Tuesday, October 17, 2017

Ứng dụng tâm lý học, giáo dục học vào can thiệp rối loạn phát triển“ của các trẻ Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ, Tăng Động Giảm Chú Ý... NGÔ NGỌC DIỆP


 Tham Luận của Thạc Sĩ NGÔ Ngọc Diệp, Lương y Tâm Lý Trị Liệu và Giảng Viên Tư Vấn Tâm Lý và Tâm Lý Trị Liệu Ứng Dụng 

Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế „Ứng dụng tâm lý học, giáo dục học vào can thiệp rối loạn phát triển“ của các trẻ Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ, Tăng Động Giảm Chú Ý... 

Kính thưa Quý Vị, 
Trước tiên, xin có đôi lời thưa gửi mong Quý vị cảm thông vì bài tham luận được chia sẻ sau đây dựa trên những cơ sở nhận thức: 
a. của một kỹ thuật gia công nghệ với nhận thức THỰC TIỄN, CHÍNH XÁC của nền kỹ thuật; 
b. của một kỹ thuật gia bước vào nền y học bổ sung và tâm lý học. Cho nên nền tảng tư duy của nó cũng trãi qua quá trình THỰC NGHIỆM tự bản thân, chứ không xuyên qua rừng lý thuyết cứng nhắc của nền y học, nhất là tâm lý học trị liệu; 
c. của một nhà phát minh Y Pháp mang tên „Năng Lượng tâm Thể Phản Chiếu Trên Mặt“, tiếng Đức là „Psychosomatische Energetische Reflexzonen Therapie am Gesicht“, viết tắt là „PERG®NGOs“. Y Pháp này đã được đăng ký và được Cục Bảo vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhận ngày 11.06.2012; 
d. của một Giảng Viên về Tư Vấn Tâm Lý và tâm Lý Trị Liệu Ứng Dụng của Đại Học Y Học Dân Tộc Đức cũng như Giảng Viên Y Pháp PERG®NGOs cũng tại đại học này; 
e. của một nhà phát minh người Việt Nam, muốn cống hiến Y Pháp này cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt để mang lại Sức Khoẻ và Hạnh Phúc cho Trẻ Em cho Đồng Bào cũng như làm cho đất nước Việt vang danh Thế Giới về Y Học lãnh vực tâm Lý Trị Liệu. Vì đây là một Y Pháp duy nhất do người Việt khai sáng và sự CHẨN – TRỊ - CHỮA TOÀN DIỆN cho cả ba bình diện: THÂN – TÂM LÝ – TÂM THỨC; 
f. của một người học tập, sinh sống và hành hoạt ở Đức gần 50 năm; đã hấp thụ được nền văn hoá, tư tưởng, công nghiệp, khoa học và y học – nhất là lãnh vực Tâm Lý Trị Liệu – của đất nước này. Nên quan điểm nhận thức chắc chắn bị ảnh hưởng ít nhiều của nước Đức. Đồng thời nước Đức ít ra cũng là CÁI NÔI của khoa tâm lý học và tâm lý trị liệu trên thế giới; 
g. chia sẽ và đóng góp thực tiễn qua kinh nghiệm lâm sàng từ 5 năm qua tại Đức dựa trên Y Lý, Y Thuật của Y Pháp PERG®NGOs cho Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế liên quan đến chủ đề „„Ứng dụng tâm lý học, giáo dục học vào can thiệp rối loạn phát triển“ (Giảng Viên và Huấn Luyện Viên cho trẻ tự kỷ và tăng động kém chú tâm trường trung học cấp I từ 2010 đến 2014) . . . 

Vì thế cho nên, bài tham luận này sẽ không đề cập nhiều đến lý thuyết, cũng như những con số …liên quan đến đề tài RỐI LOẠN PHÁT TRIỄN hay các PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU đương thời. Mà đặt trọng tâm vào việc chia sẻ giới thiệu Cơ Sở Y Lý của PERG đối với khái niệm „rối loạn phát triển“ và Y Thuật của nó cho việc „ứng dụng can thiệp“. 
Về kinh nghiệm lâm sàng của PERG®NGOs liên quan đế trẻ tự kỷ tại Hà Nội sẽ được bác sĩ Giang, học trò duy nhất của tôi hiện áp dụng y pháp PERG®NGos tại Việt nam, sẽ chia sẻ trong phần thuyết trình của cô trong Hội Thảo. 

