thầy chữa được cho tôi mắt sáng và khỏe mạnh lại như xưa, tôi và luôn cả con trai con gái tôi sẽ hầu hạ thầy.
- Tốt lắm.
Rồi ông kê toa cho thuốc. Chỉ sau một lần dùng thuốc, đôi mắt của người đàn bà sáng lại. Hạnh phúc vừa đến nhưng lại kèm theo nỗi lo âu mãi lởn vởn trong đầu: "Mình hứa làm nô lệ cho ông thầy, cả các con mình cũng phải làm. Nhưng xem ra lão ấy chẳng tử tế đâu. Chà! Làm sao bây giờ đây? Phải tìm cách để gạt lão mới được". Kịp đến lúc thầy thuốc trở lại hỏi thăm bệnh tình, bà làm ra vẻ khổ sở:
- Trước đây mắt tôi đau ít, nay lại đau dữ dội hơn bao giờ.
Ông thầy đoán ngay là bà ta muốn lừa mình để quỵt tiền công chữa bệnh. Ông tức giận lầm bầm: "Ðược rồi, ta chẳng cần mụ trả công, ta sẽ cho mụ mù luôn". Và ông bỏ đi ngay không nói một lời, trước cặp mắt ngơ ngác của người đàn bà thất hứa.
Ông thầy thuốc về nhà, kể lại cho bà vợ nghe cho hả tức. Vợ ông lặng thinh, còn ông thì tức tốc bào chế một thứ thuốc mỡ khác, mang đến cho người đàn bà và dặn thoa vào mắt. Người đàn bà làm theo chẳng chút nghi ngờ và ánh sáng đôi mắt vụt tắt.
Ông thầy thuốc đó chính là Cakkhupàla.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
- Này các Tỳ-kheo! Ðệ tử ta làm ác nên bị ác nghiệp theo đuổi mãi mãi, vì việc ác đi theo người làm ác như bánh xe lăn theo chân con bò kéo xe.
Kể chuyện xong, đấng Pháp Vương, như một vị vua đóng dấu ấn bằng con triện hoàng gia lên sắc dụ đã được niêm phong, tuyên đọc bài kệ sau:
(1) Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
2. Khóc Ðòi Những Chuyện Trên Trời
Pháp cú thứ hai cũng bắt đầu bằng câu:
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.
Do Phật dạy tại thành Xá-vệ, từ câu chuyện Matthakunddali.
Tôi nghe như vầy: Tại Xá-vệ có một Bà-la-môn tên là Adinnapubbaka, có nghĩa là "không cho", vì ông ta không hề cho ai vật gì. Ông có một đứa con trai duy nhất hết sức cưng quí. Ông muốn cho con một món đồ trang sức, nhưng biết rằng hễ giao thợ bạc chạm trổ thì phải trả tiền công, nên ông tự tay đập mỏng miếng vàng, gò thành một đôi hoa tai sáng bóng đeo cho con. Do đây mà con ông có tên là Matthakundali, nghĩa là Hoa Tai Sáng Bóng.
Lên mười sáu tuổi, con ông bị bệnh vàng da. Bà mẹ trông thấy nóng ruột, hối ông mời thầy thuốc đến chữa bệnh. Tuy thương con ông vẫn lừng khừng, không muốn đi, nên tìm cách thối thác với bà vợ:
- Bà à! Nếu gọi thầy thuốc đến, tôi phải trả công bằng lúa gạo, kho lẫm sẽ hao hụt. Bà sao không để ý đến việc bảo quản tài sản cho tôi chút nào!
Bà mẹ vẫn một mực lo lắng cho con:
- Vậy thì phải làm sao? Ông phải tính sao cho con tôi chớ?
- Yên chí! Tôi sẽ sắp xếp sao cho chẳng tốn xu nào.
Thế là ông đi đến từng thầy thuốc, tìm cách hỏi đon hỏi ren cho ra phương thuốc trị bệnh cho con ông:
- Này ông anh, nếu gặp một người bị bệnh như vầy.. như vầy..., thường thì ông trị liệu ra sao, cho uống thuốc gì?
Họ liền kể ra các thứ vỏ cây, tên cây, tên khác.. Thế là ông đi kiếm đủ thứ vỏ cây, lá rừng.. mang về sao chế thuốc cho con. Nhưng dầu làm hết cách, bệnh trạng đứa con càng ngày càng tệ. Cuối cùng hết phương cứu chữa, ông mời hẳn một thầy thuốc đến. Nhìn thấy chàng trai quá yếu, thầy thuốc khéo léo từ chối:
- Tôi đang bận một việc quan trọng, xin mời một vị khác đến chữa trị. Tôi rất tiếc.
