CHÁNH NGỮ LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
Samyagvāk katamā? | सम्यग्वाक् कतमा ? Chánh ngữ là gì?
सम्यग्वाक् कतमा ? इह भिक्षवः पारुष्यानृत पैशुन्य संभिन्न प्रलाप वर्जिता अनमृतवाक् | इयमुच्यते सम्यग्वाक् ||
Samyagvāk katamā? iha bhikṣavaḥ pāruṣyānṛtapaiśunyasaṃbhinnapralāpavarjitā anamṛtavāk | iyamucyate samyagvāk ||
Paiśunya (पैशुन्य) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân paiśunya- (पैशुन्य-) ở dạng trung tính và có những nghĩa thông thường được biết như sau: vu khống, phỉ bang, tính ác, thâm hiểm, hiểm độc, ác tâm,tính chất đồi bại, tính chất độc ác, tính chất nguy hại, tính tinh quái, tính độc hại…
Paiśunya (पैशुन्य) cùng nghĩa với Paiśuna (पैशुन).
Paiśunya (पैशुन्य) + anṛta (अनृत) = Pāruṣyānṛta (पारुष्यानृत) (viết theo luật nối âm trong văn phạm tiếng Phạn : hai chữ a (अ) gần nhau đổi thành chữ ā (आ). a (अ)+ a (अ) = ā (आ)).
Saṃbhinna (संभिन्न) là chữ ghép từ: Saṃ (सं) + bhinna (भिन्न).
Saṃ (सं), Sam (सम्), Sām (साम्) là những cách viết khác nhau tùy theo cú pháp nối âm trong tiếng Phạn, nhưng chúng đều đồng nghĩa như nhau. Saṃ (सं) là tiếp đầu ngữ và cũng là thán từ. Nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: cùng nhau, lại với nhau, tiếp xúc với nhau, gắn với nhau, cùng một lúc, đồng thời, cũng như, liền, liên tục, không ngắt quãng…
Bhinna (भिन्न) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân bhinna - (भिन्न-) ở dạng trung tính và có những nghĩa thông thường được biết như sau:phá vỡ, khích động, bối rối, làm nứt, làm nẻ, chọc thủng, đục, khoét, giùi, bẻ gãy, làm gãy, tách, phân, chia rẽ, cắt, ngắt, làm đứt đoạn…
Bhinna (भिन्न) là quá khứ phân từ của Bhid (भिद्) và nó có gốc từ động từ căn √ bhid, (√ भिद्).
Saṃbhinna (संभिन्न) có nghĩa là: làm hoàn toàn phá vỡ, làm hoàn toàn xúc động, làm hoàn toàn bối rối hay khích động…
Pralāpa (प्रलाप) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân pralāpa- (प्रलाप-) ở dạng giống đực và có những nghĩa thông thường được biết như sau: lời than oán, lời nói ba hoa, lời nói hư dối…
Varjitā (वर्जिता) là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân varjitā (वर्जिता) ở dạng giống cái và có những nghĩa thông thường được biết như sau: bị đuổi, bị thải, bị loại trừ, không kể, tránh, bỏ, thiếu, không có…
Anamṛtavāk (अनमृतवाक्) là chữ ghép: Ana (अन) + mṛta (मृत) + vāk (वाक्).
Ana (अन) là tiếp đầu ngữ phủ định.
Mṛta (मृत) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân mṛta- (मृत-) ở dạng giống đực và có những nghĩa thông thường được biết như sau: kiệt sức, đuối sức, chết, đi khỏi, đi vắng, biến đi, biến mất, mất, thiêu huỷ, làm cho suy mòn…
Vāk (वाक्) là chủ cách số ít và hô cách của thân vāc- (वाच्-) trong bảng biến cách ở dạng giống cái và nó có những nghĩa thông thường được biết như sau: giọng nói, lời nói, âm thanh của động từ, ngôn ngữ, diễn văn, lời thánh thiện…
Iyamucyate (इयमुच्यते) là chữ ghép từ : iyam (इयम्) + ucyate (उच्यते).
Iyam (इयम्) là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân iyam- (इयम्-) ở dạng giống cái và có những nghĩa biết như sau: này, điều này, nó… Iyam (इयम्) cũng là đại từ chỉ định.
Ucyate (उच्यते) là động từ được chia ngôi thứ ba số ít của động từ vac (वच्) (viết từ động từ căn √vac, √ (वच्): nói, diễn đạt…) . Ucyate (उच्यते) có nghĩa: nó được nói là hay gọi là…
Bhikṣavaḥ (भिक्षवः) là chủ cách và hô cách số nhiều của thân bhikṣu- (भिक्षु-) trong bảng biến thân ở dạng giống đực. Bhikṣavaḥ (भिक्षवः) có nghĩa là các tỳ kheo … các tu sĩ nhà Phật, những người xuất gia đã thọ giới Cụ túc.
Phần tạm gom ý Việt của câu này:
सम्यग्वाक् कतमा ? इह भिक्षवः पारुष्यानृत पैशुन्य संभिन्न प्रलाप वर्जिता अनमृतवाक् | इयमुच्यते सम्यग्वाक् ||
Samyagvāk katamā? iha bhikṣavaḥ pāruṣyānṛta paiśunya saṃbhinna pralāpa varjitā anamṛtavāk | iyamucyate samyagvāk ||
Chánh ngữ là gì? Này các Thầy lời nói không làm cho suy mòn, không bị loại trừ, không làm hoàn toàn phá vỡ, không mang tính đồi bại, không mang tính độc ác, không mang tính nguy hại, không mang tính tinh quái, không mang những tính chất như là không trong sạch, không thuần khiết, không đúng, không thích hợp, không đúng đắn, không hài hoà, không thô bạo, không chối tai, không thô tục, không thô bỉ, không mang cử chỉ thô tục… những điều này tạm gọi là Chánh ngữ.
Chánh ngữ không phải là sự chỉ dẫn cho tất cả những điều tốt điều lành, nhưng không có Chánh ngữ thì tất cả những điều tốt điều lành KHÓ được nhận biết vì tâm tánh chúng sanh bảo thủ bởi cái Ngã từ vô lượng kiếp.
Gẫm cho kỹ lời của Đấng Đại Giác thì Chánh Ngữ chính là sự hài hoà Nội và Ngoại. (harmony with all external and internal elements/conditions). Như vậy dịch chữ Samyagvāk katamā là Chánh Ngữ thì e rằng gượng ép (contrive). Có chăng đó lời nói hài hoà đúng lúc đúng chỗ đúng thời có tính cảm hoá hơn là tranh luận hơn thua phải trái chăng ?
Đức Phật cũng có khi phải nói với một kẻ tâm bất thiện quấy rối: "Này kẻ vô giáo dục kia ơi..." có khác gì với câu nói bình dân: " Đồ Mất Dạy..." nhỉ ? Phải chăng Nói cách nào cho người nghe hiểu mà không có một Tâm mong cầu hoặc là có một chút Tư Ý (Ego) thì đó mới chính là mục tiêu của Samyagvāk katamā (tạm dịch là Chánh Ngữ) ?Tuệ Tâm 30-4-2018