A. Khái lược về chứng „Rối Loạn Phát Triển“ (Tự Kỷ) I. Khái niệm „Rối Loạn Phát Triển“ hay „Tự Kỷ“ Năm 1911, bác sĩ tâm thần người Thuỵ Sỹ tên Eugen Bleuler đã đưa vào khái niệm Autismus (tiếng Hy Lạp: autos = tự; imos = tình trạng). Theo ông, những người tự kỷ là người bị chứng tâm thần phân liệt (Schizophrenie), họ sống „rất ích kỷ“ và „tách rời xã hội“. Mãi đến năm 1943, nhà tâm thần học người Mỹ Leo Kanner mô tả Tự Kỷ như là một sự „rối loạn riêng biệt“ bắt đầu trong thời thơ ấu. Như vậy ông đã tách rời chứng tự kỷ ra khỏi chứng tâm thần phân liệt. Hình ảnh rối loạn được Kanner miêu tả mà ngày hôm nay được biết đến là „hội chứng trẻ con tự kỷ“ hay là „Hội Chứng Kanner“ và thường được dùng như một khái niệm chung là Tự Kỷ. Mãi đến thập niên 80, tự kỷ được công nhận là một một sự rối loạn riêng (Wiebke Raue, Onmeda, 17.03.2016) 

Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO đánh giá Hội Chứng Tự Kỷ là các rối loạn phát triển sâu đậm ở trẻ và có thể nhận biết được từ nhỏ. Những triệu chứng chính xác và ảnh hưởng của nó mạnh mẽ đến trẻ như thế nào thì rất sai khác. Căn cứ vào Hệ Thống Chẩn Đoán Phân Loại Quốc Tế ICD-10, bác sĩ và các nghiên cứu gia chia ra ba loại Tự Kỷ chính là: 
1. Trẻ thơ hay Kanner-Autismus; 
2. Hội chứng Asperger 
3. Tự Kỷ Không Điển Hình 

Trẻ Thơ Tự Kỷ có thể nhận biết đến 3 ba tuổi. Trên nguyên tắc nó liên quan đến THIỂU NÓI NĂNG và THIỂU NĂNG ĐỘNG và thường biểu hiện sự THIỂU NĂNG. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều. Còn chứng ASPERGER Tự Kỷ, thì không có những triệu chứng trên. Mãi sau BA tuổi, 
nó không biểu hiện qua sự chậm phát triển liên quan đến nói năng hoặc nhận thức, nhưng thường nhận thấy qua những CỬ CHỈ VỤNG VỀ hoặc ĐỊNH HƯỚNG KHÓ KHĂN. 
Cả hai hình thức Tự Kỷ kể trên có một điểm chung là, trẻ tự kỷ gặp KHÓ KHĂN TRONG SỰ GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI KHÁC và HỘI NHẬP XÃ HỘI. Có rất nhiều trẻ có xu hướng MẪU HÀNH VI RẬP KHUÔN, LẬP ĐI LẬP LẠI hoặc CHĂM CHÚ TẬP TRUNG VÀO MỘT TIẾT MỤC, SỞ THÍCH và SINH HOẠT NHẤT ĐỊNH nào đó. 
Tự Kỷ Không Điển Hình, sự phát triển chậm không biểu hiện cụ thể, mà chỉ qua vài triệu chứng điển hình. 
Thay vì xác định một tên chính xác, thì ngày nay người ta chỉ dùng một nhóm từ là „Rối Loạn Tự Kỷ Chung“ "Autismus-Spektrum-Störung" (ASS). Khái niệm này được dùng để nói rõ rằng, chứng Tự Kỷ có nhiều hình thức diễn tiến khác nhau, từ nhẹ đến nặng và sự chuyển tiếp giữa các trạng huống thường xuyên suốt, không ngăn ngại - giống như sự chuyển tiếp từ trẻ Không Tự Kỷ thành Tự Kỷ. (Daniel Zeibig) 

II. ICD-10 Kapitel V (F) và DSM 5 và hội chứng tự kỷ II.1. ICD-10 Kapitel V (F) Theo Bảng Quốc tế Phân Loại Rối Loạn Tâm Lý (International Classification of Mental Disorders) (3) gọi là ICD-10 Chương V – Hướng Dẫn Chẩn Đoán Lâm Sàng về RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN từ F80 đến F89 thì những rối loạn có những điểm chung như sau: 1. Bắt đầu từ trẻ thơ hoặc tuổi ấu thơ 2. Hạn chế hay chậm phát triển các chức năng nối kết chặt chẽ với sự chín mùi sinh hoá của hệ thống thần kinh trung ương, 3. Tiến trình liên tục khó nhận biết được sự thuyên giảm đặc thù của nhiều rối loạn tâm lý 