Và ông vội vàng rời khỏi nhà.
Thấy con mình gần chết, tuy có đau buồn nhưng vẫn không quên tính keo kiệt, bo bo giữ của, ông ra lệnh mang con ra khỏi nhà, đặt nằm trên thềm, vì sợ những người đến thăm con mình sẽ dòm ngó luôn tài sản trong nhà.
Hôm ấy, từ sáng sớm, đức Thế Tôn đã xuất định Ðại Bi, và để tìm xem những ai có lập nguyện trong đời chư Phật trước, những người căn lành tròn đầy, những đạo hữu có thể xuất gia, Ngài quán sát với Phật nhãn mở rộng đến mười phương thế giới, và thấy Matthakundali đang nằm hấp hối ngoài thềm nhà. Ðấng Ðạo sư biết ngay là anh ta vừa từ trong nhà được khiêng ra đặt nằm đó, và cũng biết rằng anh ta có nhân duyên với Phật, đặt niềm tin nơi Phật, sẽ chết và sẽ tái sinh lên cõi trời thứ ba mươi ba, sống trong lâu đài bằng vàng, có một ngàn thiên nữ theo hầu. Bà-la-môn sẽ thiêu xác con, rồi đi quanh bãi thiêu khóc lóc. Vị trời sẽ tự ngắm mình thân cao ba dặm, được trang điểm với sáu mươi xe đầy ắp đồ trang sức, có ngàn thiên nữ vây quanh. Vị ấy thắc mắc không biết do công đức gì mà được quả báo thù thắng như thế, và rồi vị ấy biết là do tín tâm. Rồi vị ấy thấy cha mình trước đây không chịu lo thuốc thang cho mình, nay đang đi trong bãi thiêu than khóc. Vị ấy liền quyết định sẽ làm cho cha thay đổi tâm tánh.
Vị trời xúc động vì cha, sẽ hóa hình thành Matthakundali đi đến bãi thiêu, gieo mình xuống đất khóc lóc. Ông Bà-la-môn sẽ hỏi:
- Người là ai?
Vị trời sẽ trả lời:
- Là Matthakundali, con của cha.
- Con tái sinh ở đâu?
- Ở tầng trời thứ ba mươi ba.
Ông Bà-la-môn sẽ hỏi tiếp:
- Con làm công đức gì mà được?
- Nhờ tin Phật.
Người Bà-la-môn chưa tin hẳn, sẽ hỏi lại Thế Tôn:
- Có ai do tin Phật mà được sanh thiên không?
Thế Tôn sẽ đáp:
- Chẳng phải có hằng trăm, hằng ngàn hay hằng trăm ngàn mà vô số người đều được.
Rồi Thế Tôn sẽ đọc một đoạn Pháp Cú. Cuối đoạn Pháp Cú sẽ có tám vạn bốn ngàn người được Pháp nhãn thanh tịnh. Matthakundali sẽ chứng quả Dự lưu, cả Bà-la-môn Adinnapubbaka cũng chứng quả ấy. Như vậy nhờ chàng trai ưu tú này mà nhiều người được Pháp nhãn thanh tịnh.
Ðức Phật biết rõ như đã kể trên, nên hôm sau vệ sinh xong, Ngài đi giữa một đoàn Tỳ-kheo vào thành Xa-vệ khất thực, và trên đường đi Phật ghé nhà người Bà-la-môn. Lúc ấy Matthakundali đang nằm quay mặt vào nhà. Phật biết anh ta không trông thấy Ngài, bèn phóng một luồng hào quang. Chàng trai ngạc nhiên không biết là ánh sáng gì, quay mặt ra định hỏi thì nhìn thấy đức Phật, liền thưa thỉnh:
- Vì ông cha ngu xuẩn nên con không được ân huệ đến với đức Phật tôn quí, cũng không được hầu hạ Ngài, để bát hoặc nghe pháp. Giờ đây tay con cũng không nhúc nhích được, con chẳng làm gì được nữa!.
Nói vậy rồi anh ta đặt trọn lòng tin nơi Phật.
Ðức Ðạo sư hoan hỷ bảo:
- Vậy là đủ!
Và Ngài bước đi.
