Wednesday, January 3, 2018

LÀM SAO CHUYỂN HOÁ THAM ÁI (Bài 12 -cuối)

Thế thì Khát Ái cái gì đây ?

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Tham Ái luôn xuất hiện trong mỗi sinh hoạt của cuộc sống. Hãy tư duy sâu xa thêm một chút Bạn nhé.

Khi một đứa bé còn trong bào thai, nó trải nghiệm đủ các thứ thông tin từ người mẹ như thức ăn, thức uống, mùi vị và ngay cả những phản ứng hoá học sản xuất do bởi người mẹ trong đời sống hằng ngày. Số lượng thông tin khổng lồ này đăng ký vào cái não bộ của bào thai và ảnh hưởng đến cái tính chất và tư cách của nó khi nó sanh ra. Cho nên cũng không có gì lạ khi đứa bé có tính bạo động do sự ảnh hưởng của thời gian người mẹ mang thai. Thực ra, nó là hoá chất do sự tương tác giữa ngừoi mẹ và môi trường sinh sống. Các thói quen phản ứng của nó tạo nên một chu trình bản năng sinh hoạt đặc biệt. Điều này làm cho đứa bé có các cá tánh đặc biệt.

Khi nó được sanh ra, 5 căn của nó lại xúc chạm với môi trường liên tục đăng ký những thông tin đó vào cái não của nó. Từ đó bộ trí nhớ được tạo ra. Một số sản phẩm hoá chất mới theo đó được tạo thành. Tất cả những cái này thành lập ra một ký hiệu đặc thù của bản tánh, tư cách và chúng luôn thay đổi theo môi trường và thời gian. Những cái tham ái được ra như thế.

Thế thì bây giờ chúng là cái gì ?
-       Tham ái ngửi
-       Tham ái nhìn
-       Tham ái nếm mùi vị
-       Tham ái nghe
-       Tham ái xúc chạm
-       Và cuối cùng là tham ái suy tư

Đến giai đoạn này thì Bạn tự hiểu là Bạn chính là nạn nhân của tham ái do Bạn tạo ra hằng ngày thông qua 5 căn. Số lượng thông tin vô tận và không đếm nổi. Sau khi  giác ngộ, đức Phật nói trong mỗi giây não bộ chúng ta nhận được 176,460 tỷ thông tin. Không thể tưởng tượng nổi, phải thế không các Bạn. Những cái đó lại được lưu trữ trong não bộ của Bạn (cái Thức: cái nhớ). Mỗi cái tham ái lại thiết lập thêm ra những cái tham ái mới. Bạn đã tình nguyện đầu hàng bản thân cho cái tiến trình thông tin ý Thức vô tận này.

Có cách nào Bạn ngưng tiếp nhận thông tin mới để tiêu diệt những cái đang hiện diện hay không ? Có thể, nhưng với nhiều khó khăn. Bạn xử dụng 5 căn hằng ngày và ưa thich xử dụng chúng. Tham ái xây trên tham ái. Nhưng có cách thoát ra . Và đây là cách thoát ra nhé.

Đức Phật cho một ví dụ. Nếu có một con rắn chạy vào một ụ đất có 6 cái lỗ. Bằng cách nào Bạn có thể bắt con rắn này. Câu trả lời như sau: Bạn bít hết 5 cái lỗ kia và kiên nhẫn chờ ở cái lỗ thứ sáu. Khi con rắn chui ra thì Bạn chỉ cần bắt nó thôi. Đơn giản nhỉ. Nhưng Bạn phải có đủ thông minh và kiên nhẫn để làm được việc này. Chỉ cần Bạn sơ sẩy trong một tích tắc thôi, thì con rắn sẽ chuồn ra và trốn thoát.

Bây giờ thì Bạn có thể mường tượng ra là Bạn phải làm những cái gì chưa nhỉ ?

Cái Thức Khát Ái: Kẻ thù tồi nhất nhưng cũng là ngừoi bạn tốt nhất.

Đến giai đoạn này thì Bạn đã nhận thức được là cái nguyên nhân chính dẫn đến sinh tử là cái Thức Khát Ái. Đơn giản hoá là Bạn bị tái sinh và tái sinh chỉ vì Bạn tham ái và thoả thích để làm thế. Thử nghĩ xem, nếu Bạn rời một nơi mà Bạn chán, ghê tởm, và không còn muốn quay lại đó nữa, thì Bạn còn muốn về nơi đó sống hay không ? Dĩ nhiên câu trả lời là Không.

Cái Thức Tham Ái này đa phần dẫn Bạn đi tái sinh. Thức muốn nghe, thấy, ngửi, nếm, xúc chạm… thông qua 5 căn được bồi đắp tích luỹ nhiều lên trong mỗi tích tắc sẽ là nguồn năng lượng khổng lồ dẫn đường đến tái sanh. Ngừoi ta gọi nó là Nghiệp. Bạn tạo ra nó một cách vô thức, vô tình hay tình nguyện (vì thoả thích).

Trong một quan điểm Phật học thì tham ái chỉ là sự rung động của năng lượng cảm xúc (emotional reaction rnergy) . Bạn lại thoả thích với sự rung động này. Nó được đặt tên là Tanha (tham ái). Khi tham ái xuất hiện, Bạn yêu thich cái cơ thể của Bạn (Thân) và môi trường nó đang sinh hoạt. Bạn theo đó lại thoả thich với cái Thân đó (thân kiến) và dính mắc (clinging) chấp thủ (existence of I, Me, Mine) sự hiện hữu của nó.

Chỉ khi nào Bạn có thực sự quán xét cái tiến trình của Thức thì nó mới có thể bị chuyển hoá hay huỷ diệt.

Hãy lấy một thí dụ. Quán xét kỹ Tham Ái sự Nghe chỉ là cái tiến trình chuyển hoá thông tin của cái Nhĩ Thức (Cái Biết của cái Nghe). Không còn cái vui buồn theo cảm xúc do cái nghe nữa. Chẳng có cái Tôi, Ta nghe nữa.  Cũng như thế nếu Bạn quán xét nhận biết cái Nhãn Thức (Cái Biết của cái Thấy), Cái Biết của cái ngửi và vân vân..

Những cái này hoạt động tương tác và tăng lượng theo quy trình của chúng mà Bạn chẳng có thể can dự gì được trong đó. Chúng được gọi tên là Dhamma satipatthana and Dhamma Nupassana (Pháp Sanh và Pháp Diệt)

Từ đó một cái Thân phức tạp được thành hình, và Tham Ái cái thân đó cũng thành lập trên căn bản đó.
Khi Bạn đã quán triệt bản chất thực của cái Thức và sự hình thành cuả cái Thức Tham Ái thì chẳng còn cái gì để quán xét nữa. Chúng chỉ là sự chuyển hoá của năng lượng và chẳng có cái Tôi, Ta ở trong cái tiến tình đó.


Và Bạn đã kết thúc tiến trình huân tập quán xét để có một Tuệ Giác chính thống vững chắc.

No comments:

Post a Comment