II.2. DCM 5 Phiên bản mới nhất của hệ thống định dạng tâm thần do Hội Tâm Thần Mỹ (American Psychiatric Association, viết tắt là APA) công bố và được sử dụng gọi là DSM -5 chỉ còn khái niệm „Rối Loạn Tự Kỷ Chung“ "Autismus-Spektrum-Störung" và như thế việc phân loại giữa Tự Kỷ Kanner, Asperger và Không Điển Hình qua đó đã kết thúc. 
DCM là chữ viết tắt của nhóm từ: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, tiếng Việt là “Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm lý“. Theo DCM, rối loạn tự kỷ chung ASS có những đặc điểm sau: 1. Kém nói chuyện và hoà nhập xã hội 2. Hành vi, sở thích và sinh hoạt bị hạn chế hay rập khuôn III. Nguyên nhân chứng tự kỷ. 
Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học và não bộ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ. Nhưng tựu chung có ba yếu tố chính gây rối loạn phát triển bởi di truyền 
(gen), rối nhiễu thần kinh (neuro) và sinh hoá não bộ (biologic). 

B. Một số „Phương PhápTrị Liệu“ đang áp dụng tại Đức. Cho đến nay, trẻ tự kỷ thời thơ ấu vẫn được xem là không thể điều trị được. Sự rối loạn dù được điều trị vẫn theo bệnh nhân suốt đời và hạn chế ít nhiều đặc biệt là cuộc sống xã hội của họ. Con đường dẫn đến việc trị liệu đối với Cha Mẹ và trị liệu viên đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiên nhẫn và gian khổ. Tại Đức có rất ít bệnh viện cung cấp việc điều trị đặc biệt. Thay vào đó, có hơn 50 trung tâm điều trị thuộc Liên Hội Tự Kỷ Đức (Bundesverband austismus Deutschland, tổ chức này là một hiệp hội có đăng ký hợp pháp „eingetragener Verein“ viết tắt là e.V.) (2) 

Phương pháp trị liệu tự kỷ nào thích ứng cho bệnh nhân tuỳ CƠ ĐỊA của từng cá nhân. Phướng sách luôn luôn hướng đến từng người bị tự kỷ và từng sự hạn chế của họ, tuy nhiên cũng tùy theo sức chịu đựng của họ. Tuy nhiên, việc điều trị người tự kỷ không nhắm đến mục đích chữa lành được! 
Việc điều trị tự kỷ nói chung theo đuổi nhiều mục tiêu: * hỗ trợ sự phát triễn bình thường cho người bệnh; * giúp đở và tác động họ trong việc tiếp xúc với người khác; * giải toả những hành vi cứng nhắc đã ăn sâu và rập khuôn (lập đi lập lại) * giúp đở gia đình của người tự kỷ 

Bốn mục tiêu trên cần được các nhà tâm thần, tâm lý trị liệu và các nhà sư phạm nhắm đến bằng nhiều phương pháp khác nhau. 
Sau đây là một vài phương pháp đang hiện hành tại Đức: 

1. Huấn luyện hành vi. Nền móng của sự trị liệu tự kỷ là huấn luyện hành vi, còn gọi là „hành vi liệu pháp“. Mục tiêu quan trọng của việc điều trị giúp đở trẻ tự kỷ thiết lập quan hệ và nói chuyện với người khác, bằng hình thức gọi là nguyên tắc „khen thưởng“. Nghĩa là, mỗi hành động trẻ thực hiện được sẽ được „khen thưởng“ để tăng tính tích cực của trẻ. Chẳng hạn trẻ tự kỷ có liên hệ làm quen với người lạ thì được thưởng một món đồ chơi bé thích hoặc bé được phép tự chọn một sinh hoạt bé thích. Ớ phương pháp này, cha mẹ cần phải hợp tác mật thiết với trị liệu viên để hổ trợ cho bé tại nhà và cải thiện mối liên hệ với bé. 