Khi đức Phật xa dần khỏi tầm mắt, chàng trai tắt thở trong tín tâm. Và như vừa ngủ dậy, chàng tái sinh vào cõi trời, y như Phật đã thấy biết trước. Và khi người Bà-la-môn gặp lại chàng đứng khóc tại bãi thiêu, đã đọc kệ hỏi lý do:
Trang sức sang trọng, bông tai đeo vàng chói,
Mang vòng hoa có khảm gỗ đàn hương,
Vặn bàn tay và khóc lóc thảm thương,
Sao anh khổ giữa rừng sâu như thế?
Mang vòng hoa có khảm gỗ đàn hương,
Vặn bàn tay và khóc lóc thảm thương,
Sao anh khổ giữa rừng sâu như thế?
Chàng trai đáp:
Chiếc xe ngựa quý - thân tôi
Sáng chói bằng vàng nguyên khối,
Bánh xe tìm không ra nổi,
Ðau buồn tôi sẽ chết thôi!
Sáng chói bằng vàng nguyên khối,
Bánh xe tìm không ra nổi,
Ðau buồn tôi sẽ chết thôi!
Người Bà-la-môn:
Bánh xe ấy bằng vàng hay bạc?
Bánh đồng hay ngọc quý kim cương?
Nói cho ta nghe thật rõ ràng,
Ta sẽ kiếm cho chàng đầy đủ.
Bánh đồng hay ngọc quý kim cương?
Nói cho ta nghe thật rõ ràng,
Ta sẽ kiếm cho chàng đầy đủ.
Chàng trai lạ lùng vì thái độ của ông Bà-la-môn, lúc trước con đau thì bỏn xẻn không dám mời thầy thuốc đến chữa trị, nay thấy mình giống con ông ấy thì không ngại tốn kém, hứa kiếm bánh xe cho mình dù bằng vàng, kim cương hay bạc đồng; do đó vì muốn trên chọc ông ta, anh hỏi:
- Cặp bánh ông làm cho xe tôi lớn chừng nào?
- Lớn như ngươi muốn.
- Tôi muốn được mặt trời và mặt trăng làm bánh xe, hãy cho tôi đi!
Chàng bảo Ba-la-môn:
Ôi!
Trăng trời là cặp sinh đôi giữa ngàn.
Xe tôi nguyên khối bằng vàng,
Có thêm đôi cánh rỡ ràng biết bao!
Trăng trời là cặp sinh đôi giữa ngàn.
Xe tôi nguyên khối bằng vàng,
Có thêm đôi cánh rỡ ràng biết bao!
Người Bà-la-môn trả lời:
Ngươi thật là một kẻ ngu
Ði kiếm thứ ở xa mù
Ta e rằng ngươi sẽ chết
Trời trăng há dễ được ru?
Ði kiếm thứ ở xa mù
Ta e rằng ngươi sẽ chết
Trời trăng há dễ được ru?
Nhưng chàng trai vặn lại:
- Nhưng ai ngu hơn? Người khóc đòi thứ hiện hữu hay người khóc đòi thứ không hiện hữu?
Trời trăng rạng rỡ đến đi,
Ðây kia đều thấy chẳng khi nào lầm.
Con ông chết chẳng còn trông,
Ai người ngu ngốc khóc mong suốt ngày?
Ðây kia đều thấy chẳng khi nào lầm.
Con ông chết chẳng còn trông,
Ai người ngu ngốc khóc mong suốt ngày?
Nghe xong, người Bà-la-môn như bừng tỉnh, thấy chàng trai có lý, ông kết luận:
Trong hai kẻ khóc than thảm thiết
Ta, người ngu khôn xiết chẳng sai
Trăng kia, trẻ mãi khóc đòi
Như ta mong gặp con trai chết rồi.
Ta, người ngu khôn xiết chẳng sai
Trăng kia, trẻ mãi khóc đòi
Như ta mong gặp con trai chết rồi.
Hết cả đau buồn nhờ chàng trai giải thích nên người Bà-la-môn khen ngợi:
Tôi như ngọn lửa cháy hừng
Tưới thêm dầu mỡ có ngưng được nào
Người như một trận mưa rào
Tiêu tan sầu khổ lòng nào vui hơn?
Mũi tên đau đáu sầu thương
Nhờ người nhổ bỏ hết vương lụy phiền
Tôi nay vui vẻ an nhiên
Không còn buồn khóc, lời khuyên ghi lòng.
Tưới thêm dầu mỡ có ngưng được nào
Người như một trận mưa rào
Tiêu tan sầu khổ lòng nào vui hơn?
Mũi tên đau đáu sầu thương
Nhờ người nhổ bỏ hết vương lụy phiền
Tôi nay vui vẻ an nhiên
Không còn buồn khóc, lời khuyên ghi lòng.
Rồi người Bà-la-môn hỏi:
- Anh là ai?
Là trời, Càn-thát-bà,
Hay Ðế Thích thù thắng?
Là ai? Con của ai?
Làm sao tôi biết đặng?
Hay Ðế Thích thù thắng?
Là ai? Con của ai?
Làm sao tôi biết đặng?
Chàng trai đáp:
Tôi là người ông khóc than,
Là con ông, đã cháy tan nơi này.
Nhờ làm việc phước, quý thay!
Dứt hơi liền đã sanh ngay cõi trời.
Là con ông, đã cháy tan nơi này.
Nhờ làm việc phước, quý thay!
Dứt hơi liền đã sanh ngay cõi trời.
Bây giờ người Bà-la-môn hiểu hết tự sự, nhưng vẫn còn một điểm thắc mắc:
Lúc con còng ở tại nhà
Tí ti cũng chẳng bỏ ra cúng dường
Ăn chay cũng chẳng có luôn
Công đức nào được khiến con lên trời?
Tí ti cũng chẳng bỏ ra cúng dường
Ăn chay cũng chẳng có luôn
Công đức nào được khiến con lên trời?
Chàng trai trả lời:
Khi tôi nằm ở tại nhà
Ðau nhức vì bệnh trầm kha
May mắn được trông thấy Phật
Người không dục vọng, nghi ngờ
An vui, trí tuệ cao tột.
Lòng tin trong tôi phát ra
Cúi đầu chắp tay quỵ ngưỡng.
Sanh ngay cõi trời ba mươi ba.
Ðau nhức vì bệnh trầm kha
May mắn được trông thấy Phật
Người không dục vọng, nghi ngờ
An vui, trí tuệ cao tột.
Lòng tin trong tôi phát ra
Cúi đầu chắp tay quỵ ngưỡng.
Sanh ngay cõi trời ba mươi ba.
Nghe chàng nói, người Bà-la-môn thân tâm tràn ngập vui sướng, nên cất tiếng tán thán:
Kỳ diệu thay! Mầu nhiệm thay!
Kính lễ được quả báo này
Hoan hỷ và đầy tin tưởng
Tôi quy y Phật hôm nay.
Kính lễ được quả báo này
Hoan hỷ và đầy tin tưởng
Tôi quy y Phật hôm nay.
Chàng trai đáp từ:
- Hôm nay quy y Phật, Pháp, Tăng với tín tâm, ông hãy lãnh thọ năm giới, giữ gìn nguyên vẹn không sai sót:
* Không được giết sinh mạng kể từ phút này.
* Không lấy của không cho
* Không uống rượu
* Không nói dối
* Chung thủy với vợ mình
* Không lấy của không cho
* Không uống rượu
* Không nói dối
* Chung thủy với vợ mình
Người Bà-la-môn ưng thuận và nói bài kệ:
Này Phạm thiên cao quý,
Người mong tôi an vui,
Người mong tôi hạnh phúc,
Tôi xin vâng lời người.
Người là thầy của tôi,
Tôi xin quy y Phật,
Quy y Pháp và Tăng.
Từ nay thôi giết hại,
Không lấy của không cho,
Không uống rượu, nói dối,
Chung thủy với vợ mình.
Người mong tôi an vui,
Người mong tôi hạnh phúc,
Tôi xin vâng lời người.
Người là thầy của tôi,
Tôi xin quy y Phật,
Quy y Pháp và Tăng.
Từ nay thôi giết hại,
Không lấy của không cho,
Không uống rượu, nói dối,
Chung thủy với vợ mình.
Vị trời, trước khi từ giã ngỏ ý khuyên bảo:
- Này Bà-la-môn, ông có nhiều của cải. Hãy đến đức Ðạo sư, cúng dường, nghe pháp và thưa hỏi.
Rồi biến mất.
Người Bà-la-môn lòng vui mừng hớn hở về nhà dặn vợ:
- Bà à! Tôi sẽ thỉnh Sa-môn Cồ-đàm đến nhà và thưa hỏi. Hãy chuẩn bị tiếp đón.