2. Những phương pháp bổ sung. 

2.1. Ngoài ra, những phương pháp bổ sung khác cũng được kết hợp để triển khai năng khiếu sáng tạo của trẻ tự kỷ như „âm nhạc“ hay „nghệ thuật“. Thú vật cũng có thể đưa vào sự trị liệu như „cưỡi ngựa“, „dẫn chó đi dạo“ v.v… Tuy nhiên, các cách này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học, nó chỉ có thích ứng cho từng trường hợp riêng lẽ chứ chưa có một kế hoạch điều trị đầy đủ. Việc áp dụng „vật lý trị liệu“ „ngôn ngữ trị liệu“ cũng có thể làm giảm đi những biểu hiện cứng nhắc hay rập khuôn của hành vi và rối loạn phát âm. Mặc khác, trẻ tự kỷ cũng có thể tiếp xúc và chơi với những đồ vật khác nhau theo để tập nhận biết cảm xúc. 

2.2. Một phương pháp hiện nay đang được áp dụng và gây nhiều tranh cãi nhất gọi là Applied Behavior Analysis , viết tắt là ABA (ứng dụng phân tích hành vi) do nhà tâm lý học Ole Ivaar Lovaas trong những thập niên 60 phát minh, lúc ông làm việc với trẻ tự kỷ. Ông quan tâm đến những thử nghiệm của nhà nghiên cứu hành vi Burrhus Skinner, chủ yếu ở thú vật cho thấy rằng một hành động co thể được thay đổi bằng cách „nhào nắn“ và „khen thưởng“. Có thể nói đây là một loại „phản xạ có điều kiện“, như con chó của Pawlow trước đây. Phương pháp này ban đầu rất cứng nhắc và bị lên tiếng chỉ trích nhiều, nhưng người ta vẫn tiếp tục triễn khai nó, vì nó có kết quả trong vài trường hợp khó khăn học tập của trẻ tự kỷ. 

2.3. TEACCH liệu pháp. TEACCH là chữ viết tắt của „Treatment and Education of Autistic and related Communication handicapped Children“ (Điều Trị và Hỗ Trợ Giáo Dục Trẻ Tự Kỷ và Trẻ Rối Loạn Truyền Thông Tương Tự) và là một dự án nghiên cứu của đại học North Carolina/USA tại Chapel Hill. Các trị liệu viên của Trung Tâm Điều Trị Tự Kỷ tại Hamburg đã áp dụng phương pháp này. Việc nói chuyện với trẻ tự kỷ đều thông qua những mẫu giấy có vẽ hình từng cử động hay ý nghĩ, cảm xúc... hay đồ vật. Trẻ tự kỷ diễn tả ý nghĩ, ý muốn của chúng qua những hình ảnh hay đồ vật ấy. (1) 3. Sự hợp tác của phụ huynh. Việc trị liệu tự kỷ có thành công hay không, không thể thiếu sự hợp tác tích cực của phụ huynh. Cha mẹ chỉ có thể giúp con trẻ tự kỷ của họ tốt đẹp, khi họ biết chấp nhận và hiểu biết sự rối loạn phát triển của đứa bé, vì nhiều phụ huynh cảm thấy chứng tự kỷ của con trẻ là một gánh nặng to lớn trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, phụ huynh cũng cần được thông tin rộng rãi về chứng rối loạn của con trẻ để họ ứng phó thích nghi và tốt hơn đối với hoàn cảnh. 4. Dược phẩm. 
Cho đến nay vẫn chưa có một loại dược phẩm nào có thể giúp chữa trị đích đáng những triệu chứng chính của sự rối loạn phát triển như: khó khăn trong việc hoà nhập xã hội và nói chuyện, ngôn ngữ cũng như hành vi rập khuôn và cứng nhắc. Vì thế, thuốc men chỉ được sử dụng để điều trị những triệu chứng đi kèm chứng rối loạn phát triển. Chẳng hạn như Neuroleptika Benzodiazepine giúp giảm thiểu những tình trạng căng thẳng tinh thần quá mạnh và hạn chế hành vi tự gây thương tích cho bản thân và có thể dẫn đến nguy hại cho người khác. Nhiều trẻ tự kỷ bị những cơn động kinh cũng cần điều trị bằng thuốc. (Wiebke Raue) 