Ðoạn ông ta đi đến tịnh xá. Không lễ Phật và cũng chẳng bày tỏ sự vui mừng được gặp Ngài, ông đứng một bên thưa:
- Ngài Cồ-đàm, xin Ngài và chúng Tăng nhận lời thỉnh thọ trai tại nhà tôi hôm nay.
Ðức Ðạo sư nhận lời. Ông liền nhanh chóng trở về chuẩn bị tại nhà các thức ăn loại cứng và mềm.
Ðức Ðạo sư cùng chúng Tăng đến nhà ông, ngồi nơi chỗ đã dành sẵn, và được ông cung kính hầu hạ. Một đám đông không mời gọi đã tu tập không chậm trễ. Khi một ngoại đạo thỉnh Phật, sẽ có hai hạng người tụ đến. Những kẻ tà kiến sẽ tụ đến với ý nghĩ hôm nay chúng ta sẽ thấy Sa-môn Cồ-đàm bối rối vì những câu hỏi bủa vây. Còn những người chánh kiến sẽ nghĩ hôm nay chúng ta sẽ thấy oai lực và sự thù thắng của đức Phật.
Ðức Thế Tôn thọ thực xong, ông đến bên Ngài, ngồi xuống chỗ thấp và hỏi:
- Ngài Cồ-đàm, có ai được sanh thiên chẳng phải vì cúng dường Ngài hay xưng tán Ngài, cũng chẳng vì nghe pháp hay ăn chay, mà chỉ do một hành vi đầy lòng tín tâm?
- Này Bà-la-môn, tại sao ông hỏi Ta? Chẳng phải con trai ông Matthakundali đã nói cho ông nghe rằng anh ta được sanh thiên nhờ kính tin Ta sao?
- Hồi nào, Ngài Cồ-đàm?
- Chứ chẳng phải hôm nay ông đã đi đến bãi thiêu, và khi đang khóc lóc ông trông thấy một chàng trai cũng vật vã than khóc. Và ông đã chẳng hỏi:
Trang sức sang trọng, bông tai đeo vàng chói
Mang vòng hoa có khảm gỗ đàn hương.
Mang vòng hoa có khảm gỗ đàn hương.
Rồi đức Ðạo sư tiếp tục kể rõ ràng chi tiết cuộc đối đáp giữa hai cha con và trọn vẹn câu chuyện của Matthakundali.
Do đây mà đức Phật nói lên đoạn kinh:
- Này Bà-la-môn, chẳng phải là một trăm hay hai trăm, mà có vô số người do đặt niềm tin nơi Ta mà được sanh thiên.
Thấy đám đông chưa hết nghi ngờ, đấng Ðạo sư ra lệnh:
- Phạm thiên Matthakundali, hãy đến đây với lâu đài của ngươi!
Tức thì Matthakundali hiện ra, thân cao gần một dặm với nhiều đồ trang sức cõi trời. Từ lâu đài bước xuống, Phạm thiên đảnh lễ đức Ðạo sư rồi cung kính đứng một bên.
Ðức Phật hỏi:
- Ngươi đã tạo lập công đức gì mà được phước báo thế này?
Phạm thiên với dung nhan thù thắng.
Chiếu sáng bốn phương như sao trời,
Hỡi vị trời oai lực phi thường,
Sinh thời làm công đức gì thế?
Chiếu sáng bốn phương như sao trời,
Hỡi vị trời oai lực phi thường,
Sinh thời làm công đức gì thế?
Phật nói kệ xong, Phạm thiên đáp:
- Bạch Thế Tôn, con được phước báo thù thắng này do kính tin Ngài.
- Ngươi được phước báo sanh thiên nhờ kính tin Ta?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Ðám đông chiêm ngưỡng vị trờ và đồng vui mừng thốt lên:
- Oai lực của chư Phật thật là kỳ diệu! Con trai Ba-la-môn Adinnapubbaka được phước báo như thế này chỉ do kính tin Phật, chẳng phải do công đức nào khác!
Ðức Ðạo sư bèn thuyết giảng:
- Tâm ý là gốc của hành động, cả tốt lẫn xấu. Chính tâm ý điều khiển hành động. Bởi vì việc làm do lòng tin theo người đi trong nhơn thiên như bóng theo hình.
Ðấng Pháp Vương, như một vị vua đóng dấu ấn bằng con triện hoàng gia lên sắc dụ đã được niêm phong, tiếp tục đọc Pháp Cú sau:
(2) Ý dẫn đầu các Pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.
Subscribe to:
Posts (Atom)