Nhưng chỉ từ sau cấp tiểu học. Theo nữ nghiên cứu gia về tự kỷ, Luise Poustka, thuộc đại học Wien cho biết có khoảng 70 phần trăm trẻ tự kỷ bị những vấn đề tâm lý và hành vi. Thường là những triệu chứng sợ hãi, trầm cảm, rối loạn ngủ nghĩ, tăng động, hành vi ép buộc hay hung hăng và tự gây thương tích. Một hiệu chất có thể là „Oxytozin“. Chất hóc-môn này giúp làm tăng mối liên hệ và tin tưởng giữa con người với nhau. Có một số phụ huynh đã dùng loại Oxytozin xịt mủi cho con trẻ, mặc dù hiệu ứng và nguy hiểm của chất này vẫn chưa được kiểm tra nghiên cứu. Bà Poustka và nhóm của bà hiện đang nghiên cứu so sánh tính hiệu ứng của một nhóm trẻ bị tự kỷ từ 12 đến 18. Trước mỗi ca lâm sàng chúng được xịt Oxytozin vào mủi hay uống thuốc giả (Placebo). Các nghiên cứu gia mong đợi rằng, chất hóc-mon này sẽ làm tăng tác động hoà nhập với người khác của trẻ. (1) 

Tóm lại: Từ vài chục năm qua, đã có không biết bao nhiêu công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện để đề suất các phương pháp trị liệu. Nhưng các phương pháp này đến nay hầu như vẫn chưa được kiểm tra khoa học. „Mà mỗi viện hay nhà thương nhi đồng hoặc phòng mạch đều có những phương thức riêng của họ. Điều này rất khó khăn để tìm một tiêu chuẩn trị liệu thống nhất cho bác sĩ và và trị liệu viên. Những tiêu chuẩn này nhắm đến sự cải thiện các triệu chứng ở trẻ và từ đó có thể tìm ra một phương pháp thích hợp cho từng nhóm tuổi. Nhưng một cơ sở khoa học để phối hợp các phương pháp trị liệu vẫn còn „sơ sài“. Thậm chí, hiệu ứng của nó cũng vẫn chưa được các bệnh viện ở Đức kiểm tra“ (1) 

D. Y Lý PERG®NGOs 
I. Tư Tưởng Dẫn Đạo 
Mọi công trình nghiên cứu, xây dựng . . . khoa học, y khoa, văn hoá, giáo dục . . .đều có nền tảng từ Tư Tưởng Dẫn Đạo. Ví dụ Albert Einstein có Thuyết Tương Đối, cha đẻ trường phái thôi miên là Freud với thuyết „ức chế tình dục“ qua Libido, Newton với thuyết „Sức Hút Của Trái Đất“ v.v… 
Vì vậy cho nên tìm một phương pháp Ứng Dụng Tâm Lý Học, Giáo Dục Học cho đối tượng của nó là sự Can Thiệp Rối Loạn Phát Triển cũng cần phải có Tư Tưởng Làm Nền Tảng cho mọi sự triển khai. 
PERG quan niệm rằng, đối tượng chính của đề tài là sự RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN, nghĩa là sự Phát Triển bị XÁO TRỘN. Sự phát triển được hiểu là một TIẾN TRÌNH VẬN HÀNH NĂNG ĐỘNG LIÊN TỤC KHÔNG HỀ BỊ GIÁN ĐOẠN VÀ HẠN CHẾ BỞI THỜI GIAN HAY KHÔNG GIAN HOẶC BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CÁC ĐIỀU KIỆN TÂM HAY SINH LÝ. 
Câu hỏi được nêu ra là CÁI GÌ PHÁT TRIỂN? 
Đối với con người, thì đó là THÂN và TÂM. Có phải THÂN và TÂM PHÁT TRIỂN LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG NGHĨ CHĂNG? 
I.1. Thân Vật Lý. Theo thuyết Apoptos trong y học, cái gọi là „tế bào tự huỷ được lập trình“. Nghĩa là những tế bào mới được sanh sản quá nhiều trong giai đoạn tăng trưởng và sự khác biệt của các cơ phận nơi thân thể và chúng cạnh tranh với nhau để chỉ có một số hạn chế nào đó đóng góp cho sự tăng trưởng. Những tế bào không có khả năng này sẽ „tự huỷ“. Nhưng không đơn giản như thế: Chúng tự động kích hoạt gen tự huỷ và tự sát, để mang lợi lạc cho tổng thể. Chúng làm thế nào để ít gây thiệt hại nhất cho thân thể bằng cách 
hãm sự bùng nổ tiềm tàng có thể gây thiệt hại cho các tế bào khác và làm dẽ dàng cho sự dọn dẹp những rác tế bào bằng những tế bào đề kháng đặc biệt (4) Chúng ta còn biết rằng, trong từng tích tắc, có vô số tế bào mới sinh ra để tự chết đi và nhường „lối“ cho những tế bào có khả năng góp phần cho sự tăng trưởng một cá thể - nói khác đi là để „già“ rồi „chết“! Như vậy, cái THÂN vật lý của con người do „bốn chất“ hợp thành đó là: ĐẤT – NƯỚC – GIÓ – LỬA thay đổi trong từng sát-na, một thuật ngữ của nhà Phật, nghĩa là nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng! 
Như vậy, khi THÂN không được PHÁT TRIỂN theo TỰ NHIÊN thì sẽ bị RỐI LOẠN. Nghĩa là khi Thân có những hành vi lập đi lập lại, bất an v.v...- có thể là lời nói hay hành động – thì được xem là RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN nơi THÂN. Vì BẢN THỂ TỰ NHIÊN của nó là LUÔN THAY ĐỔI, không thể có SỰ LẬP LẠI LIÊN TỤC được! 
I.2. Về Tâm Thức. a. Xin đơn cử một ví dụ một „máy rô-bốt“. Máy rô-bốt (a) chỉ hoạt động nhờ „phần mềm“ (b) hay còn gọi là „lập trình“ được „cài“ vào đó. „Lập trình“ này phải có „ai đó“ (c) „thiết lập“ (d). Rô-bốt chỉ hoạt động (hay cử động) được khi bốn yếu tố a, b, c, d „hoàn hảo“. Khi rô-bốt có một hoạt động bất thường, ví dụ „lập đi lập lại“ hay „rập khuôn“ thì không phải do cái „thân“ của rô-bốt có vấn đề - nếu không phải do bộ phận bên ngoài có vấn đề - thì như vậy vì „lập trình“ ấy chưa được hoàn hảo (rối loạn) hoặc người viết ra lập trình ấy chưa khai sáng được vấn đề (rối loạn) - người ta thường nói đến khái niệm bị „error“. 
Ở con người cũng thế. Một hành vi, cử chỉ hay lời nói bị lập đi lập lại…có nghĩa là bị „rối loạn“ trong sự „làm mới“ thì TÁC NHÂN của nó không phải ở nơi hành vi hay lời nói, mà ở sự TÁC Ý của người ấy có vấn đề (rối loạn). TÁC Ý là „ý thức muốn hành động“. Hành động ở đây được hiểu không chỉ là những hành vi, mà còn là lời nói, nét mặt, ánh mắt v.v… Nghĩa là những Ý NGHĨ được THỂ HIỆN qua hành động hay lời nói. 
Nếu KHÔNG CÓ Ý (mệnh lệnh) thì KHÔNG THỂ BIỂU HIỆN ra bên ngoài qua HÀNH VI hay LỜI NÓI được (output)! Những Ý NGHĨ (thức) này từ đâu mà có? Nó là những thông tin được nhận từ BÊN NGOÀI vào hoặc từ những TƯ TƯỞNG bên trong (input) và được lưu giữa trong BỘ NHỚ (Memory) của não bộ. Nó chính là nội hàm của „lập trình“ được thu nhận từ SÁU CỬA: Mắt (hình sắc), Tai (âm thanh), Mủi (mùi), Lưỡi (vị), Thân (xúc chạm) và Ý (tư tưởng, suy nghĩ). Tuỳ theo SỰ Ý THỨC hay KHÔNG Ý THỨC lúc TIẾP và THU NHẬN các thông tin từ „sáu cửa“ này mà „cửa“ nào „mở rộng ra“ hay „khép chặt vào“ nhiều nhất! 
Nhưng „AI“ là người „mở“ hay „đóng“ sáu cảnh cửa này để „tiếp thu“ mọi thông tin từ NGOÀI vào và từ TRONG xuất phát rồi CHUYỂN những thông tin này thành HÀNH VI hay LỜI NÓI? 
Xin thưa, chính là cái BẢN NGÃ của họ! Nó CHÍNH là người „chủ động“ VIẾT phần mềm hay lập trình cho rô-bốt! Và cũng chính là chứng Tự Kỷ với cái tên của nó Austismus. b. Sáu cửa này là: Mắt – Tai – Mủi – Lưỡi – Thân và Ý Nghĩ (tư tưởng). Trong từng sát-na, sáu cơ quan này vận hành liên tục không ngừng nghĩ (dynamik) để TIẾP – THU – TRỮ những thông tin khi các cơ quan này TIẾP XÚC với đối tượng của nó. Như Mắt tiếp xúc với hình thể, màu sắc; Tai tiếp xúc với âm thanh; Mủi với mùi hương; Lưỡi với vị; Thân với sự va chạm; Ý tiếp xúc với từng chập suy nghĩ, tư tưởng… Cho dù những đối tượng của sáu cơ quan này được Tiếp – Thu – Nhận có Ý THỨC hay KHÔNG CÓ Ý THỨC (vô thức) thì những thông tin này cũng sẽ tạo ra một Neuron thần kinh trong vùng não trực thuộc. Và những nhánh của từng Neuron này sẽ tung ra tìm chổ kết nối với các Neuron khác. Tuỳ từng CẢM THỌ (vui, lạc – đau, khổ - trung tính, không vui không buồn) qua CẢM XÚC thì những Neuron này tiết ra chất dẫn truyền thần kinh để kích hoạt các tuyến hóc-môn điều khiển HÀNH VI. Và cũng từng sát-na thời gian ấy, có vô số INPUT có ý thức hay vô thức được sáu cơ quan này tiếp-nhận và lưu trữ trong kho chứa của não bộ. Những thông tin được CHỦ NHÂN (ngã, trẻ tự kỷ) thường xuyên kích hoạt, nó sẽ nằm bên trên và dễ dàng điều khiển hành vi – không qua sự TÁC Ý của chủ nhân! 
Theo PERG®NGOs, tình trạng này gọi là sự RỐI LOẠN TÂM THỨC. Rối loạn nghĩa là nó không được Ý THỨC DẪN ĐẠO, giống như tình trạng „error“ của chiếc rô-bốt bị „trục trặc lập trình“ vậy! Câu hỏi đặt ra ở đây là khi chiếc rô-bốt bị „trục trặc“, cũng như những hành vi „cứng nhắc“ hay rập khuôn“ của trẻ tự kỷ là vì cái „thân“ (rô-bốt) hay cái „tâm“ (lập trình) bị rối loạn? Nếu sự „trục trặc“ hay „rối loạn“ này là thân gây ra, thì có thể chỉnh sửa được. Khi „lập trình“ của „rô-bốt“ có vấn đề, thì người ta vẫn có thể điều chỉnh được. Nhưng khi cái „tâm“ của con người, trẻ tự kỷ, bị „rối loạn“ thì co thể „điều chỉnh“ được hay không? Thưa vẫn chỉnh sửa được! Bởi bản thể của Thân và Tâm VÔ THƯỜNG. Nghĩa là không thường hằng cố định vĩnh viễn, mà chuyển biến liên tục. 

III. Y Lý chủ đạo của y pháp PERG®NGOs 
Tính chất VÔ THƯỜNG của mọi hiện tượng (pháp) ví các pháp do NHÂN DUYÊN SANH, không tự nhiên hay độc lập mà có. Nên bản thể của các pháp cũng VÔ NGÃ. Nghĩa là không có cái THẬT NGÃ, mà cái NGÃ ấy do nhân duyên sanh nên cũng biến đổi liên tục. Lấy nguyên lý VÔ THƯỜNG này làm nền tảng không những chứng Tự Kỷ vẫn có thể điều trị và CHỮA LÀNH được, mà tất cả mọi bệnh khác cũng có thể được chữa lành. Nghĩa là chữa GỐC, chứ không chữa NGỌN. 
Cho nên, PERG®NGOs đã thiết lập cho y pháp của mình một cơ sở Y Lý để làm nền tảng nghiên cứu, tư duy và ứng dụng như sau: 
Ta ĐANG LÀ cái ta ĐÃ LÀ Ta SẼ LÀ cái ta ĐANG LÀM 

E. Y Thuật của PERG®NGOs Chúng tôi quan niệm rằng: a) mọi hiện tượng đều do TÂM THỨC chủ đạo; b) TÂM THỨC này cũng biến đổi liên tục (vô thường); c) thần kinh não bộ có đặc tính „PLASTIZITÄT“, chúng tôi gọi là „khả năng làm mới“, d) các triệu chứng của chứng rối loạn phát triển (tự kỷ) có TÁC NHÂN từ sự RỐI NHIỄU TÂM THỨC nên Y Pháp PERG®NGOs với nền tảng Y Lý Thực Tiễn của nó đã chế tác một số y thuật được áp dụng để hướng dẫn cho trẻ tự kỷ, rối loạn phát triển, rối nhiễu tâm trí, các triệu chứng phụ của tự kỷ như tăng động kém chú tâm, thiếu trí nhớ, động kinh, sợ hãi, rối loạn giác ngủ, hành vi hung hăng, rối loạn việc ăn uống, trầm cảm v.v…- tuỳ theo cơ địa cá nhân và lớp tuổi, như: * Hơi Thở Ý Thức (PERG - Mindfulness - Breath) * Hành Vi Ý Thức (PERG - Mindfulness - Behavior ) * Thể Dục Não Bộ (PERG - Brian-Fitnes) * Kích Hoạt Não Bộ Cài Lập Trình Chuyển Hoá Tư Duy (PERG - Brian-Stimulation) 
Bốn y thuật căn bản bên trên không những có hiệu ứng khả quan trong việc trị liệu các chứng rối loạn phát triển, các bệnh tâm lý và tâm thần mà còn được sử dụng cho việc phòng ngừa các triệu chứng của các chứng bệnh nêu trên. 

G. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ SÁNG LẬP GIA y pháp „P.E.R.G.® NGOs - "NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT.“ 
NGÔ Ngọc Diệp, sinh năm 1951 tại Mỹ Tho, Việt Nam. - Đến Đức du học năm 1969. - Thạc Sĩ Kỹ Sư Cơ Khí ngành Sản Suất và Kỹ Thuật Chế Tạo tại Hannover (1977). - Luật khoa (1989-1995). - Điều hành trưởng Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo tại CHLB Đức – trụ sở Chùa Viên Giác Hannover từ năm 1978. - Thông và Phiên dịch viên hữu thệ Việt – Đức (1989). - Kinh Doanh Nhà Hàng, Bếp Trưởng (1993-2003) - Giảng viên về thực tập Thiền, Hơi Thở, Nhận Biết Ý Thức, Khí Công và Phật Pháp Thực Dụng. Lương Y Tâm Lý Trị Liệu (2007). - Chuyên khoa (2009): Autogenes Training (Tự Kỷ Ám Thị); Progessive Muskelentspannung (Thư Giản Cơ Bắp); Hypnose (Thôi Miên); Psychosomatische Kinesiologie (Năng Lượng Cơ Bắp); Mentalfeldtherapie (Từ Lượng Liệu Pháp); EFT (Chuyển Hóa Tâm Lý Liệu Pháp); AD(H)S-Trainer und AD(H)S-Therapeut für Kinder, Jugendliche und Erwachsen (Huấn Luyện và Điều Trị Trẻ Em, Thanh Thiếu Niên và Người Lớn Bệnh Tăng Động Thiếu Tập Trung). Tác giả nhiều tác phẩm giá trị. - Hội viên chính thức „Hội Lương Y Độc Lập Đức“ (Verein für Unabhängige Heilpraktiker, viết tắt là VUH) và „Hội Tâm Lý Liệu Pháp Gia Độc Lập Đức“ (Verein für Freie Psychotherapeut, viết tắt là VFP) từ 2010 - Giảng Viên Trại Giáo Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp tại Nienburg (2010). - Giảng Viên và Huấn Luyện Viên trẻ tự kỷ và tăng động kém chú tâm tại trường trung học cấp I thành phố Hannover (2010 – 2014) - Sáng lập gia phương pháp P.E.R.G.®NGOs "NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ Liệu Pháp PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT“(2012). - Giảng viên Tâm Lý Học Ứng Dụng và Tư Vấn, liệu pháp PERG® NGOs tại Đại Học Y Học Dân Tộc Paracelsus Đức Quốc (2012). 

Tài liệu thảm khảo: 
(1) Bà Christine Freitag, bác sĩ tâm thần nhi đồng thuộc Y Viện Đại Học Frankfurt 
(2) Bà Nele Langosch, nữ tâm lý gia, bài đăng trên tạp chí „Não Bộ và Tâm Thức“ (Gehirn und Geist) số phát hành 12.2016 (3) DCM-5 và ICD-10 Kapitel V (F) của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế phát hành, phiên bản Đức ngữ 
(4) Bác sĩ Gian Domenico Borasio, “Về Sự Tử Vong” (Über das Sterben), nhà xuất bản C.H.Beck. 

(5) Trích tài liệu giáo khoa về thần kinh và tâm lý học.